Đường sắt đô thị phải tạo động lực phát triển
Hiện, Hà Nội đầu tư 3 tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) với gần 5 tỷ USD (hơn 110.000 tỷ đồng). Các tuyến ĐSĐT này phải đặt ra mục tiêu làm lợi cho Hà Nội …
Hiện, Hà Nội đầu tư 3 tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) với gần 5 tỷ USD (hơn 110.000 tỷ đồng). Các tuyến ĐSĐT này phải đặt ra mục tiêu làm lợi cho Hà Nội …
Việc quy hoạch xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội đến năm 2030 đã mở ra một bước phát triển mới của giao thông thủ đô. Song với 8 tuyến đường sắt…
Hệ thống ĐSĐT Hà Nội được ra đời trong bối cảnh không có nhiều chuẩn bị về quỹ đất cũng như ý thức kiểm soát phát triển nhằm tạo kết nối hiệu quả giữa hệ thống các nhà ga với các trung tâm tập trung người trong đô thị. Như là giải pháp tình thế, các tuyến ĐSĐT và nhà ga được hoạch định vào giữa các trục đường chính hoặc đi ngầm do không có quỹ đất và quy hoạch từ trước. Đã có không ít lời kêu gọi phát triển ĐSĐT kết hợp cải tạo tái cấu trúc đô thị, nhưng hiện chưa có áp lực nào buộc các dự án ĐSĐT phải đảm bảo kết nối hiệu quả với đô thị.
Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ hình thành 8 tuyến đường sắt đô thị. Bỏ qua những tranh luận về công nghệ, những câu chuyện lợi ích tủn mủn về máy móc, đầu kéo…, việc tìm ra bài toán gắn kết những tuyến đường sắt với đô thị hai bên tuyến đường sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn, biến các tuyến đường sắt trở thành động lực thực sự cho phát triển đô thị.
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Yên Nghĩa dự kiến sẽ hoàn thành cuối năm 2014 và đưa vào khai thác sử dụng trong quý II, năm 2015.