“Mối quan hệ với thiên nhiên” là triết lý xuyên suốt trong tất cả ý tưởng của tôi về kiến trúc, mặc dù lớp vỏ bên ngoài của chúng có thể sẽ khác biệt… Tôi đang quay trở lại giai đoạn thiết kế ra những thứ có tính động, tìm kiếm những giá trị cổ xưa” – KTS Toyo Ito.

Xin giới thiệu đến bạn đọc cuộc phỏng vấn của KTS Toyo Ito với tạp chí Gooood.cn.

kienviet su phat trien trong triet ly thiet ke cua kts toyo ito 23
KTS Toyo Ito

PV: Thông qua quá trình hành nghề, những dự án đột phá đã được xây dựng, phần nào trong kiến trúc mà ông cho rằng bất biến?

KTS Toyo Ito: Tôi có thể nói rằng những ấn tượng về kiến trúc sẽ luôn thay đổi, nhưng tôi vẫn mãi giữ vững triết lý thiết kế của mình. Một mặt, kể cả khi tôi tình nguyện thay đổi lối suy nghĩ, tôi cũng không thể làm được. Tôi nghĩ con người nói chung luôn khó có thể thay đổi. 

Con người lớn lên trong thiên nhiên và có một mối quan hệ mật thiết với chúng trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, kiến trúc hiện đại cho thấy sự tách biệt với tự nhiên. Đây là một vấn đề mà tôi luôn tự hỏi và “mối quan hệ với thiên nhiên” là triết lý thường trực trong ý tưởng kiến trúc của tôi. Dự án của tôi có thể nhìn khác lạ, nhưng tôi luôn cố gắng tạo nên không gian ở có thể “gợi nhớ về tự nhiên”. Tôi nghĩ việc thiết tính sáng tạo sẽ tạo ra những phong cách một màu. Và điều đó khá nhàm chán.

Tính “Nhẹ” và “Nặng” của không gian

“Hiện nay, tính nặng – nhẹ của không gian không còn quan trọng với tôi nữa, tôi nghĩ không gian dạng hang động có tính liên kết với sự cảm thụ trong thiết kế của cá nhân tôi” – Toyo Ito.

PV: Trong khi các dự án kiến trúc trước đây của ông thường được biết tới với tính “trong suốt” và “nhẹ”, thì gần đây ông thường nói rằng bản chất tính sáng tạo trong thiết kế của mình là “kiến trúc hang động”, điều này đối lập với quan điểm trước đó. Ông định nghĩa thế nào về tính “nặng” và “nhẹ” của một không gian? Làm thế nào điều đó có thể thể hiện được tư duy và triết lý thiết kế của ông ?

KTS Toyo Ito: Tính “nặng” và “nhẹ” không phải điều quan trọng trong triết lý thiết kế của tôi hiện nay. Năm 1980, Nhật rơi vào tình trạng bong bóng kinh tế, đó là thời điểm tất cả các kiến trúc được định nghĩa bởi khái niệm “tạm thời” – công trình sẽ bị phá dỡ ngay sau khi được xây dựng. Tôi muốn tạo nên những công trình phù hợp với thời điểm đó, cố gắng đưa vào chúng cái tính chất “sự tạm thời”. Tôi nghĩ những thứ nhẹ nhàng và lơ lửng sẽ phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng vào thời điểm đó, và bằng một các nào đó, tôi hình thành ý tưởng về “tính nhẹ” và “sự trong suốt”. Tuy nhiên, khi nhìn lại các đồ án mà tôi cùng nhóm tôi đã hoàn thiện trong suốt 50 năm qua, tôi nhận ra rằng điều gần với cảm giác của tôi trong thiết kế chính là “kiến trúc hang động”, nghĩa là, kiến trúc chỉ có yếu tố bên trong chứ không có bên ngoài. Tôi nghĩ không gian hang động có tính gắn kết hơn với sự nhảy cảm tự nhiên của tôi trong kiến trúc.

