Học kiến trúc khóa 13 (1943 -1948) ở Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Khi nhà trường giải thể ở Đà Lạt ông trở về quê hương ngoài miền Bắc. Mười năm sau, ông cùng gia đình từ Hà Nội di cư vào Nam, sống vất vưởng ở Sài Gòn. Nhà nghèo, không có điều kiện sang Pháp du học, mãi sau này ông mới theo học tại Trường cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn, tốt nghiệp kiến trúc sư năm 1961. Từ ngày nhập học đến khi tốt nghiệp kiến trúc sư thời gian là 18 năm – một kỷ lục về thời gian đeo đuổi học để trở thành kiến trúc sư. 

Là một người rất đam mê với kiến trúc truyền thống. Từ khi nhà trường giải thể ông đã dành ngót chục năm đi sâu tìm hiểu cái nôi của nền văn hóa giàu bản sắc và đọc rất nhiều những sách của người Pháp giới thiệu về kiến trúc cổ Việt Nam. Bằng đôi chân nhanh nhẹn, ông đã khảo sát điền dã nghiên cứu, ghi chép rất công phu hầu hết những ngôi đình, ngôi chùa nổi tiếng như Đình Bảng, chùa Bút Tháp, chùa Dâu ở Bắc Ninh; đình Tây Đằng, Chu Quyến, chùa Tây Phương ở Sơn Tây; chùa keo ở Nam Định, Thái Bình; chùa Láng, chùa Kim Liên, Hà Nội… Đặc biệt là ngôi chùa Vĩnh Nghiêm có từ đời Trần, nguyên là Tổ đình Phật giáo ở xã Đức La, Lạng Giang, Bắc Giang – một trung tâm truyền bá Phật giáo của Trúc Lâm Tam Tổ. Bộ sưu tập về kiến trúc dân gian của ông ngày thêm dày, thêm nặng, một vốn quý ít ai có được. 

Hiểu biết của ông vừa rộng vừa sâu. Rộng đến mức đúc kết viết thành cuốn sách dày dặn Kiến trúc Phật giáo Việt Nam để phổ biến rộng rãi. Sâu đến mức hiểu chi li từng áng mây, từng sóng nước của từng thời khắc trên những cấu kiện kiến trúc đình chùa. Thuộc từng hoa văn khắc trên viên gạch mỗi thời. Kiến thức uyên bác của ông được chính quyền thời đó biết đến và bổ nhiệm ông làm Giám đốc Viện Khảo cổ Sài Gòn. Song ông vẫn thích sáng tác kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc chùa chiền để có dịp khai thác nhiều hơn vốn kiến thức về kiến trúc truyền thống dân tộc vào trong từng tác phẩm kiến trúc. 

Công trình đầu tay và cũng nổi bật nhất, giá trị nhất, tiêu biểu nhất của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng là tác phẩm kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm. Công trình này xây dựng từ năm 1964 – 1971 mới xong về cơ bản tòa Phật Điện, tòa Bảo Tháp và Tam quan. Đây là ngôi chùa có quy mô vào loại lớn nhất ở Sài Gòn, khuôn viên trên 6000m2, tọa lạc ở 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3. 

kienviet guong mat kts viet nam kts nguyen ba lang 3
kienviet guong mat kts viet nam kts nguyen ba lang 4
Tòa Phật điện chùa Vĩnh Nghiêm, 1964 – 1971, KTS Nguyễn Bá Lăng
kienviet guong mat kts viet nam kts nguyen ba lang 6
kienviet guong mat kts viet nam kts nguyen ba lang 5
Một số góc nhìn chùa Vĩnh Nghiêm

Năm 1963, đồng bào miền Bắc sống ở Sài Gòn nhớ đến Tổ đình miền Bắc nên đã quyết định xây ngôi chùa lấy hiệu là Vĩnh Nghiêm, cũng thờ và truyền bá Phật giáo như chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang. Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng được các Phật tử mời thiết kế. Bằng giải pháp khai thác kiến trúc truyền thống kết hợp với sử dụng vật liệu hiện đại để tạo nên những không gian lớn, khối tích lớn, nhiều tầng, bền vững, sử dụng đồng thời nhiều chức năng như thờ cúng, giảng đường, văn phòng, thư viện, lớp học, phòng tăng…

kienviet guong mat kts viet nam kts nguyen ba lang 1
Một góc nhìn khác chùa Vĩnh Nghiêm           
kienviet guong mat kts viet nam kts nguyen ba lang 2
Tòa Bảo Tháp chùa Vĩnh Nghiêm, 1964 – 1971, KTS Nguyễn Bá Lăng

Chùa cao 2 tầng, phía trước sân đặt 3 cầu thang rộng lớn dáng dấp hiện đại hướng thẳng lên mặt sàn sân trước tòa Bái Điện cao rộng, mái ngói 2 tầng kiểu chồng diêm. Các đuôi mái mềm mại, tạo thành những cặp tàu đao hình đầu rồng cong vút, tương tự như tàu đao chùa Tây Phương, chùa Kim Liên, song lợi thế vật liệu bằng bê tông cốt thép nên tàu đao chùa Vĩnh Nghiêm thanh mảnh và cao vút hơn nhiều. 

