Thiết kế Bảo tàng địa chất vùng đất đỏ Đông Nam Bộ mang giá trị lưu giữ và bảo tồn những giá trị xưa cũ nói chung và những giá trị địa chất nói riêng. Thông qua thiết kế bảo tàng mới có thể kết nối con người – tự nhiên qua không gian tương tác cộng đồng và thúc đẩy tính kinh tế trong bối cảnh hồi sinh mỏ đá cũ.
Thông tin đồ án:
- Tên đồ án: Bảo tàng địa chất vùng đất đỏ Đông Nam Bộ
- Giải thưởng: Giải nhất – Giải thưởng Loa thành 2022
- Vị trí xây dựng: Khu mỏ đá Tân Cang 6 thuộc mỏ đá Tân Cang (Biên Hoà – Đồng Nai)
- Diện tích khu đất: 50.000m2
- Tổng diện tích sàn: 21.135m2
- Mật độ xây dựng: 40%
- Số tầng cao: 3 tầng
Tầm quan trọng và cần thiết cần có một Bảo tàng địa chất vùng đất đỏ Đông Nam Bộ
Ngày nay, với quá trình khai thác đá và khoáng sản một cách thiếu kiểm soát nên đã dần dẫn đến những tình trạng bảo động về cạn kiệt tài nguyên cũng như ảnh hưởng nặng nề bởi vấn đề ô nhiễm môi trường đất và nước. Những tác nhân phần nhiều do sự thiếu ý thức của con người trong vấn đề khai thác. Vì vậy, hiện tại với 10 khu vực mỏ được khai thác ở Tân Cang chỉ còn được tiếp tục khai thác 2 đến 3 mỏ và bắt đầu dừng khai thác đến năm 2030.

Theo quy hoạch năm 2030, mỏ đá Tân Cang sẽ được cải tạo để đề xuất xây dựng mô hình du lịch địa chất – một hình thức du lịch đang phát triển mạnh trên thế giới nhằm phục hồi cũng như tận dụng lại những mỏ khoáng sản cũ, giúp du khách có thể hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển đặc trưng nơi đó. Điển hình là những mô đá ở Dĩ An đã bắt đầu sử dụng mô hình du lịch này và ngày càng được mở rộng.

Qua những lập luận trên có thể thấy định hướng thiết kế Bảo tàng địa chất vùng đất đỏ Đông Nam Bộ không chỉ mang giá trị của một bảo tàng đơn thuần là lưu giữ và bảo tồn những giá trị xưa cũ nói chung và những giá trị địa chất nói riêng. Thông qua xu hướng thiết kế bảo tàng mới, ta có thể gắn kết chặt chẽ ý niệm kết nối con người và tự nhiên qua không gian tương tác cộng đồng và thúc đẩy tính kinh tế trong bối cảnh hồi sinh mô đá cũ.
Định hướng thiết kế

Qua tất cả những cơ sở đã đánh giá ban đầu, ta có thể hình dung về hướng giải quyết những vấn đề của một Bảo tàng địa chất vùng đất đỏ Đông Nam Bộ như sau:
Thứ nhất, về quy hoạch, trong tương lai, những khu khai thác đá ở mỏ đá Tân Cang đã ngưng khai thác sẽ được định hưởng để thay đổi giá trị công năng thành các khu du lịch địa chất rất phát triển trên thế giới hiện nay. Thúc đẩy vấn đề phát triển kinh tế cho người dân cũng như vùng kinh tế Đông Nam Bộ, tạo điểm thu hút khách du lịch đến tham quan trải nghiệm. Quan trọng hơn hết là ngăn chặn và “chữa lành” những vết thương của tự nhiên do vấn đề khai thác và thiếu kiến thức bảo vệ môi trường của con người.
Thứ hai, đảm bảo nhiệm vụ cơ bản của một bảo tàng địa chất là giữ gìn các giá trị địa chất phong phú của khu vực Đông Nam Bộ nói chung và đất đỏ bazan nói riêng. Đem đến khách tham quan khi đến bảo tàng có một cái nhìn rõ nét về quá trình hình thành và giá trị tuyệt vời của đất đỏ đem lại trong suốt chiều dài lịch sử phát triển song song giữa con người và tự nhiên.
Thứ ba, công trình mặc dù là bảo tàng (thường là theo khuynh hướng tĩnh và mang tính giáo dục và truyền bá văn hóa) nhưng không vì thế mà gò bó trong khuôn mẫu thường thấy. Mà cần phát triển theo hướng cộng đồng nhiều hơn nhằm kết nối con người với nhau vì mục đích sau cùng của kiến trúc vẫn là phục vụ cho con người.
Ý tưởng kiến trúc
Công trình bảo tàng được đặt trên một nền hiện trạng địa chất rất ấn tượng nên để đảm bảo các lớp địa chất không bị tác động, đồ án đã đề xuất ý tưởng về việc mô phỏng một hang động địa chất với các lớp địa tầng có sẵn hiện trạng được bao bọc xung quanh bởi công trình để người tham quan có thể nhìn và sờ vào hiện vật một cách chân thật nhất.









Từ những điều cũ kĩ tưởng chừng không còn giá trị sử dụng, nếu chúng ta biết thay đổi chức năng và phục dựng lại những giá trị cũ ấy một cách hợp lý thì sẽ có thể tái tạo lại một giá trị mới nhưng vẫn đảm bảo được bản chất vốn có. Kiến trúc – là một sự hiện diện điển hình của việc phục hồi giá trị tinh thần của khu đất – là dấu gạch nối cho cuộc “đối thoại giữa tự nhiên và con người.
Xen đầy đủ hình ảnh đồ án tại đây:





















































Biên tập: Phương Thảo
“ĐỒ ÁN SINH VIÊN TIÊU BIỂU” – Chuyên mục giới thiệu, chia sẻ những đồ án tốt nghiệp xuất sắc, đạt giải thưởng của sinh viên các chuyên ngành đào tạo về Kiến trúc – Xây dựng. Kienviet.net mong muốn lan tỏa những ý tưởng thiết kế sáng tạo, đầy tâm huyết của các bạn sinh viên tới đông đảo cộng đồng Kiến trúc nhằm cổ vũ, động viên, truyền cảm hứng cũng như tiếp lửa nghề cho thế hệ kiến trúc sư, nhà thiết kế trẻ tương lai. Bạn có thể gửi thông tin đồ án về email: noidung@kienviet.net hoặc inbox fanpage: https://www.facebook.com/kientrucviet |
XEM THÊM:
- Công bố Hội đồng Giám khảo giải thưởng “Đồ án sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ngành kiến trúc cảnh quan” năm 2022
- Lễ trao giải thưởng Loa Thành lần thứ 34 với 56 đồ án xuất sắc
- Sinh viên Đại học Xây dựng Hà Nội giành giải Ba cuộc thi kiến trúc quốc tế AIAC 2022
- Thiết kế Pavilion Top 10 Awards 2021: Truyền tải thông điệp về môi trường và Kiến trúc bền vững
- Lễ Công bố và trao giải Cuộc thi tuyển Phương án Kiến trúc công trình đa chức năng POSTEF