Ở các thành phố di sản, việc cân bằng giữa bảo tồn, gìn giữ những giá trị di sản đồng thời định hướng phát triển thành phố trong tương lai luôn là bài toán nan giải ở mọi thời đại lịch sử.

Tùy thuộc vào các nguồn lực như vốn, số dân di cư và hoàn cảnh chính trị, các thành phố trên hành tinh của chúng ta đang không ngừng phát triển. Sự phát triển liên tục này thể hiện rõ trong cấu trúc xây dựng của các khu định cư, khi các kiến trúc sư và nhà quy hoạch xây dựng dựa trên các lớp của môi trường xây dựng, với những nhiệm vụ nan giải là phải kết hợp thành công các khu vực đô thị lịch sử của các thành phố cùng với các thiết kế can thiệp và hệ thống kiến trúc đương đại.
Các thành phố thuộc loại này thường xảy ra xung đột nội bộ và thương phải vật lộn với các mục tiêu đôi khi trái ngược nhau là vừa duy trì dân số địa phương, vừa chào đón đầu tư bên ngoài và các dự án phát triển quốc gia.

Ở đảo Lamu ngoài khơi bờ biển phía bắc Kenya ở Ấn Độ Dương, phố cổ Lamu là một thành phố giàu đặc điểm kiến trúc, nổi bật với những tòa nhà bằng đá rực rỡ và những con đường hẹp điển hình của nơi được gọi là khu định cư của người Swahili, một dân tộc sinh sống ở phía Đông bờ biển châu Phi. Đây là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận và từ thế kỷ 19 và là khu vực hội tụ quan trọng của các học giả Hồi giáo và Swahili trong khu vực. Năm ngoái, khu vực này đã chứng kiến sự ra mắt của một cảng mới, là một phần của dự án cơ sở hạ tầng nhằm tạo hành lang giao thông giữa Lamu, Nam Sudan và Ethiopia.
Tuy nhiên, 8 năm trước khi ra mắt dự án này, kể từ khi cam kết này được công bố, các cuộc thi đã được tổ chức, nêu bật những khía cạnh mà những địa điểm như Lamu phải thực hiện như cân bằng giữa việc là một địa điểm lịch sử và cũng là địa điểm phát triển bến cảng. Từ phía chính phủ, vị trí cảng được dự kiến sẽ trở thành một phần bổ sung cho vị thế trung tâm của Mombasa trong khu vực, bên cạnh đó còn giúp cung cấp việc làm cho người dân sống trong vùng. Tuy nhiên, một nhóm các tổ chức phi chính phủ đã phần nào bất đồng với cảng, với lý do thiếu vắng sự tham gia của cộng đồng và tính minh bạch trong quá trình thiết kế.

Tuy vậy, bến cảng cũng được chính những cư dân nơi đây nhìn nhận một cách tích cực, khi một số cư dân trẻ tuổi hào hứng chia sẻ về một thế giới hiện đại đầy hứa hẹn ở Lamu. Tuy nhiên, ở những nơi như Lamu, giới chuyên môn không chỉ nhìn vào các công trình như cầu cảng làm điểm tham chiếu duy nhất cho các cuộc tranh luận xung quanh sự phát triển đô thị ở các thành phố di sản. Thành phố được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 2001. Sự nổi tiếng ngày càng tăng của một trung tâm du lịch đã kéo theo một dòng người cực kỳ giàu có đổ xô đến đây, dẫn đến việc chỉnh trang bộ mặt dân cư cho ra vẻ sang trọng. Các buổi nói chuyện đã được tổ chức trước khi công bố dự án cảng. Chẳng hạn như nhiều tòa nhà lịch sử ở thành phố Swahili, đảo Lamu đã được bảo tồn một phần nhờ đầu tư nước ngoài, nhưng điều này cũng khiến giá bất động sản tăng cao, khiến người dân địa phương bị đẩy ra ngoài trong cuộc đua mua nhà trong cộng đồng của mình.


Trong bối cảnh xa hơn về mặt địa lý là Liverpool ở Vương quốc Anh, một cuộc xung đột gần đây của thành phố với tư cách là một khu vực di sản cũng đồng thời là trung tâm thương mại đã thu hút sự chú ý khi các bến tàu nơi đây đã trở thành địa điểm thứ ba trong lịch sử mất đi vị thế là địa điểm Di sản Thế giới. Các dự án phát triển như Liverpool Waters là một phần lý do dẫn đến quyết định này của UNESCO, dự án nhằm vào việc chuyển đổi các vùng đất trước đây không được sử dụng, dẫn đến “sự mất mát không thể đảo ngược của các thuộc tính thể hiện giá trị phổ quát quan trọng của vùng đất”.

Đối với các nhà lãnh đạo thành phố Liverpool, đây là một quyết định đáng thất vọng và phản ứng của họ đã vạch ra tình thế tiến thoái lưỡng nan mà các thành phố di sản phải đối mặt, thể hiện quan điểm rằng những địa điểm tương tự không nên bị ép buộc giữa việc tái tạo hay duy trì đặc điểm về di sản. Mặt khác, hội đồng thành phố cũng bị đổ lỗi vì đã để thành phố vướng vào các vụ bê bối phát triển, với các công trình xây dựng bị đình trệ có tác động tiêu cực đến cảnh quan đường phố.
Với những nỗ lực ở Kenya nhằm thu hút các nhà đầu tư sử dụng Cảng Lamu làm trung tâm của vùng và khi thành phố Liverpool tìm cách tái định hướng sau khi bị loại khỏi danh sách Di sản, thì một cuộc xung đột nội bộ xảy ra xuyên suốt trong lịch sử khi các thành phố di sản tìm cách duy trì quá khứ trong khi hướng đến tương lai. Tuy vậy, ở kỷ nguyên của năm 2023, đó vẫn sẽ là cuộc xung đột nan giải với các kiến trúc sư, với chính phủ và cộng đồng trong bài toán đưa ra định hướng.
Biên dịch: Anh Tuấn | Nguồn: Archdaily
XEM THÊM:
- Chủ nghĩa đô thị giác quan là gì?
- Thiết kế phổ quát là gì?
- Tính bền vững: Cuộc tranh luận về không gian
- Các vấn đề quan trọng trong thiết kế cảnh quan và hướng giải quyết
- Kiến trúc tái tạo là gì? Giới hạn của thiết kế bền vững, cách tiếp cận tư duy hệ thống và tương lai