Carlo Scarpa được biết đến là một trong những kiến trúc sư Ý có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20. Ông sinh tại Venice vào năm 1906 và theo học thiết kế kiến trúc tại trường đại học nghệ thuật Venice – Accademia di Belle Arti di Venezia. Từ năm 1920, ông bắt đầu hoạt động kiến trúc tại một số văn phòng kiến trúc, từ ngay lúc ông vẫn còn đang theo học trên ghế nhà trường. Thiết kế của Scarpa được biết đến bởi sự tỉ mỉ đến từng chi tiết và sự kết hợp giữa vật liệu, kỹ thuật truyền thống và các nguyên tắc thiết kế hiện đại. Thiết kế của ông không chỉ có ảnh hưởng lớn, truyền cảm hứng tới các kiến trúc sư Ý mà toàn châu Âu và cả thế giới.

kienviet Carlo Scarpa 1
Carlo Scarpa vào năm 1978, ảnh chụp bởi Lino Bettani

Vào khoảng thời gian từ những năm 50 tới 60, sự nghiệp của Scarpa có sự thăng tiến rõ rệt với sự góp mặt vào nhiều dự án kiến trúc. Một trong những thiết kế tiêu biểu nhất của ông trong thời gian này là triển lãm Olivetti nằm ở quảng trường San Macro ở Venice, nơi trưng bày các sản phẩm máy đánh chữ của công ty Olivetti. Thiết kế thể hiện rõ tính đương đại và lịch lãm trong không gian.

Olivetti Showroom, ví dụ điển hình cho sự thiên tài của Scarpa trong thiết kế kiến trúc. Video: Mạnh Vũ

Scarpa rất tỉ mỉ trong việc thiết kế các chi tiết kiến trúc, đặc biệt chú ý sử dụng các vật liệu tự nhiên như đá marble, gỗ, đá. Ông cũng rất am hiểu cách sử dụng ánh sáng tương tác với không gian, các công trình của ông thường kết hợp các hiệu ứng ánh sáng ấn tượng làm tô điểm thêm vẻ đẹp và sự bình yên của công trình.

Ngoài công việc là một kiến trúc sư, Scarpa cũng là một nhà thiết kế và một nghệ sĩ đầy tài năng. Ông thiết kế đồ nội thất, vải và cả trang sức, thường sử dụng vật liệu và nguyên tắc thiết kế dựa theo các thiết kế kiến trúc của ông.

kienviet Carlo Scarpa 6
Đèn treo Poliedri được Scarpa thiết kế đại diện cho vùng Veneto tại hội chợ Expo Italia ở Turin, Italy 1961, được tái hiện lại trong triển lãm “Venini: Light 1921-1985”. Ảnh: Mạnh Vũ

Dù được biết đến là một kiến trúc sư thành công đại tài của Ý, nhưng Scarpa thường có xu hướng khiêm tốn và kín tiếng với xã hội. Ông không quan tâm tới việc tự quảng bá bản thân mà muốn sử dụng những tác phẩm, công trình của mình để tự nói lên điều đó. Ông cũng không làm bài kiểm tra năng lực để lấy bằng kiến trúc sư hành nghề, vì vậy mọi người quen biết thường gọi ông là “Giáo sư” thay vì kiến trúc sư.

kienviet Carlo Scarpa 5
Thiết kế của Scarpa cho khu vườn tòa nhà trung tâm Biennale Giardini. Ảnh: Mạnh Vũ

Cũng có một thời gian Carlo Scarpa gắn bó với trường kiến trúc IUAV của Venice. Vào những năm 1960, Scarpa trở thành giáo sư giảng dạy tại trường IUAV và giữ chức vụ này hơn một thập kỷ. Ông đã truyền thụ lại kiến thức của mình cho nhiều kiến trúc sư thành danh từ trường IUAV, và cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các giáo sư, sinh viên của trường để thực hiện các ý tưởng kiến trúc của ông. Cổng trường đại học IUAV đã được Scarpa thiết kế lại và cũng là một trong những công trình tiêu biểu của Scarpa.

kienviet Carlo Scarpa 4
Cổng trường IUAV University of Venice, cạnh nhà thờ Tolentini, được Scarpa thiết kế lại. Ảnh: Mạnh Vũ

Thật không may, vào năm 1978, khi đến thăm công trình tại Sendai, Nhật Bản, Scarpa đã gặp tai nạn và qua đời. Thi thể của ông được chôn cất tại một công trình mà ông tâm đắc nhất, nghĩa trang nhà Brion. 

kienviet Carlo Scarpa 3
Tomba Brion, công trình tâm huyết của Carlo Scarpa và cũng là nơi an nghỉ cuối cùng của ông. Ảnh: Mạnh Vũ

Và dù ông đã qua đời, ông vẫn để lại nhiều ảnh hưởng tới các kiến trúc sư châu Âu. Các công trình của ông là tấm gương điển hình cho việc kết hợp hài hòa giữa triết lý kiến trúc hiện đại và cổ điển. Các công trình như Fondazione Querini Stampalia, Tomba Brion, Castelvecchio, Venezia Pavillion, Biennale Giardini Central Pavillion sẽ được giới thiệu trong các bài viết tiếp theo.

Bài viết: Mạnh Vũ

XEM THÊM:

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
190 head
Phỏng vấn Jean Nouvel

Sinh năm 1950, tại Fumel (lot-etgaronne) miền nam nước Pháp, ông học tại trường Ecole Nationale Supérieure des beaux arts Read more

do hoa da phuong tien head
Đồ họa đa phương tiện

Công nghệ hình ảnh đang tiến theo xu hướng: từ hình ảnh 2D trên film, giấy ảnh, màn ảnh... tiến Read more

409 head
Khát vọng ánh sáng

Một câu chuyện về một người thanh niên trẻ châu Phi bằng khao khát được học hành đã đóng góp Read more

Khóa đào tạo quốc tế về quản lý dự án và quản lý xây dựng của ĐHTH Cincin

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nâng cao năng lực quản lý dự án và quản lý Read more

carlabbott copy
Các phong trào quy hoạch – P1: Truyền thống cảnh quan

Học thuyết đầu tiên của Mỹ về quy hoạch đô thị ra đời từ việc quy hoạch cảnh quan và Read more

old new york
Các phong trào quy hoạch- P2: Kỹ thuật hạ tầng đô thị

Phần này đề cập tới kỹ thuật hạ tầng đô thị bao gồm các vấn đề vệ sinh, cấp thoát Read more