Nhân kỷ niệm Ngày Kiến trúc Việt Nam (27/4) và 75 năm thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam, sáng 22/4 tại Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt (Gia Lâm, Hà Nội), Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức Hội thảo “Vai trò kiến trúc trong phát triển bền vững Văn hóa – Kinh tế – Xã hội. 

Đây là dịp để cùng nhìn lại những đóng góp của kiến trúc trong các lĩnh vực. Đồng thời, Hội thảo là hoạt động chuyên môn ý nghĩa để các chuyên gia cùng đề xuất định hướng mới nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Hội KTS và lĩnh vực kiến trúc trong sự nghiệp phát triển của đất nước – Hướng tới thực hiện các định hướng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước từ Hội nghị văn hoá toàn quốc 2022, đặt kiến trúc trong bối cảnh nền kinh tế chuyển dịch theo hướng chú trọng công nghệ, sáng tạo, và bối cảnh xã hội đương đại với những mục tiêu toàn cầu hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Hội thảo có sự tham dự: về phía Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành và các Hội Trung Ương: Ông Nguyễn Tường Văn – Thứ trưởng bộ Xây dựng; Bà Trần Thị Phương Lan – Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa – Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương; Ông Dương Trung Quốc – Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; TS. Đặng Việt Dũng – Chủ tịch Tổng hội XD Việt Nam; về phía Hội KTS Việt Nam: TS KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch hội KTS Việt Nam và các Lãnh đạo Hội KTS Việt Nam, đại diện các đơn vị vật liệu, cơ quan truyền thông báo chí cùng hơn 200 KTS tham gia trực tiếp và gần 500 KTS tham dự trực tuyến qua nền tảng Zoom.

Phát biểu khai mạc và đưa ra tham luận về Vai trò của Kiến trúc với phát triển bền vững đất nước, TS.KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội KTS Việt Nam nhận định: “Với một đất nước nơi mà văn hóa ngay từ đầu đã được khẳng định “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, “vừa là nền tảng tinh thần, vừa là động lực phát triển xã hội”, Kiến trúc – một lĩnh vực quan trọng của văn hóa luôn đóng vai trò cần thiết và quan trọng. Kiến trúc còn là một ngành khoa học kỹ thuật không thể thiếu trong nền tảng hạ tầng phát triển của mọi xã hội. Các thế hệ kiến trúc sư Việt Nam luôn ý thức và hành động vì điều đó. Việc xác định đúng vai trò trong cộng đồng dân tộc vì sự phát triển đất nước luôn là mục tiêu và động lực của nền kiến trúc và người làm kiến trúc Việt Nam”. 

kienviet Hoi thao Vai tro kien truc trong phat trien ben vung Van hoa Kinh te Xa hoi 1 2 1 scaled
TS.KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội KTS Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Tiếp nối phần đề dẫn của TS.KTS. Phan Đăng Sơn, buổi tọa đàm tập trung tham luận với 4 chủ đề: Giải mã gen Văn hoá Kiến trúc Việt Nam của KTS Hoàng Thúc Hào – Phó chủ tịch Hội KTS Việt Nam; Bối cảnh và đặc điểm kiến trúc hiện đại miền Nam giai đoạn 1954-1986 của TS. KTS Phạm Phú Cường – Phó Chủ tịch Hội KTS TP Hồ Chí Minh; Những công trình đồng hành cùng cộng đồng kiến trúc Việt của GS.KTS Nicolaus Goetze (CHLB Đức); Kiến trúc vị dân sinh và triết lý người làm nghề của KTS Đoàn Thanh Hà (H&P Architect). 

Nhằm giải mã gen Văn hoá Kiến trúc Việt Nam, KTS Hoàng Thúc Hào – Phó Chủ tịch Hội KTS Việt Nam cùng cộng sự đã thực hiện khảo sát để đề xuất một hệ thống khái niệm làm nền tảng khảo sát văn hoá kiến trúc, các yếu tố hình thành, các phần từ cơ bản hình thành bộ gen kiến trúc, tính di truyền và tính biến dị theo hệ thống khái niệm văn hoá. Từ đó có đề xuất vai trò các bên trong việc định hình bộ gen có ý nghĩa tích cực trong tương lai.

