Hà Nội sẽ thí điểm mua lại biệt thự cổ để bảo tồn
Hà Nội cho biết sẽ xây dựng cơ chế thí điểm mua lại biệt thự cổ, thực hiện việc giải phóng mặt bằng tái định cư các hộ dân để bảo tồn, tôn tạo các biệ…
Hà Nội cho biết sẽ xây dựng cơ chế thí điểm mua lại biệt thự cổ, thực hiện việc giải phóng mặt bằng tái định cư các hộ dân để bảo tồn, tôn tạo các biệ…
Đây là chủ đề của Workshop quốc tế hiện đang diễn ra tại Hà Nội, do trường ĐH Xây Dựng kết hợp với trường ĐH Phranakhon Rajabhat (Thái Lan) tổ chức. N…
Những ngôi làng Việt đang biến đổi sâu sắc, cả về hình thức và bản chất dẫn đến nhiều hệ lụy khiến không ít người già chẳng còn nhận ra chính làng mình.
Hưởng ứng cuộc thi Kiến trúc xanh – Spec go green 2014 do Hội Kiến trúc sư Việt Nam phối hợp cùng Sơn SPEC – Công ty 4 Oranges và Kienviet.net tổ chức. Vượt qua 86 đồ án của các bạn sinh viên đến từ nhiều trường Đại học trên cả nước, đồ án “Trả lại màu xanh cho làng Triều Khúc” của nhóm sinh viên Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Trần Đình Luân, Trương Văn Thịnh - Trường ĐH Phương Đông đã xuất sắc giành giải nhất hạng mục đồ án sinh viên kiến trúc.
Shirakawago ở tỉnh miền trung Gifu là một trong hai ngôi làng cổ độc đáo nhất Nhật Bản. Làng được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1995. Với kiến trúc nhà tranh mái dốc kiểu chắp bàn tay Gassho zukuri, được ví như những mái nhà cầu nguyện, làng có 114 ngôi nhà cổ, ngôi nhà cổ nhất của làng có tuổi đời hơn 400 năm.
“Nhìn chung các cung điện ở Huế không đạt độ tinh xảo, chi tiết như những ngôi nhà rường ở Hội Kỳ!”. Nhận xét đó của ông Kitani Kenta đến từ Viện Di sản thế giới của UNESCO, Đại học Waseda, Nhật Bản đã thôi thúc chúng tôi về ngôi làng cổ bên dòng sông Ô Lâu (xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị).
Vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, với tư cách chủ tịch hội kiến trúc sư Hà Tây, tôi được tham gia là thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Ngày ra mắt ủy ban hôm đó, ngồi ở một hàng ghế, bên tay trái tôi nhà văn Phượng Vũ, giám đốc sở văn hóa Thông tin, phía phải là nhà báo Đắc Hữu Tổng biên tập báo Hà Tây. Nhà văn Phượng Vũ dúi vào tay tôi cuốn tạp chí Sông Hương và khẽ khàng: “Cậu đọc đi!”. Tôi vội cầm lấy và mở đúng vào vị trí bài anh giới thiệu câu chuyện “Năm người cùng tuổi”. Tôi cùng nhà báo Đắc Hữu đọc nghiến ngấu. Bây giờ nhà văn Phượng Vũ đã đi xa, câu chuyện của 5 người cùng tuổi cũng đã đi vào quá khứ. Được biết hậu câu chuyện ấy còn có cả dư âm bi hài nên chẳng ai nhắc lại làm gì.
Năm 2013, toàn Hà Nội có khoảng trên 60 làng được đề xuất đưa vào danh mục để nghiên cứu, lựa chọn là làng cổ. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc bảo tồn làng cổ hiện nay ở Hà Nội còn thiếu tính khả thi, nhiều tinh hoa đang dần bị mất đi vì chúng ta không đặt mọi thứ trong tính khả thi mà bảo tồn một cách tràn lan. Vì vậy, Hà Nội nên giảm bớt số lượng bảo tồn để gìn giữ, duy trì cho được “những gì thực sự là tinh hoa của giống nòi”.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng cổ Hà Nội đang trở nên cấp bách và đòi hỏi các cơ quan chức năng vào cuộc, bởi thực trạng phai nhạt bản sắc, mai một các giá trị văn hóa diễn ra ngày càng gay gắt. Trong đó, sự phá vỡ cảnh quan, không gian, kiến trúc truyền thống và đặc trưng… là những điều dễ nhận thấy nhưng dường như đang bị bỏ qua?
