Giải thưởng Aga Khan mang trong mình tinh thần gìn giữ giá trị lịch sử – văn hóa. Giải thưởng do Hoàng tử Karim Aga Khan IV thành lập vào năm 1977. Vào thời điểm đó, có rất ít giải thưởng Kiến trúc mang tầm quốc tế. Sự phát triển kinh tế quá nhanh đã dẫn đến những kiến trúc ngoại lai, không có mối liên hệ hay sự tôn trọng nào đối với lịch sử – văn hóa tại nơi đó. Xuất phát từ việc Aga Khan quan ngại về sự biến mất nhanh chóng của bản sắc Kiến trúc Hồi giáo, sau đó là các khu vực khác trên thế giới, vì theo ông “đánh mất bản sắc của chính mình” là đồng nghĩa với việc “đánh mất sự tôn trọng từ các quốc gia khác”.
Lịch sử và nguyên nhân hình thành Giải thưởng Aga Khan

Giải thưởng Aga Khan trao cho các công trình, dự án có tác động tích cực, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời gìn giữ được yếu tố lịch sử – văn hóa bản địa nhưng vẫn mang hơi thở của thời đại. Các giải thưởng có tổng trị giá 1 triệu đô la Mỹ, được trao 3 năm một lần và chia đều cho các dự án đoạt giải.
Giải thưởng Aga Khan 2020 – 2022
Giải thưởng năm nay được trao cho 6 công trình ở Indonesia, Iran, Lebanon, Senegal, và 2 trong số đó là tại Bangladesh.

Chúng ta sẽ tìm hiểu về 1 trong những công trình đoạt giải là Cải tạo Nhà Khách tại Lebando do Văn phòng East Architecture Studio thiết kế và đại diện là KTS Charles Kettanesh và Nicolas Fayad.

PV: Hai ông đã tiếp cận với dự án như thế nào?
Chúng tôi tiếp cận từ góc độ lịch sử, ban đầu công trình thuộc sở hữu của Nhà nước và do KTS Oscar Niemeyer thiết kế. Những năm 60 của thế kỷ XX, kinh tế Lebanon rất phát triển và công trình này sẽ là điểm nhấn của thành phố Tripoli – lúc bấy giờ là trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới Ả Rập. Công trình từng là di sản về Kiến trúc Hiện đại tại Lebanon và trên thế giới. Nhưng công trình đã không được hoàn thành vì cuộc nội chiến năm 1975 bùng ra, sau đó được kiểm soát bởi quân đội và chưa được sử dụng lại cho đến ngày nay.

Bối cảnh giờ đây đã thay đổi, công trình được cải tạo thành không gian trưng bày, triển lãm và bảo tồn nghề mộc lâu đời tại Tripoli. Điều lưu ý là trong tương lai nó có thể trở lại là một Nhà Khách cho thành phố.

PV: Cải tạo một công trình có từ những năm 60 sẽ gây ra những khó khăn gì cho các KTS?
Điều thú vị là khi chúng tôi khảo sát công trình, do chưa được hoàn thiện và mang tinh thần Kiến trúc Hiện đại nên không gian bên trong cơ bản là không gian mở. Yêu cầu được đưa ra là không thay đổi phần kết cấu và ngoại thất của công trình

Khó khăn giờ đây không phải là về không gian mở, mà là làm sao đó để kế thừa ý chí của KTS Oscar Niemeyer, giữ được tinh thần của công trình và đáp ứng yêu cầu về biến đổi công năng.
Chúng tôi dành 1 sự tôn trọng rất lớn cho công trình. Với nhịp điệu sống động của các thanh bê tông trên mái và các vệt nắng thay đổi bên trong. Chúng tôi cũng nghiên cứu những công trình của Neymar, xem xét cách ông ấy hoàn thiện các thiết kế của mình. Và ở công trình lần này, chúng tôi sẽ là những người hoàn thiện công trình thay ông ấy.


Chúng tôi như được truyền cảm hứng trong dự án lần này! 6 tháng là thời gian để nghiên cứu về công trình và về KTS Oscar Neymar. Dù chúng tôi phải đảm bảo tiến độ về thời gian thiết kế và thi công, nhưng chúng tôi chấp nhận dành hơn 70% thời gian vào việc nghiên cứu công trình.
Một khó khăn nữa là về mặt kinh phí. Khi công trình đã xuống cấp và phải bảo trì nhiều, nhất là về chống thấm. Đồng nghĩa với việc kinh phí cho không gian bên trong sẽ bị thu hẹp.
PV: Hiện tại, công trình là không gian triển lãm, trưng bày và bảo tồn nghề mộc truyền thống. Nhưng CĐT có đề cập, nó có thể sẽ chuyển đổi thành Nhà Khách trong tương lai. Vậy 2 ông đã giải quyết bài toán như thế nào?
Chính vì yêu cầu đó, câu hỏi được đặt ra là làm sao công trình có thể trở lại là Nhà Khách trong 3, 5 hay 10 năm tiếp theo?