Trong tham luận, KTS Hoàng Thúc Hào nhận định: “Có bốn yếu tố cơ bản tác động đến văn hóa ở: Điều kiện địa hình: Địa điểm xây dựng bằng phẳng (thuận lợi) hoặc không bằng phẳng (bất lợi); Điều kiện khí hậu: Thời tiết nóng, lạnh, lượng mưa nhiều, ít theo mùa; ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất,… Đời sống văn hóa – tín ngưỡng: Quan niệm – nhận thức của con người về sự thịnh vượng, tốt đẹp, thuận tiện, thẩm mỹ, niềm tin gửi gắm vào các đấng tối cao; Liên hệ xã hội: Tiếp xúc và đón nhận những kinh nghiệm của các dân tộc khác trong việc tổ chức không gian ở (xưa kia) và của các quốc gia khác trong bối cảnh toàn cầu hóa (hiện tại và tương lai)”.

KTS. Hoàng Thúc Hào cũng cho rằng: “Không có kiến trúc độc lập, kiến trúc nào cũng nằm trong một tổng thể”.

kienviet Hoi thao Vai tro kien truc trong phat trien ben vung Van hoa Kinh te Xa hoi 1 3 2
KTS Hoàng Thúc Hào – Phó Chủ tịch Hội KTS Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo

Trong tham luận về Bối cảnh và đặc điểm kiến trúc hiện đại miền Nam giai đoạn 1954 -1986, TS. KTS Phạm Phú Cường, Phó Chủ tịch Hội KTS TP Hồ Chí Minh cho biết: “Kiến trúc Hiện đại đã trở thành kiến trúc bản địa của người Việt. Cộng đồng địa phương và nền văn hoá của họ được nhận dạng qua kiến trúc này. Bài học về sự kết hợp giữa truyền thống và dân tộc, giữa quốc tế và hiện đại của kiến trúc miền Nam trong thời kỳ này vẫn còn nguyên giá trị của nó trong bối cảnh phát triển kiến trúc miền Nam hiện nay”. 

kienviet Hoi thao Vai tro kien truc trong phat trien ben vung Van hoa Kinh te Xa hoi 1 4 1
KTS Hoàng Thúc Hào – Phó Chủ tịch Hội KTS Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo

Nói về sự tham gia đóng góp của KTS nước ngoài đối với kiến trúc bản địa Việt Nam trong chủ đề tham luận “Những công trình đồng hành cùng cộng đồng kiến trúc Việt”, GS.KTS Nicolaus Goetze (CHLB Đức) chia sẻ: “Công ty GMP đã có mặt và đồng hành cùng cộng đồng kiến trúc Việt Nam bằng những công trình trọng điểm quốc gia như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bảo tàng Hà Nội, Bộ Công an, Nhà Quốc hội. Chúng tôi đã đóng góp định hình tương lai kiến trúc Việt, bắt kịp xu thế toàn cầu bằng công trình xanh , nỗ lực không ngừng để duy trì một nền kiến trúc bền vững, hiện đại mang bản sắc Việt”.

kienviet Hoi thao Vai tro kien truc trong phat trien ben vung Van hoa Kinh te Xa hoi 1 1
GS.KTS Nicolaus Goetze (CHLB Đức) chia sẻ tại Hội thảo

Trình bày tham luận “Kiến trúc vị nhân sinh và triết lý người làm nghề”, KTS Đoàn Thanh Hà (H&P Architect) nhấn mạnh ý nghĩa của kiến trúc trong đời sống xã hội: “Kiến trúc là một sản phẩm của văn hoá, góp phần tạo nên môi trường của văn hoá. Đồng thời, kiến trúc cũng là môi trường trung gian giữa con người và tự nhiên. Nó là thiên nhiên thứ hai và là điểm giao thoa giữa văn hoá và tự nhiên.Nói cách khác, kiến trúc là hiện thực hóa mối quan hệ bền chặt giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá xã hội”. 

kienviet Hoi thao Vai tro kien truc trong phat trien ben vung Van hoa Kinh te Xa hoi 1
KTS Đoàn Thanh Hà (H&P Architect) chia sẻ tại Hội thảo

Hội thảo tiếp nối với phần thảo luận cùng 5 diễn giả: KTS Hoàng Thúc Hào, TS.KTS Phạm Phú Cường, KTS Trần Công Đức, KTS Đoàn Thanh Hà, TS.KTS Phạm Tuấn Long (Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm). Nội dung thảo luận xoay quanh các chủ đề: Kiến trúc nông thôn và thực trạng đô thị hóa; Vai trò của lĩnh vực kiến trúc trong mối quan hệ với các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội; Những góc nhìn đa chiều về sự phát triển của bền vững kiến trúc Việt Nam; Công tác quản lý kiến trúc – đô thị ở một quận trung tâm của Thủ đô.

