“Kiến trúc của Toyo Ito tạo ra một bầu không khí lạc quan, nhẹ nhàng và vui vẻ, đồng thời thấm nhuần cả tính độc đáo và tính toàn cầu” – dẫn lời giám khảo Pritzker 2013. Mời bạn đọc kienviet.net tìm hiểu một trong những kiến trúc sư sáng tạo và có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới hiện nay.

kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 4
Kiến trúc sư Toyo Ito

Vài nét về cuộc đời ông

KTS Toyo Ito sinh ngày 1 tháng 6 năm 1941 tại Seoul, Hàn Quốc. Cha ông là một doanh nhân có niềm yêu thích với đồ gốm sứ thời kỳ đầu triều đại Yi của Hàn Quốc và các bức tranh theo phong cách Nhật Bản. Năm 1943, Ito cùng mẹ và hai chị gái quay trở lại Nhật Bản. Hai năm sau, cha của ông cũng về Nhật, và gia đình ông cùng sống ở quê nhà của cha ông là thành phố Shimosuwa ở tỉnh Nagano. Cha ông mất lúc ông 12 tuổi. Sau đó, cả gia đình điều hành một nhà máy sản xuất bột miso.

Khi còn trẻ, Ito thừa nhận ông không có hứng thú nhiều với kiến ​​trúc. Tuy là vậy nhưng cũng có ít nhiều ảnh hưởng từ ban đầu. Ông nội của Ito là một người buôn bán gỗ, và cha ông lại thích vẽ mặt bằng cho những ngôi nhà của bạn bè mình. Khi Ito còn là học sinh năm nhất trung học, mẹ ông đã nhờ kiến ​​trúc sư thời kỳ đầu của Chủ nghĩa Hiện đại, Yoshinobu Ashihara, thiết kế ngôi nhà của họ ở Tokyo. KTS Ashihara vừa trở về Nhật Bản từ Hoa Kỳ và đã làm việc cho văn phòng của KTS Marcel Breuer. Ito chuyển đến Tokyo và học tại trung học Hibiya khi đang học năm thứ ba trung học cơ sở. Tại thời điểm đó, ông chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành một kiến trúc sư, niềm đam mê của ông là bóng chày. Khi theo học tại Đại học Tokyo, kiến trúc đã trở thành mối quan tâm chính của ông. Với đồ án tốt nghiệp của mình, ông đã đề xuất tái thiết công viên Ueno và đã giành được giải thưởng cao nhất của Đại học Tokyo. Toyo Ito bắt đầu làm việc tại văn phòng Kiyonori Kikutake & Associates sau khi ông tốt nghiệp Khoa Kiến trúc của Đại học Tokyo năm 1965. Đến năm 1971, ông thành lập studio của riêng mình ở Tokyo và đặt tên là Urban Robot (Urbot). Năm 1979, ông đổi tên thành Toyo Ito & Associates, Architects.

Sự nghiệp và thành tựu

Trên chặng đường sự nghiệp của mình, ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng quốc tế uy tín như: năm 2002 – Giải Sư tử Vàng cho Thành tựu trọn đời của Triển lãm quốc tế Venice Biennale lần thứ 8; năm 2006 – Huy chương Vàng của Viện Kiến trúc Hoàng gia Anh; năm 2010 – Giải thưởng Văn hóa Thế giới Tưởng niệm Hoàng tử Takamatsu lần thứ 22 và Giải thưởng Kiến trúc Pritzker năm 2013, cùng rất nhiều các giải thưởng trong nước và quốc tế khác. Ông cũng từng là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Tokyo, Đại học Columbia, Đại học California, Los Angeles, Đại học Kyoto, Đại học Nghệ thuật Tama, và vào học kỳ xuân năm 2012, ông là người châu Á đầu tiên chủ trì một xưởng thiết kế nước ngoài cho Trường Thiết kế Sau Đại học Harvard.

Một trong những dự án đầu tiên của ông vào năm 1971 là một ngôi nhà ở ngoại ô Tokyo. Ngôi nhà được gọi là “Aluminum House” (Nhà nhôm), có cấu trúc bao gồm khung gỗ được bao che hoàn toàn bằng nhôm. Hầu hết các công trình ban đầu của ông là nhà ở. 

kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 15
“Aluminum House” là dự án đầu tiên của Toyo Ito khi ông 31 tuổi. Ông xem nhôm là lựa chọn mang tính hữu cơ nhất (organic) trong số những vật liệu công nghiệp/ nhân tạo thống trị các thành phố lớn lúc bấy giờ. Ảnh: tổng hợp
3FvjbuAyMK6ar
Nhà “White U” được Toyo Ito xây cho chị gái mình cùng hai cô con gái, sau khi chồng của bà qua đời. Ảnh: tổng hợp