Giải pháp khả thi là từ khóa “Sự hoàn trả – Reversible”. Từ đó, dẫn tới giải pháp thiết kế là mọi thứ đều có thể tháo rời, ngoại trừ kết cấu. Mỗi khi chúng tôi thêm vào, thì phải có phương án để tháo rời. Dẫn tới vật liệu được sử dụng phải mảnh mai, thậm chí màu sắc cũng phải mang lại cảm giác nhẹ nhàng

PV: Hãy bàn về vật liệu của công trình. Thép hộp, kính và đá. Nguyên nhân đằng sau sự lựa chọn này là gì?
Tôi xin được bắt đầu từ bảng màu. Hiện trạng ngoại thất của công trình là trắng xám. Nên trong nội thất, chúng tôi cũng sử dụng nó. Theo quan điểm cá nhân, thì màu xám góp phần nhắc nhớ lại bê tông – là kết cấu chính của công trình. Một màu sắc bền bỉ theo năm tháng và phù hợp với nhiều công năng khác nhau, kể cả là Nhà Khách.

Như đã đề cập thì chúng tôi chú trọng vào “Sự hoàn trả – Reversible”. Kính và thép mang lại cảm giác thanh mảnh, và dễ dàng tháo rời khi cần. Đồng thời, hệ thống cửa kính dường như đang hòa vào nhịp điệu của các thanh bê tông trên mái, làm cho dòng chảy cảm xúc và tinh thần của công trình được xuyên suốt, kính cũng là những vách ngăn, chúng vừa tồn tại và không tồn tại.

Nhắc về vật liệu, thì chúng tôi cũng muốn nói về phần trần của công trình. Các dải đèn thanh mảnh, nó mô phỏng lại các thanh bê tông trên trần, chúng không mảnh hơn và cũng không dày hơn và chạy dài theo hệ kết cấu. Nó vừa cung cấp ánh sáng và khi ban ngày nó có chức năng như các thanh bê tông trên trần, cũng có thể nói nó trở nên vô hình. Dải đèn có thể phát sáng toàn bộ hoặc 1 phần, để phù hợp với các yêu cầu chiếu sáng đặc biệt.

PV: Tại sao hai ông cho rằng đây là một công trình hướng nội?


Nó đến từ quá trình nghiên cứu của chúng tôi. Vì khi nhìn từ bên ngoài, chỉ toàn là tường đặc, yếu tố rỗng duy nhất là lối vào của công trình. Công trình không được lấy sáng từ xung quanh và ở mặt đứng. Nhưng khi vào bên trong, mọi thứ lại cởi mở, nhẹ nhàng và tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Điều đó như 1 cuộc hành trình khám phá nội tâm, vì nguồn sáng duy nhất lại đến từ bên trong, 1 giếng trời với 1 khu vườn đậm chất vùng Trung Đông. Vẻ đẹp của công trình phần nhiều đến từ bên trong, 1 điều đặc biệt so với các công trình Hiện đại lúc bấy giờ.

PV: Dự án lần này đã có tác động tới thành phố như thế nào?

Vì lý do nội chiến mà công trình chưa được hoàn thành trong quá khứ, nên trong mắt người dân, công trình là 1 sự thất bại, minh chứng cho sự hỗn loạn của thời đại trước, có thể nói là một công trình bên rìa xã hội. CĐT khi đó có thể thiết kế 1 không gian triển lãm hoàn toàn mới ở 1 nơi khác, nhưng họ đã chọn cải tạo công trình. Điều đó minh chứng cho việc những đống tro tàn từ quá khứ vẫn được sử dụng tốt khi có cách tiếp cận khả thi. Công trình giờ đây được hòa mình vào hơi thở thời đại. Sự thật thì đây cũng là 1 di sản Kiến trúc bị bỏ quên. Nó tạo ra tác động về việc cần nghiên cứu và bảo tồn những di sản bị lãng quên trong thành phố và tính khả thi khi sử dụng lại các công trình này trong bối cảnh hiện nay.

*(…Kiến trúc có thể minh chứng cho sự hỗn loạn của một thời đại. Nhưng ngược lại, nó cũng có thể là tia hy vọng để kết thúc thời kỳ hỗn loạn đó…).
Biên dịch: Hoàng Anh | Nguồn: Archdaily
XEM THÊM:
- Carl Pruscha: Kiến trúc sư tìm về những vùng đất bị lãng quên
- Hartmut Thimel: Vị kiến trúc sư bí ẩn ở Brazil
- KTS Tadao Ando: Kiến trúc có thể trở thành một “bể chứa” cộng đồng
- KTS Shigeru Ban và chặng đường thiết kế của ông
- KTS Günther Domenig là ai trong phong trào Kiến trúc giải tỏa kết cấu?