Nói về định hướng cho kiến trúc nông thôn, KTS Hoàng Thúc Hào, người đã sẵn sàng bỏ rất nhiều tâm sức cho công trình điểm trường, làng vùng cao chia sẻ: “Nhiều năm tôi luôn tìm cách phát triển kiến trúc cho nông thôn, từ công trình nhà ở đến công trình công cộng.  công cộng. Hội KTS việt nam cũng đang triển khai các kế hoạch dự kiến 1 – 2 năm tới có thể làm ra khoảng 300 mẫu nhà ở nông thôn, chia cho 7,8 vùng văn hóa. Hội cũng đã kiến nghị Ban Tuyên giáo. Để các ý tưởng kiến trúc nông thôn được hiện thực hóa vai trò phối hợp của Hội Nông nghiệp, Hội Nông dân, Bộ Xây dựng, các doanh nghiệp xã hội hóa rất quan trọng”.

Đứng ở góc độ nhà quản lý, KTS Phạm Tuấn Long (Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Điều quan trọng trong phát triển kiến trúc gắn với thực tiễn là tìm ra các nguồn lực và khai thác các tiềm năng phát triển, đặc trưng riêng của từng vùng. Hà Nội còn nhiều thú vị về con người, văn hoá, điều kiện khí hậu, thời tiết, tạo ra những cảm xúc riêng cho những người làm nghệ thuật, chúng tôi đã, đang và sẽ cùng các nghệ sĩ, các KTS tìm ra và tái thiết, chỉnh trang lại các không gian này.”

kienviet Hoi thao Vai tro kien truc trong phat trien ben vung Van hoa Kinh te Xa hoi 1 9 1
KTS Phạm Tuấn Long chia sẻ về công tác quy hoạch và phát triển đô thị dưới góc độ nhà quản lý

Về định hướng công tác quy hoạch và phát triển đô thị, KTS Phạm Tuấn Long cho biết: “Vấn đề quy hoạch và phát triển đô thị là một vấn đề rất lớn đối với một đô thị phức hợp như hà nội. Hiện nay trong các chỉ đạo của thành phố về bảo tồn và phát triển đô thị đặc biệt quan tâm đến 4 khu vực đặc trưng: khu phố cổ, phố cũ, khu Hồ Gươm và phụ cận, khu ven đê, Hiện nay chúng tôi đang triển khai quy hoạch chi tiết, trong đó tập trung vào khu vực bờ sông Hồng, với chiều dài xấp xỉ 3km giới hạn từ cầu Long Biên đến cầu Trần Hưng Đạo, cùng phối hợp với quận Long Biên, Ba Đình, Tây Hồ để có nghiên cứu cụ thể cho khu vực này”.

Biên tập: Ngọc Hà

XEM THÊM:

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
356 head
Khởi động đại dự án 5 tỷ USD tại Việt Nam

Sáng nay, Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn) sẽ khai trương hai nhà máy đầu tiên trong Read more

wm jaquer herzog 100 architects
Jacques Herzog lựa chọn 100 Kiến trúc sư cho dự án Ordos 100

Kienviet.Net:Jacques Herzog của Herzog and De Meuron đã hoàn tất thử thách mà Jian Yuan Water Engineering vừa đặt ra: Read more

jean header
Jean Nouvel đạt giải Pritzker

Kiến trúc sư Nouvle, 62 tuổi, là công dân Pháp thứ 2 nhận được giải thưởng được trao hàng năm Read more

ZHS Kloris2 header
Triển lãm sắp đặt của Zaha Hadid

Vào hôm 1-11-2008 Zaha Hadid vừa cho ra mắt một buổi trình diễn sắp đặt tại Sonnabend (tại 536 ward Read more

TadaoAndo Hoithao
Phóng sự ảnh buổi hội thảo của KTS Tadao Ando tại Hà Nội

Phóng sự ảnh về sự kiện Kiến trúc sư Tadao Ando tới Hà nội.

jornutzon thumb
Kiến trúc sư Jorn Utzon qua đời ở tuổi 90 (video)

Kiến trúc sư người Đan Mạch Jorn Utzon, người thiết kế nhà hát Opera Sydney đã qua đời ở tuổi Read more