Một vài đặc điểm kiến trúc chùa ở Nghệ An
Năm 1972, lần đầu tiên các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện và khai quật di chỉ khảo cổ học làng Vạc (thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An), thu được nhiều hiện vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn. Từ đó đến nay, trải qua 5 lần khai quật (vào các năm 1972, 1973, 1980, 1990, 1991), chúng ta đã tìm được ở làng Vạc nhiều hiện vật bằng gốm, bằng đồng, kể cả trống đồng với niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm. Điều đó cho thấy, Làng Vạc vừa là một di chỉ cư trú, một trung tâm luyện đồng, vừa là một khu mộ táng lớn của cư dân văn hoá Đông Sơn và những cổ vật thu được đã chứng minh làng Vạc là đại diện tiêu biểu cho nền văn hóa Đông Sơn trên lưu vực sông Cả. Như vậy, từ 2.000 năm trước, vùng đất này đã là nơi quần tụ của người Việt cổ và là nơi phát triển rực rỡ của nền văn hoá Đông Sơn…