Nơi xài tiền ‘khủng’, nơi bỏ dột nát
Từ trong đình nhìn thấy cả trời xanh “Ngửa mặt lên có thể thấy những mảng thủng lớn của mái ngói đình Đình Chu. Từ trong đình nhìn lên thấy cả trời xa…
Từ trong đình nhìn thấy cả trời xanh “Ngửa mặt lên có thể thấy những mảng thủng lớn của mái ngói đình Đình Chu. Từ trong đình nhìn lên thấy cả trời xa…
Sáng 8/11 vừa qua, Hội Kiến trúc sư Yên Bái đã tổ chức Đại hội lần thứ VI – Nhiệm kỳ (2014 – 2020). Tại Đại hội, BCH đương nhiệm đã báo cáo tình hình kiến trúc quy hoạch và hoạt động của Hội Kiến trúc sư Yên Bái nhiệm kỳ V (2010 – 2015). Đại hội cũng đã tiến hành bầu ra Ban chấp hành mới và đưa ra phương hướng hoạt động, nhiệm vụ nhiệm kỳ VI (2014 – 2020).
Những con phố chật hẹp… Những vỉa hè băm nát … Những khu biệt thự cổ cũng bị băm nát… Những không gian sinh hoạt chung hiếm hoi … Những nơi ở không khác gì ổ chuột … Những không gian kiến trúc đô thị bị ứ bẩn. Cùng Kienviet theo dõi chương trình đàm luận cùng với TS.KTS Ngô Doãn Đức- Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
Ngày 24.06.2014 chương trình làm việc ACA 16 – tại Kuala Lumpur, Malaysia đã chính thức bắt đầu bằng các cuộc họp của các Ban chuyên môn theo chương trình đã được ấn định của Hội đồng ARCASIA. Tham dự Hội nghị lần này có 23 đoàn từ 13 quốc gia, dẫn đầu đoàn Hội KTSVN là TS. KTS Ngô Doãn Đức cùng với 4 thành viên KTS và 8 Sinh viên kiến trúc.
Thực tế cho thấy, trong hệ thống đô thị Việt Nam, từ đô thị nhỏ tới đô thị lớn, phát triển thiếu kiểm soát đang trở thành xu hướng chung và nếu không sớm làm rõ những bất cập, chúng ta sẽ gặp nhiều vướng trở trong tương lai. Cần nhìn vào bản chất vấn đề để có những đánh giá khách quan, qua đó xây dựng kế hoạch phát triển đô thị phù hợp hơn.
Mấy ngày nay, dư luận bàn nhiều về việc Bộ GTVT đề xuất 3 phương án cầu cho tuyến đường sắt đô thị số 1 vượt sông Hồng, trong đó cân nhắc việc bảo tồn toàn bộ hay một phần cầu Long Biên cũ. Đã có những lo ngại, nếu ý tưởng này được hiện thực hóa, liệu có làm hỏng đi cây cầu - một trong những biểu tượng của Hà Nội.
Từ rất lâu, câu chuyện nhại cổ trong kiến trúc trở thành một vấn đề nhức nhối, tác động đến diện mạo của nhiều đô thị Việt Nam. Vậy nhưng, dường như "bàn tay" của nhà quản lý còn chưa với đến. Để làm rõ hơn câu chuyện xu hướng nhại cổ trong kiến trúc, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với KTS Ngô Doãn Đức - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
Trong các nhân tố làm thay đổi bộ mặt kiến trúc nông thôn nước ta, loại nhà chia lô (liền kề) xuất hiện gần đây đang có xu hướng phát triển ngày một nhanh và nhiều. Dù nằm trong phạm vi các thị tứ hoặc trải dài trên đường làng, bám theo các trục lộ giao thông… nhà chia lô ở nhiều vùng nông thôn đang là hiện tượng cần được xem xét, phân tích. Có thể thấy, nó là sản phẩm của quá trình nông thôn phát triển trong bối cảnh tự phát và tự cân đối, khi điều kiện sống và nhu cầu của người dân nông thôn ngày nay đã khác xưa. Do vậy, khi có người coi đây là một thảm họa, người lại cho rằng đó là một tất yếu cần có sự tiếp nhận và điều tiết.
Nhà chia lô nông thôn đã trở thành một vấn đề nóng. Có người nói đó là điều tất yếu, có người nói đó là xu thế. Vậy, nó là điều tất yếu hay là sản phẩm phát sinh cần giải quyết của quá trình đô thị hóa? Phải nhìn nhận một cách khách quan bởi tất cả mọi sự phát triển hiện nay vẫn còn rất thiếu sự điều tiết, thiếu quy hoạch, kế hoạch, định hướng. Cần hiểu rõ, nhà chia lô ở nông thôn là sự tự phát. Chúng ta thừa nhận để biết rằng nhà ở chia lô nông thôn hình thành cũng từ chính nhu cầu và xu hướng của cuộc sống chứ không hề vô lý.
Kiến trúc đô thị Hà Nội qua mỗi thời kỳ có một dấu ấn riêng. Từ khi đổi mới đến nay, bên cạnh những công trình mang tính thời đại thì sự phát triển ồ ạt của nhà ở do dân tự xây dựng đã khiến đô thị Hà Nội chuyển sang sự hỗn loạn bất quy tắc.