Sự phát triển trong triết lý thiết kế của KTS Toyo Ito
Ngôi nhà Silver Hut | Toyo Ito
Sự phát triển trong triết lý thiết kế của KTS Toyo Ito
Bảo tàng thành phố Yatsushiro | Toyo Ito
kienviet su phat trien trong triet ly thiet ke cua kts toyo ito 1
Nhà hát Taichung | Toyo Ito
kienviet su phat trien trong triet ly thiet ke cua kts toyo ito 16
Không gian bên trong nhà hát Taichung

Suy nghĩ lại về chủ nghĩa Hiện đại

“Mặc dù bị ảnh hưởng nhiều về triết lý của chủ nghĩa Hiện đại, tôi luôn muốn được quay về với mối quan hệ mật thiết giữa con người với thiên nhiên… Chủ nghĩa Hiện đại ngày nay đã đánh mất đi sức sống và vẫn bị ràng buộc với hệ thống kinh tế hóa toàn cầu… Đó là điều vô cùng quan trọng để hình thành hệ tư tưởng kiến trúc mới trong thời đại Hậu hiện đại”.

PV: Thư viện đa chức năng Sendai từng được ca ngợi là dự án vượt xa chủ nghĩa Hiện đại. Đâu là ý nghĩa của tính hiện đại với ông? Liệu chủ nghĩa hiện đại vẫn còn sức sống trong xã hội Nhật Bản ngày nay?

KTS Toyo Ito: Thời kỳ năng động nhất của chủ nghĩa hiện đại diễn ra vào thời sinh viên của tôi. Tôi học về kiến trúc hiện đại, và sức ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại vẫn chỉ được phản ánh rất mơ hồ trong kiến trúc của tôi ngày nay. Nhưng thực tế, tôi luôn muốn được tự do khỏi “gông cùm” của chủ nghĩa Hiện đại. Khi đào sâu hơn lý do cho việc đó, tôi nghĩ vì những ý tưởng về chủ nghĩa “Hiện đại” được du nhập vào Nhật Bản từ phương Tây, và đặc biệt, khái niệm về “mối quan hệ với tự nhiên” rất khác so với cách chúng tôi suy ngẫm. Con người tạo ra học thuyết về chủ nghĩa Hiện đại tin rằng “Kiến trúc nên được tách khỏi thiên nhiên để tạo dựng một trật tự ở nơi khác”. Ngược lại, với người ở phương Đông và Đông Nam Á, mặc dù tôi không đủ hiểu biết về Trung Quốc để nói vậy, luôn sống hài hòa cùng với thiên nhiên. Thiên nhiên đôi khi có thể thể hiện những mặt đáng sợ của chúng, nhưng sẽ không bao giờ ngăn cản chúng ta duy trì mối quan hệ mật thiết với chúng. Con người yêu tự nhiên. Từ góc nhìn về thành phố, luôn có sự khác biệt lớn về hình thái đô thị giữa các nước phương Tây và phương Đông, cũng như trong kiến trúc. Mặc dù bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi triết lý của chủ nghĩa Hiện đại, tôi luôn muốn quay trở về với mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên.

kienviet su phat trien trong triet ly thiet ke cua kts toyo ito 15
Thư viện đa chức năng Sendai | Toyo Ito

Cũng như trong xã hội Nhật Bản, tôi không dám nói 100%, nhưng ít nhất 95% bị ảnh hưởng bởi những giá trị của Hiện đại hóa. Tôi cảm nhận sâu sắc về điều đó sau trận động đất lớn và cơn sóng thần vào ngày 11 tháng 3 năm 2011. Xây dựng kè triều, dựng nhà tạm, tái thiết cấu trúc sau thiên tai tập trung vào việc tách con người khỏi tự nhiên, điều mà theo quan điểm của tôi sẽ đẩy Nhật Bản vào tình trạng tồi tệ hơn. Hiện đại hóa ngày nay đã đánh mất sức sống của nó và vẫn bị ràng buộc với hệ thống kinh tế toàn cầu, thể hiện trong những cấu trúc đồ sộ, nhà cao tầng hoặc sự tái phát triển của thành phố. Điều đó đi ngược lại với giá trị tinh thần cốt lõi được gắn với con người vào thời điểm ban đầu. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với hệ tư tưởng kiến trúc mới trong thời kỳ hậu hiện đại.

Thư viện đa chức năng Sendai với cấu trúc hình ống bất thường tạo ra một cảm giác kết nối với thiên nhiên – một yếu tố khác biệt với các công trình hiện đại thông thường.

Sự phát triển trong triết lý thiết kế của KTS Toyo Ito
Không gian bên trong thư viện Sendai

Tính tạm thời của kiến trúc

“Tôi luôn muốn tạo ra kiến trúc có thể đem đến cho con người những trải nghiệm đa dạng… Tôi muốn giảm thiểu sự hiện diện của những bức tường và tạo nên sự xuyên suốt, liên tục của không gian trong công trình”.