Năm 1976, ông xây một ngôi nhà cho chị gái mình cùng hai cô con gái, sau khi chồng của bà qua đời. Ngôi nhà được gọi là “White U” và thu hút rất nhiều sự quan tâm. Ngôi nhà bị phá dỡ vào năm 1997. 

kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 7
“Tôi chỉ quan tâm đến bên trong. Tôi tập trung vào việc để cho thế giới nội tâm hoàn toàn trong sáng xuất hiện, hoàn toàn tách biệt với bên ngoài” – KTS Toyo Ito cho biết. Ảnh: Koji Taki

Trong hầu hết các tác phẩm của mình vào những năm 1980, Ito giải thích rằng ông đang tìm cách xóa bỏ ý nghĩa thông thường khỏi các tác phẩm của mình thông qua các thủ pháp tối giản, phát triển sự nhẹ nhàng trong kiến ​​trúc giống như không khí và gió.

kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 31
Công trình Sendai Mediatheque. Ảnh: © Toyo Ito & Associates, Architects

Ông gọi “Thư viện Sendai” (Sendai Mediatheque), được hoàn thành vào năm 2001 tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagi, Nhật Bản, là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp của mình. Trong cuốn sách Phaidon về Toyo Ito, ông giải thích: “Mediatheque khác với các tòa nhà công cộng thông thường theo nhiều cách. Trong khi công trình chủ yếu hoạt động như một thư viện và phòng trưng bày nghệ thuật, ban quản lý đã tích cực làm việc để nới lỏng sự phân cách giữa các chương trình khác nhau, loại bỏ các rào cản cố hữu giữa các phương tiện truyền thông khác nhau để dần dần gợi lên hình ảnh về cách mà các cơ sở văn hóa nên hoạt động kể từ thời điểm đó trở đi. Độ mở này là kết quả trực tiếp của một cấu trúc đơn giản, bao gồm các tấm bê tông phẳng (là các tấm thép hình tổ ong với bê tông) được xuyên qua bởi 13 trụ ống thép. Các bức tường trên mỗi tầng được giữ ở mức tối thiểu, cho phép các chức năng khác nhau được phân bổ tự do khắp các khu vực mở giữa các ống”.

kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 30
Một góc trong Sendai Mediatheque. Ảnh: Tomio Ohashi
kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 11
Công trình được vận hành theo cách nới lỏng sự phân cách giữa nhiều chương trình khác nhau, loại bỏ các rào cản cố hữu giữa các phương tiện truyền thông để dần dần gợi lên hình ảnh về cách mà các cơ sở văn hóa nên hoạt động kể từ thời điểm đó trở đi. Ảnh: © Toyo Ito

Khi thực hiện bài giảng Kenneth Kassler tại Đại học Princeton vào năm 2009, Ito đã giải thích những suy nghĩ chung của mình về kiến trúc:

“Thế giới tự nhiên vô cùng phức tạp và dễ biến đổi, hệ thống của tự nhiên giống như chất lỏng vậy. Ngược lại, kiến trúc lại luôn cố gắng thiết lập một hệ thống mang tính bền vững hơn. Nói một cách đơn giản, người ta có thể nói rằng hệ thống dạng lưới được thiết lập vào thế kỷ XX. Hệ thống này trở nên phổ biến trên toàn thế giới vì nó cho phép xây dựng một lượng lớn kiến ​​trúc trong một khoảng thời gian ngắn.

Tuy nhiên, nó cũng khiến các thành phố trên thế giới trở nên đồng nhất. Người ta thậm chí có thể nói rằng nó cũng làm cho những người sống và làm việc ở đó trở nên đồng nhất. Để đáp lại điều đó, trong mười năm qua, bằng cách sửa đổi lưới một chút, tôi đã cố gắng tìm ra cách tạo ra các mối quan hệ giúp đưa các tòa nhà đến gần hơn với ‘môi trường và xung quanh’”. Sau đó, Ito chỉnh lại ý cuối của ông thành “môi trường tự nhiên”.

