Thiết kế đô thị theo giác quan tập trung vào trải nghiệm nghe, nhìn hay thậm chí là ngửi nhằm mục tiêu cải thiện sức khỏe của môi trường và những cư dân sống trong đó.

kienviet chu nghia do thi giac quan la gi 2
Ảnh: Jeremy Bezanger, từ Unsplash

Chủ nghĩa đô thị giác quan là một cách tiếp cận đô thị dựa trên việc phân tích các giác quan của con người, trong đó nhấn mạnh đến các giác quan khác ngoài thị giác, qua đó xác định đặc điểm của một thành phố và tác động đến khả năng tồn tại của nó như thế nào. Sử dụng các phương pháp gồm bản đồ âm thanh, mùi, vị, thiết bị cảm biến và công nghệ thực tế ảo, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đã giới thiệu cách tiếp cận đô thị đầy đủ các giác quan thay vì chỉ mỗi thị giác như truyền thống trước đây. 

Theo David Howes, một nhà nghiên cứu về Chủ nghĩa đô thị giác quan và là tác giả của quyển sách “Tuyên ngôn nghiên cứu cảm giác” đã viết: “mọi người đã quen với việc chỉ nhìn vào thành phố mà quên ngửi, nghe và chạm vào nó.”

Howes áp dụng cách tiếp cận dân tộc học, sử dụng quan sát và phỏng vấn để phát triển một bộ phương pháp nhằm thiết kế giác quan trong không gian công cộng.

Các nhà nghiên cứu khác đang sử dụng công nghệ cao, sử dụng các thiết bị đeo cảm biến để theo dõi dữ liệu sinh trắc học, chẳng hạn như phạm vi nhịp tim, được xem như một thước đo phản ứng cảm xúc đối với các trải nghiệm giác quan khác nhau. Dự án GoGreenRoutes do EU tài trợ theo đuổi phương pháp này khi nghiên cứu về phương thức mà thiên nhiên có thể được tích hợp vào không gian đô thị để cải thiện sức khỏe con người và môi trường.

kienviet chu nghia do thi giac quan la gi 1
Ảnh: Hilthart Pedersen, từ Unsplash

Trên thế giới

Oğuz Öner, một học giả và nhạc sĩ đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời cũng là nhà nghiên cứu về chủ nghĩa đô thị giác quan, đã dành nhiều năm tổ chức các cuộc đi bộ bằng âm thanh ở Istanbul, ở đây những người tham gia bị bịt mắt mô tả những gì họ nghe thấy ở các địa điểm khác nhau. Nghiên cứu của ông đã xác định những địa điểm có thể trồng cây cối để giảm tiếng ồn giao thông hoặc những nơi có thể xây dựng cơ quan tạo sóng để khuếch đại âm thanh nhẹ nhàng của biển, một điều mà ông thấy ngạc nhiên khi nhận ra rằng mọi người hầu như không thể nghe thấy gì mặc dù họ đang ở gần bờ biển.

Ở Berlin, các khu vực yên tĩnh được người dân xác định bằng ứng dụng di động miễn phí đã được đưa vào kế hoạch hành động chống tiếng ồn mới nhất của thành phố. Theo quy định của EU, thành phố hiện được yêu cầu bảo vệ những không gian này khỏi sự gia tăng tiếng ồn.

kienviet chu nghia do thi giac quan la gi 4
Ảnh: Alex Block, từ Unsplash

Tại Đại học Deakin ở Australia, giáo sư kiến trúc Beau Beza đi tìm sự đắm chìm hoàn toàn vào các giác quan của thành phố. Nhóm của ông đang thêm vào những âm thanh và cuối cùng là mùi và chất cảm bề mặt vào môi trường thực tế ảo mà các quan chức thành phố có thể sử dụng để trình bày các dự án quy hoạch cho các bên liên quan. Beza nói với MIT Technological Review: “Các bản mô tả trên giấy về cảnh quan đường phố, công viên hay quảng trường rất khó hình dung đối với nhiều người. Việc có thể ‘đi bộ’ và nghe âm thanh của nó làm tăng khả năng hiểu biết.”

Hòa nhập đô thị

Các vấn đề về công bằng và hòa nhập cũng phát huy tác dụng khi xác định những trải nghiệm giác quan nào sẽ được tính đến trong quá trình lập kế hoạch. Các cộng đồng đô thị kém may mắn thường phải chịu gánh nặng ô nhiễm tiếng ồn và mùi hôi từ đường cao tốc và nhà máy, nhưng họ cũng thường là mục tiêu của những lời phàn nàn về tiếng ồn, chẳng hạn như khi khu dân cư của họ được chỉnh trang.

kienviet chu nghia do thi giac quan la gi 3
Một trong các hoạt động trong dự án “π (pi) microtopia=1km” ở Triển lãm kiến trúc Biennale Sao Paulo lần thứ 11

Monica Montserrat Degen, nhà xã hội học văn hóa đô thị tại Đại học Brunel University London, cho biết: “Nhận thức giác quan thì không trung tính, hay chỉ đơn giản là tính sinh học. Cho dù chúng ta có thấy điều gì đó dễ chịu hay không, thì nó cũng được định hình về mặt văn hóa và xã hội”. Các nhà quy hoạch ở London và Barcelona đang sử dụng nghiên cứu của cô về nhận thức không gian công cộng và cách mà “hệ thống phân cấp cảm giác” tính đến hay loại trừ các nhóm người khác nhau.

Degen đề cập đến ví dụ về một khu phố ở London, ở đó các nhà hàng giá rẻ từng là điểm gặp gỡ của giới trẻ địa phương giờ đã được thay thế bằng các quán cà phê thời thượng. Cô ấy nói: “Trước đây nó có mùi gà rán, nhưng những cư dân mới đến thấy mùi đó khó chịu. Bây giờ nó có mùi cappuccino.”

Triển vọng của chủ nghĩa đô thị giác quan ra sao khi các thành phố luôn bao hàm sự đa dạng về tầng lớp xã hội, công năng, chủng tộc, thị hiếu…?

kienviet chu nghia do thi giac quan la gi 5
Ảnh: Mauro Mora, từ Unsplash

Biên dịch: Anh Tuấn | Nguồn: Archdaily

XEM THÊM: 

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
dzn Ghost Stories New Desi
Ghost Stories, Thiết kế mới của Nendo / MAD

Triển lãm thiết kế mới của Nendo, nhà thiết kế người Nhật đã được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ Read more

Thể lệ Cuộc thi sáng tác biểu tượng thành phố Tuyên Quang

Nhằm chọn được mẫu biểu tượng của thành phố Tuyên Quang. Khi mẫu biểu tượng được duyệt, sẽ được sử Read more

hocthiennhientaogio thum
“Học” tự nhiên để tạo gió

Hãy làm hài lòng khách hàng Việt Nam bằng một ngôi nhà lộng gió như thế này!

Loay hoay với “hai cục”

Lâu nay có quan niệm bản vẽ thiết kế thi công thường nặng về phần kỹ thuật, còn những chi Read more

Có hàng trăm lý do để… dở khóc dở cười

Từ bản vẽ đến công trình là một khoảng cách không hề nhỏ. Ai làm thiết kế cũng biết điều Read more

3621
Kết thúc vòng sơ khảo Cuộc thi Thiết kế logo Diễn đàn ARCASIA 2011

Ngày 19/7/2010, Hội đồng chấm thi Thiết kế logo Diễn đàn ARCASIA 2011 tại TP. Đà Nẵng do KTS. Nguyễn Read more