PV: Những dòng chảy khác biệt của thời gian ở những địa điểm khác nhau. Một kiến trúc tốt luôn bao gồm cả chiều kích thước thời gian. Khi chúng tôi tới thăm quan công trình kiến trúc của ông, chúng tôi luôn bị ấn tượng bởi sự đặc biệt về cảm giác thời gian. Đâu là khái niệm về kiếm trúc tạm thời?

KTS Toyo Ito: Khi làm việc với các dự án, điều nảy ra trong tâm trí tôi không phải là kiến trúc truyền thống Nhật Bản, mà thường là vườn Nhật. Ở những khu vườn này, có rất nhiều yếu tố như nhà uống trà, nhà mùa hè, đá, cây,… đã tạo ra một không gian sân vườn có nét đặc trưng riêng, dựa trên những trải nghiệm của từng cá nhân. Khung cảnh này sẽ thay đổi với từng người tham quan, vì mỗi người có những cách cảm thụ khác nhau và tốc độ di chuyển khác nhau. Với tôi, thiết kế một công trình là thiết kế “tổng hòa của trải nghiệm”. Tôi luôn muốn tạo nên một kiến trúc có thể cho con người những trải nghiệm đa dạng. Đó là lý do tạo sao tôi không thích các tòa nhà có không gian bị ngăn cách cứng nhắc bởi các bức tường như “đây là phòng đầu tiên, đây là phòng thứ hai”. Tôi thực sự không thích chúng. Tôi thường đơn giản hóa sự hiện diện của những bức tường và tạo nên những tòa nhà có không gian liên tục.

Không giống như những động tác trong Kabuki, những người biểu diễn Noh thường có động tác chậm và bền bỉ. Trong không gian của Noh, thời gian trôi chậm một cách bất thường, nhưng vẫn tiếp tục thay đổi một cách rất tinh tế. Đây chính xác là loại hình không gian yêu thích của tôi. Thật khó để tôi có thể chấp nhận những không gian với tiết tấu mạnh như nhạc rock. Nói đến âm nhạc, tôi thích Enka vì nhịp điệu trang trọng.

Sự phát triển trong triết lý thiết kế của KTS Toyo Ito
Trung tâm cộng đồng và thư viện Gifu Media Cosmos | Toyo Ito
Sự phát triển trong triết lý thiết kế của KTS Toyo Ito
Không gian nội thất bên trong trung tâm cộng đồng và thư viện Gifu Media Cosmos
kienviet su phat trien trong triet ly thiet ke cua kts toyo ito 2
Thư viện trường đại học nghệ thuật Tama | Toyo Ito
Sự phát triển trong triết lý thiết kế của KTS Toyo Ito
Không gian nội thất thư viện

Nhà cho mọi người

“Tôi coi các công trình công cộng như mô hình mở rộng của “Nhà cho mọi người”… Ở các thành phố lớn như Tokyo ngày nay, sự hình thành của “cộng đồng thu nhỏ” dường như đóng một vai trò vô cùng quan trọng”.

PV: 10 năm đã trôi qua kể từ trận động đất ở phía Tây Nhật Bản. Ông đã thiết kế hàng loạt dự án “Nhà cho mọi người” sau trận động đất. Nhìn lại những dự án đó, đâu là ý tưởng khác biệt mà ông đã sử dụng.