Tại khu vực Omotesando thời thượng của Tokyo, Ito đã thiết kế một tòa nhà vào năm 2004 cho TOD’S, một công ty giày và túi xách của Ý, lấy cây cối là nguồn cảm hứng. 

kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 16
TOD’S. Ảnh: studiopham
kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 29
Mặt tiền có hoa văn trừu tượng của TOD’S được vẽ từ các kiểu phân nhánh tự nhiên của cây cối lân cận. Ảnh: Flickr Sophie Huang

Cửa hàng TOD’s ở Omotesando là một không gian bán lẻ ở Tokyo, là một trong những dự án nổi tiếng nhất của Ito và có lẽ là ví dụ tốt nhất cho lý tưởng kiến trúc của ông. Mặt tiền trừu tượng, dạng mắt lưới, khắc họa hoa văn nhánh cây, gợi liên tưởng đến những cái cây xung quanh tòa nhà với các ô cửa kính cách quãng phát triển nhiều hơn ở các tầng cao hơn để tạo ra một vở diễn hấp dẫn giữa độ mờ và độ trong suốt của nó. Phần lớn thiết kế của tòa nhà tượng trưng cho các tác phẩm của Toyo Ito trong thời kỳ này.

kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 24
Sân vận động ở Đài Loan có sức chứa 55.000 khán giả và chi phí xây dựng là 150 triệu đô la. Nó sẽ giữ kỷ lục là sân vận động sử dụng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới với mái che rộng 14.155m2, có khả năng tạo ra 1,14 gigawatt giờ điện mỗi năm, đủ để cung cấp năng lượng cho 80% khu vực lân cận. Ảnh: Chính quyền thành phố Cao Hùng
kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 18
Nhà hát Quốc gia Đài Trung mới khai trương gần đây tọa lạc tại thành phố một triệu dân ở miền trung Đài Loan và được thiết kế bởi Toyo Ito với sự cộng tác của Cecil Balmond. Ảnh: Kai Nakamura

Sau khi thiết kế các công trình được giới phê bình đánh giá cao như Sendai Mediatheque, Ito trở thành kiến ​​trúc sư có tầm quan trọng quốc tế vào đầu những năm 2000, dẫn dắt các dự án trên khắp Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Ito đã thiết kế Sân vận động chính cho Thế vận hội 2009 ở Cao Hùng và Nhà hát quốc gia Thành phố Đài Trung, cả hai công trình đều ở Đài Loan. Ở châu Âu, Ito và công ty của ông đã cải tạo mặt tiền của Căn hộ Suites Avenue bằng những con sóng thép không gỉ nổi bật và vào năm 2002, KTS Toyo Ito đã thiết kế Phòng trưng bày Serpentine Pavilion ở Công viên Hyde, London.

kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 3
Serpentine Pavilion, London. Toyo Ito đã hợp tác với Cecil Balmond và Arup trên một cấu trúc có hoa văn phức tạp mang lại cảm giác chuyển động năng động. Ảnh: Sylvain Deleu
kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 25
Cách xử lý mặt đứng phức tạp, có vẻ ngẫu nhiên thực ra là sản phẩm của một thuật toán mô tả một khối lập phương quay tạo thành các hình tam giác và hình thang không đều. Ảnh: Sylvain Deleu

Tuy nhiên, có lẽ điều quan trọng nhất đối với Ito là các dự án ở quê hương, điều này càng trở nên cấp bách hơn sau trận động đất và sóng thần ngày 11 tháng 3 năm 2011. Thảm họa đã thúc đẩy Ito và một nhóm kiến ​​trúc sư Nhật Bản khác phát triển khái niệm “Home-for-All” (tạm dịch: Nhà cho tất cả), một không gian chung cho những người sống sót.

Như KTS Ito đã trình bày trong quyển Toyo Ito – Forces of Nature do Princeton Architectural Press xuất bản:

“Các trung tâm cứu trợ không có sự riêng tư và hầu như không đủ chỗ để nằm thẳng người hay ngủ, trong khi các đơn vị nhà ở tạm thời được dựng lên vội vã chẳng khác gì một dãy các vỏ rỗng, dù sao thì điều kiện sống cũng rất tệ. Tuy nhiên, ngay cả trong những điều kiện như vậy, mọi người vẫn cố gắng mỉm cười và chấp nhận thực tế… Họ tập hợp lại để chia sẻ và giao tiếp trong những hoàn cảnh khắc nghiệt – một cái nhìn cảm động về cộng đồng ở mức cơ bản nhất. Tương tự như vậy, những gì chúng ta thấy ở đây là nguồn gốc của kiến ​​trúc, sự định hình tối thiểu của các không gian chung.

kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 8
Home-for-All ở thành phố Soma/ Toyo Ito & Associates + Klein Dytham architecture. Ảnh: Koichi Torimura
kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 27
Home-for-All ở thành phố Soma/ Toyo Ito & Associates + Klein Dytham architecture. Ảnh: Koichi Torimura

“Kiến trúc sư là người có thể biến những không gian dành cho những bữa ăn đạm bạc như vậy trở nên nhân văn hơn một chút, làm cho chúng đẹp hơn một chút, thoải mái hơn một chút”. 

