Chuyên gia về carbon Amy Leedham chia sẻ trong buổi phỏng vấn về “Sự phát triển của ngành Công nghiệp gỗ”, cho rằng gỗ khối không hề có hàm lượng carbon thấp như chúng ta vẫn tưởng. 

Leedham, trưởng nhóm kiểm soát carbon tại công ty tư vấn kỹ thuật Atelier Ten, cho biết: “Chúng tôi đang đơn giản hóa và tái tạo lại gỗ khối. Các phương tiện truyền thông đều cho rằng gỗ có lượng carbon thấp hơn đáng kể so với thép hoặc bê tông. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy”.

kienviet amy leedham noi cac toa nha bang go khoi co the thai ra luong khi carbon rat cao 1
Amy Leedham là chuyên gia về carbon tại Atelier Ten, một công ty tạo nên các tòa nhà bằng gỗ khối bao gồm Tòa nhà Thiết kế John W Olver, được thiết kế bởi Leers Weinzapfel

Gỗ khối là thuật ngữ chỉ các sản phẩm từ gỗ kỹ thuật với cấu trúc chắc chắn, bao gồm các lớp gỗ liên kết với nhau.

Nó ngày càng được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng bởi người ta cho rằng gỗ có khả năng cô lập carbon, điều đó nghĩa là gỗ có lượng carbon thải ra thấp hơn so với bê tông và thép.

Tuy nhiên, theo Leedham, nhiều người lầm tưởng rằng gỗ trung hòa carbon, nghĩa là “các tòa nhà gỗ khối đều trung hòa carbon”, bởi lượng carbon được lưu trữ sẽ bù vào lượng khí thải.

Những yếu tố quan trọng cần được xem xét 

Bà nói: “Vật liệu gỗ khối là một yếu tố quan trọng giúp trung hòa carbon, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều yếu tố quan trọng khác cần được xem xét. Nếu không xét tới những khía cạnh này, thì lượng carbon thải ra của các tòa nhà gỗ khối sẽ cao hơn rất nhiều so với các tòa nhà bê tông. Chúng tôi đã thực hiện một vài dự án bê tông với những nhà cung cấp tập trung tối ưu lượng khí thải từ hỗn hợp bê tông, những dự án này có lượng khí thải carbon khá thấp”.

kienviet amy leedham noi cac toa nha bang go khoi co the thai ra luong khi carbon rat cao 2
Lever Architecture và Atelier Ten đang triển khai mở rộng khối lượng gỗ tại Bảo tàng Nghệ thuật Portland Maine.

Carbon có thể được trung hòa khi carbon dioxide không thải ra ngoài khí quyển trong quá trình tái tạo và vận hành công trình, chẳng hạn như tòa nhà. Điều này có thể góp phần giảm thiểu chất thải ban đầu.

Giả sử, gỗ khối có thể thải được carbon thông qua cô lập carbon thì chúng ta có thể bỏ qua một vài yếu tố như lượng khí thải của các vật liệu khác được sử dụng để xây dựng các tòa nhà bằng gỗ, bao gồm lớp hoàn thiện bên ngoài nội thất.

Leedham nói: “Các tòa nhà bằng gỗ khối được trộn rất nhiều vật liệu khác bên trong, đặc biệt là những tòa nhà cao tầng”.

Ngoài ra, lượng khí carbon của gỗ khối có thể ảnh hưởng bởi cách thức và địa điểm vận chuyển của gỗ, cũng như tình trạng gỗ sau khi không còn giá trị sử dụng. Nếu gỗ thừa được sử dụng trong xây dựng tòa nhà được lưu trữ ở bãi rác, nó sẽ bị đốt cháy hoặc phân hủy, khi đó carbon mà chúng cô lập trước đó sẽ được giải phóng ra khí quyển và gây ô nhiễm môi trường. 

Mức độ đào thải carbon của vật liệu sẽ chỉ được kiểm soát trong thời gian xây dựng 

Leedham giải thích: “Các hoạt động lâm nghiệp rất quan trọng trong quá trình cô lập carbon của gỗ khối, cũng như quá trình xử lý sau khi sử dụng”.

Nhà thiết kế và kiến trúc sư chỉ có thể kiểm soát những điều đó tại thời điểm tòa nhà được xây dựng. Họ có thể tối ưu vật liệu cho tới trước khi hết tuổi thọ của vật liệu, tuy nhiên sau đó họ không thể chắc chắn được điều gì sẽ xảy ra.

Hiện tượng bỏ qua những khía cạnh quan trọng khác đã xuất hiện trong bài luận về gỗ kỹ thuật của Leedham cùng với studio Lever Architecture của Hoa Kỳ. 

Bài luận đã chỉ rõ những quan niệm sai lầm về gỗ khối được lưu truyền trong ngành, cũng như sự thật về loại vật liệu này, đồng thời khuyến khích sử dụng vật liệu một cách có trách nhiệm trong kiến trúc.

Bà nói: “Gỗ khối là một vật liệu quan trọng đóng góp vào một ngành xây dựng ít carbon. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là đó phải được sử dụng đúng cách. Nếu không, nó sẽ gây nên nhiều hậu quả khó lường hơn”.