Kiến tạo nên một không gian quần cư có chất lượng cao luôn là một ước muốn đặt ra khi con người chọn địa điểm sinh sống. Khi ở làng, người Việt muốn cá…
Cự Đà - cách trung tâm Hà Nội chừng 20 km - là một ngôi làng cổ kỳ lạ. Từ lai lịch, phong cách kiến trúc độc nhất vô nhị đến nếp sống rất “làng” nhưng đầy chất phong lưu
Hà Nội vốn nổi tiếng với những ngôi làng cổ, bao gồm nhiều cộng đồng dân cư hoàn thiện, là một đơn vị hành chính, có hương ước riêng và mang màu sắc cộng đồng dân cư Việt. Những ngôi làng, với cổng làng rêu phong, nhuốm màu thời gian đang mất dần, kiến trúc nông thôn bị phá vỡ.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, xây dựng phương án, ngày 20/6, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức thuyết …
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị vừa xin lỗi về việc chậm giải quyết bức xúc của người dân trong vụ việc Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) xin trả lại danh hiệu làng cổ. Việc lãnh đạo thành phố hứa sẽ giải quyết những bất cập trong việc bảo tồn làng cổ Đường Lâm có phải là tín hiệu tốt trong bối cảnh nhiều kiến trúc cổ đang có nguy cơ biến mất? Ông Ngô Doãn Đức, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, thẳng thắn trao đổi với PV Báo SGGP xung quanh vấn đề này.
Thoát Paris. Chạy trốn Thủ đô lấp lóa những mỹ từ hoa ngọc. Mỗi ngày là ràng buộc những đua chen. Nhiễu xạ di động người xe, điện thoại và máy tính…Bảo tàng, thư viện cũng ngột ngạt chớp giật trong ống kính sống của những linh hồn. Mọi cố gắng để có cảm xúc yên bình thành tê liệt. Tôi đi.
Trong các nhân tố làm thay đổi bộ mặt kiến trúc nông thôn nước ta, loại nhà chia lô (liền kề) xuất hiện gần đây đang có xu hướng phát triển ngày một nhanh và nhiều. Dù nằm trong phạm vi các thị tứ hoặc trải dài trên đường làng, bám theo các trục lộ giao thông… nhà chia lô ở nhiều vùng nông thôn đang là hiện tượng cần được xem xét, phân tích. Có thể thấy, nó là sản phẩm của quá trình nông thôn phát triển trong bối cảnh tự phát và tự cân đối, khi điều kiện sống và nhu cầu của người dân nông thôn ngày nay đã khác xưa. Do vậy, khi có người coi đây là một thảm họa, người lại cho rằng đó là một tất yếu cần có sự tiếp nhận và điều tiết.
Fenghuang (Phượng Hoàng) là tên một cổ trấn khá đẹp của Trung Quốc nằm tại huyện Phượng Hoàng, Châu tự trị người Thổ Gia, người Miêu Tương Tây ở phía tây tỉnh Hunam (Hồ Nam) – TQ. Nó cách Cát Thủ (吉首) khoảng 53 km, cách địa cấp thị Hoài Hóa khoảng 92 km và cách địa cấp thị Trương Gia Giới khoảng 280 km.
Làng dệt lụa Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam cách xa Hà Nội chưa đầy 60 km đường bộ, về phía Nam. Làng có vị trí nằm sát triền đê sông Hồng màu mỡ phù sa và thuộc vùng chiêm trũng của đồng bằng Bắc bộ, địa hình tự nhiên vốn lắm hồ nhiều ao và những gò đất nổi…
Chúng ta đã thấy sự phá sản văn hóa, hay nói mỹ miều hơn là chuyển đổi văn hóa diễn ra ở Huế, Hội An, Hà Nội, Phố Hiến (Hưng Yên) trong đó người dân không giữ nổi lòng tự hào về ngôi nhà truyền thống. Những ngôi nhà cổ biến đổi tuy chậm nhưng dần dần và bị chèn vào bởi những ngôi nhà mới, cao tầng.
Cơn lốc đô thị hóa không chỉ tạo ra sự phát triển kinh tế, cải thiện đời sống con người mà còn có những mặt trái của nó. Những làng cổ trên địa bàn Hà Nội hiện đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Nếu không "tính sớm”, những ngôi làng cổ, nhà cổ ở Hà Nội sẽ dần lùi vào dĩ vãng.