Ông nói thêm: “Trong thời kỳ hiện đại, kiến ​​trúc được đánh giá cao nhất về tính độc đáo của nó. Kết quả là, những chủ đề cơ bản nhất như tại sao một công trình được tạo nên và dành cho ai – đã bị lãng quên. Một khu vực thảm họa, nơi mà mọi thứ bị mất đi, mang đến cho chúng ta cơ hội để có cái nhìn mới mẻ, ngay từ đầu, về việc kiến ​​trúc thực sự là gì. “Home-for-All” có thể bao gồm các công trình nhỏ, nhưng nó đặt ra câu hỏi sống còn về hình thức kiến ​​trúc nên có trong thời kỳ hiện đại – thậm chí đặt câu hỏi về các chủ đề cơ bản nhất, ý nghĩa thực sự của kiến ​​trúc”.

kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 1
Home-for-All ở thành phố Rikuzentakata, tỉnh Iwate, Nhật Bản. Ảnh: Iwan Baan
kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 20
Home-for-All ở thành phố Rikuzentakata, tỉnh Iwate, Nhật Bản. Ảnh: Iwan Baan
kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 14
Home-for-All ở thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi/ Thiết kế: Yang Zhao, Kazuyo Sejima (Cố vấn), Masanori Watase (KTS địa phương) . Ảnh Jonathan Leijonhufvud

A message from HOME-FOR-ALL – on the 10th Anniversary of the Tohoku Earthquake みんなの家 東日本大震災から10年を迎えて

Chia sẻ của các kiến trúc sư dự án Home-for-All sau 10 năm động đất Tohoku.

Gần đây, Ito cũng nghĩ về di sản của mình, thể hiện qua Bảo tàng Kiến trúc Toyo Ito trên hòn đảo nhỏ Omishima ở biển nội địa Seto. Công trình do Ito thiết kế, mở cửa vào năm 2011 và trưng bày các dự án trước đây của ông cũng như phục vụ như một khu hội thảo dành cho các kiến ​​trúc sư trẻ.

kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 6
“Steel Hut” – Bảo tàng Kiến trúc Toyo Ito. Ảnh: Iwan Baan
kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 21
Bảo tàng Kiến trúc Toyo Ito. Khu phức hợp gồm công trình chính “Steel Hut” và gần đó là “Silver Hut” – công trình tái tạo ngôi nhà cũ của kiến ​​trúc sư ở Tokyo xây dựng vào năm 1984. Ảnh: Iwan Baan
kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 22
Silver Hut (1984), được xây dựng làm nơi ở riêng của Ito và gia đình ở Nakano, là một trong những dự án nhà ở ban đầu của kiến trúc sư. Ảnh: © Toyo Ito & Associates, Architects
kienviet kts toyo ito nhung cong trinh bieu tuong 10
Ngôi nhà đã giành giải thưởng của Viện Kiến trúc Nhật Bản vào năm 1986. Ảnh: Flickr Forgemind ArchiMedia

Tổng hợp: Anh Tuấn | Nguồn: rethinktokyo, tatler asia, prikerprize, stirworld, iwan

XEM THÊM: 

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
190 head
Phỏng vấn Jean Nouvel

Sinh năm 1950, tại Fumel (lot-etgaronne) miền nam nước Pháp, ông học tại trường Ecole Nationale Supérieure des beaux arts Read more

do hoa da phuong tien head
Đồ họa đa phương tiện

Công nghệ hình ảnh đang tiến theo xu hướng: từ hình ảnh 2D trên film, giấy ảnh, màn ảnh... tiến Read more

409 head
Khát vọng ánh sáng

Một câu chuyện về một người thanh niên trẻ châu Phi bằng khao khát được học hành đã đóng góp Read more

Khóa đào tạo quốc tế về quản lý dự án và quản lý xây dựng của ĐHTH Cincin

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nâng cao năng lực quản lý dự án và quản lý Read more

vegiaithuongpritzkler
Kiến trúc là một môn thể thao đồng đội vậy tại sao…?

Một quan điểm khác và đáng suy ngẫm của giáo sư Witold_Rybczynski về giải thưởng Pritzker , thông qua bài Read more

luongkts
Tham khảo về lương dành cho nghề Kiến trúc trên thế giới

Bạn có quan tâm tới mức lương của các đồng nghiệp tại các quốc gia trên thế giới ?