Bên cạnh những hiểu lầm về gỗ khối và tính trung hòa của carbon, bài luận còn chỉ ra lỗi sai trong nhận định rằng “tất cả gỗ khối đều tốt”, hay là “gỗ bền vững hơn bê tông” và “các tòa nhà bằng gỗ thực sự hấp thụ carbon”.

Đồng tác giả Jonathan Heppner, chủ tịch của Lever Architecture cho biết các tác giả đã nghe thấy những ý kiến này trong các cuộc thảo luận về dự án riêng của họ, cũng như tại các sự kiện trong ngành. 

Giả thuyết sai lầm phổ biến 

Heppner nói: “Những lầm tưởng này xuất hiện rất thường xuyên khi các chuyên gia kiến trúc và kỹ thuật họp lại thảo luận về xây dựng và mua sắm vật liệu dự án xây dựng, sản xuất hay trung tâm thương mại. Tôi đã nghe rất nhiều ở các hội nghị chuyên đề, triển lãm thương mại hay bài giảng liên quan tới việc kết hợp và phát triển hệ thống khai thác gỗ đang được thảo luận”.

Cả ông và Leedham đều hy vọng tác phẩm của họ sẽ đóng góp vào những góc nhìn từ ngành công nghiệp gỗ đại trà, đồng thời ủng hộ sự đổi mới hiệu quả trong thiết kế không gian.

Trong các bài luận, các tác giả đã đưa ra cách để ngành công nghiệp gỗ có thể chống lại những lầm tưởng này, chẳng hạn như khuyến khích các kiến trúc sư tìm kiếm nguồn cung ứng có tâm, cũng như khuyến khích ngành gỗ quản lý rừng bền vững và nâng cao hiểu biết về tính trung hòa carbon của người sử dụng.

kienviet amy leedham noi cac toa nha bang go khoi co the thai ra luong khi carbon rat cao 3
Leedham tin rằng gỗ, thép và bê tông đều có vai trò quan trọng trong tương lai của ngành kiến trúc

Leedham cho biết tất cả các giải pháp này có thể được hỗ trợ bằng việc triển khai thuế carbon trên toàn thế giới đối với các dự án xây dựng, và yêu cầu thanh toán cho lượng khí thải nhà kính do các bộ phận của tòa nhà thải ra.

Bà nói, các giải pháp này không chỉ giúp gỗ khối được tiêu thụ một cách có trách nhiệm mà còn khuyến khích các hoạt động bền vững khi sử dụng các vật liệu như bê tông và thép.

Gỗ không phải là vật liệu chủ yếu 

Đây là điều đặc biệt quan trọng, bởi bê tông và thép sẽ vẫn là vật liệu cốt yếu trong tương lai của kiến trúc.

Leedham nói: “Thực tế, chúng ta cần tất cả các loại vật liệu. Gỗ khối chỉ là một trong số đó. Tôi không nghĩ nó sẽ thống trị ngành công nghiệp, chỉ vì nhu cầu xây dựng đang tăng cao. Chúng tôi thực sự cần các ngành công nghiệp thép và bê tông, đồng thời tập trung vào việc giảm lượng khí thải, bởi đây là ba vật liệu kết cấu chính”.

Đây cũng là quan điểm của chuyên gia vật liệu xây dựng Benjamin Kromoser. Ông cho biết: “Gỗ là một nguồn tài nguyên hạn chế. Chúng ta phải cân bằng giữa mức độ tiêu thụ để xây dựng công trình và thời gian để nó phát triển trở lại”. 

Biên dịch: Quỳnh Anh | Nguồn: Dezeen.com

XEM THÊM: 

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
hoithao PCCC IBST(1)
Hội thảo “Kinh nghiệm thiết kế, vật liệu, công nghệ trong Phòng cháy chữa cháy

Hội thảo "Kinh nghiệm thiết kế, vật liệu, công nghệ trong Phòng cháy chữa cháy đối với nhà cao tầng" Read more

Đa dạng vật liệu chống nóng

Nhằm đáp ứng nhu cầu giảm nhiệt cho ngôi nhà trong mùa hè nóng nực nhiều chủng loại vật liệu Read more

Gạch sinh thái đoạt giải thưởng 2010 Metropolis Next Generation Design Prize

Một giáo sư kiến trúc người Mỹ, Ginger Krieg Dosier, 32 tuổi, giáo viên trợ giảng ngành kiến trúc tại Read more

Đồ gỗ Việt Nam vào Mỹ không vướng luật Lacey

Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores), sau hơn một tháng luật Lacey (Luật khai báo nguồn Read more

5098
Dinh thự Tinh khôi với vật liệu kính

Dinh thự “tinh khôi” và nổi bật giữa màu xanh của cây cối. Những chiếc cột lớn kết nối từ Read more

15 dool 20101115 th9 1
Những thang máy ấn tượng nhất thế giới

Thang máy chỉ có một nhiệm vụ đơn giản: đưa mọi người lên xuống các tầng an toàn. Nhưng không Read more