Bên trái là tòa Bảo Tháp cao 7 tầng với những lớp mái cong uyển chuyển nổi bật trong không gian quần thể kiến trúc chùa. Tháp có mái và sáng tạo độc đáo, chưa từng có trước đó ở Việt Nam. 

Tòa Phật Điện tổ chức mặt bằng theo hình chữ công gồm 3 lớp nhà: Ngoài cùng là Bái Điện, trong cùng là nhà Địa Tạng Đường, lớp giữa hẹp hơn là Bản Điện. 

Ông đã thành công về mặt thiết kế kiến trúc, kết hợp kiến trúc hiện đại và dân tộc. Dùng bê tông cốt thép thay kết cấu gỗ một cách hợp lý, nhất là bộ khung sườn, tạo nên những không gian kiến trúc cao rộng. Bộ mái, từ diềm đến đỉnh mái, góc mái khai thác các mô típ trang trí trong kiến trúc truyền thống với độ tinh xảo, khéo léo, thuần thục và nhuần nhuyễn. 

Ngôi chùa ngoài nơi thờ Phật với những lớp lang theo bố cục truyền thống còn kết hợp với chức năng khác của Phật giáo như đào tạo, thư viện, phòng họp, nhà tăng… Mỗi chức năng có một yêu cầu riêng, không chồng chéo, không lẫn lộn gây ảnh hưởng lẫn nhau. 

Miếu bà Chúa Xứ núi Sam, Châu Đốc, An Giang (cùng với kiến trúc sư Huỳnh Kim Măng) cũng là một công trình được đánh giá cao. Dân tộc mà cũng rất hiện đại. 

Năm 1974, kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng sang Pháp tu nghiệp, ông định cư ở đó và đã qua đời vào thập niên 90 của thế kỷ trước. 

KTS Đoàn Đức Thành

XEM THÊM: 

Lớp lớp các thế hệ Kiến trúc sư Việt Nam đã góp sức kiến thiết cho đất nước nhưng chưa có một cơ sở dữ liệu nào về những con người tiên phong đó, chúng tôi rất mong muốn sẽ tạo nên một cơ sở dữ liệu về KTS Việt Nam đầy đủ nhất. 

Với mong muốn đó Kiến Việt mong muốn tập hợp một chuỗi bài về các gương mặt KTS Việt Nam qua các thế hệ trên kienviet.net , từng bước xây dựng dữ liệu. Chúng tôi khai thác trước mắt cuốn “Thế hệ KTS Việt Nam” của Hội KTSVN phát hành cùng nội dung từ kênh blog của cố KTS Đoàn Đức Thành làm cơ sở đầu tiên và sẽ tiếp tục phát triển thêm công tác nghiên cứu này.

Việc tổng hợp chắc chắn sẽ gặp nhiều thiếu sót nhưng với mong muốn thành tâm lưu trữ lại thông tin về các thế hệ KTSVN, rất mong nhận được thêm thông tin góp ý và dữ liệu đóng góp của Quý độc giả. Xin chân thành cảm ơn. 
Mọi góp ý xin vui lòng email về noidung@kienviet.net hoặc fanpage https://www.facebook.com/kienvietdotnet.

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
190 head
Phỏng vấn Jean Nouvel

Sinh năm 1950, tại Fumel (lot-etgaronne) miền nam nước Pháp, ông học tại trường Ecole Nationale Supérieure des beaux arts Read more

do hoa da phuong tien head
Đồ họa đa phương tiện

Công nghệ hình ảnh đang tiến theo xu hướng: từ hình ảnh 2D trên film, giấy ảnh, màn ảnh... tiến Read more

409 head
Khát vọng ánh sáng

Một câu chuyện về một người thanh niên trẻ châu Phi bằng khao khát được học hành đã đóng góp Read more

Khóa đào tạo quốc tế về quản lý dự án và quản lý xây dựng của ĐHTH Cincin

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nâng cao năng lực quản lý dự án và quản lý Read more

vegiaithuongpritzkler
Kiến trúc là một môn thể thao đồng đội vậy tại sao…?

Một quan điểm khác và đáng suy ngẫm của giáo sư Witold_Rybczynski về giải thưởng Pritzker , thông qua bài Read more

luongkts
Tham khảo về lương dành cho nghề Kiến trúc trên thế giới

Bạn có quan tâm tới mức lương của các đồng nghiệp tại các quốc gia trên thế giới ?