KTS Toyo Ito: “Nhà cho mọi người” là một dự án mà tôi tham gia kể từ khi tôi suy nghĩ về bản thân, là một kiến trúc sư, tôi có thể làm gì cho những người đã mất nhà, mất phố sau trận động đất. Sau 10 năm, tôi băn khoăn nếu các công trình công cộng có thể được xem như là “Nhà cho mọi người”. Khi nói đến các không gian công cộng ngày nay, như thư viện, chúng không còn là nơi mà mọi người tới chỉ để đọc sách, mà sự thật là việc “gặp gỡ, trao đổi” đã trở nên ý nghĩa hơn. Một ví dụ khác, tôi luôn lên kế hoạch thiết kế không gian sân khấu, biểu diễn với hệ thống âm thanh khổng lồ khi thiết kế rạp hát, nhưng người tới đó có thể không tới đó để xem hòa nhạc và vở kịch. Thay vì vậy, họ chỉ ghé qua để có thời gian thư giãn ở sảnh, tận hưởng không khí ở không gian chia sẻ để tái tạo năng lượng. Một không gian không có một mục đích thực tế cụ thể thường thu hút nhiều khách tham quan hơn. Như người già thường thích tụ họp ở nơi trẻ con chơi đùa, nơi giống như một ngôi nhà lớn. Đó là lý do mà tôi coi các công trình công cộng như một mô hình lớn của “Nhà cho mọi người”. Tạo nên một không gian nơi mọi người có thể cảm thấy thoải mái để ở lại cả ngày, nơi con người và thiên nhiên gắn kết với nhau, tôi tin rằng điều này sẽ mở ra một khái niệm về kiến trúc và thiên nhiên ở châu Á. Tôi luôn nghĩ rằng “Nhà cho mọi người” thực sự là một cái tên hay, mặc dù tôi chỉ tình cờ nghĩ ra nó.

Sự phát triển trong triết lý thiết kế của KTS Toyo Ito
Nhà cho mọi người ở Miyagina
Sự phát triển trong triết lý thiết kế của KTS Toyo Ito
Nhà cho mọi người ở Iwanuma

PV: Ông nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông được ủy quyền để thiết kế dự án “Nhà cho mọi người” sau đại dịch để chữa lành tinh thần cho mọi người?

KTS Toyo Ito: Vào ngày kỷ niệm 10 năm sau trận động đất lớn ở Tây Nhật Bản, tôi đã lên kế hoạch tổ chức một buổi nói chuyện ở Thư viện đa chức năng Sendai và muốn tranh luận về việc sẽ tạo ra một mô hình “Nhà cho mọi người” khác ở thành phố Sendai. Mặc dù tôi có kế hoạch nói với các nhà chức trách thành phố Sendai, buổi gặp mặt lại bị trì hoãn do bệnh dịch. Chúng tôi có thể lên lại lịch cho buổi chuyên đề vào mùa thu này, và sau đó tôi có thể đề xuất dự án. Thậm chí qua các dự án cải tạo nhà cũ, các buổi gặp gỡ và giao lưu giữa mọi người theo quy mô nhỏ có thể sẽ có ích khi động đất hay sóng thần xảy ra.

Tôi hiện đang sống trong một căn hộ ở Tokyo với chú chó của mình. Tôi thân hơn với những người hàng xóm cũng nuôi chó, trong khi đó tôi cũng biết mặt của những hàng xóm khác nhưng hiếm khi nói chuyện với họ. Ở các thành phố lớn như Tokyo, việc tạo nên những “cộng đồng thu nhỏ” dường như đã trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng.

Omishima

“Nếm thử rượu ngon trong khi thưởng thức khung cảnh đẹp mê đắm của biển lặng… Omishima dần trở thành một nơi đem tới cho tôi một khái niệm mới về kiến trúc”.

PV: Những công trình nào được hoàn thành trong “Dự án Omishima”? Trong suốt quá trình này, ông nhận thức thế nào về những thay đổi có thể xảy ra trong xã hội Nhật Bản?

KTS Toyo Ito: Tôi dành 10 năm hoặc hơn làm việc với các dự án ở trên đảo. Bắt đầu từ bảo tàng của tôi, bảo tàng Toyo Ito ở Imabari. Sau đó, chúng tôi thuê một căn nhà trống và biến nó thành Nhà cho mọi người” và tiến hành dự án cải tạo nhằm tạo nên cơ sở lưu trú từ trường tiểu học bị bỏ hoang trên cơ sở tự nguyện.

kienviet su phat trien trong triet ly thiet ke cua kts toyo ito 21
Bảo tàng Toyo Ito, dự án đầu tiên của Ito ở Omishima 
Sự phát triển trong triết lý thiết kế của KTS Toyo Ito
Bảo tàng Mẹ và Con Ken Iwata ở Omishima
Sự phát triển trong triết lý thiết kế của KTS Toyo Ito
Nhà cho mọi người ở Omishima

Tôi tìm thấy một nhà máy sản xuất rượu tên Omishima Minna-no-Winery ở trên đảo và tiến hành dự án với sự cộng tác cùng các bạn trẻ. Thông qua dự án, tôi cố gắng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nông nghiệp. Thật không dễ cho mọi người có sự liên kết với đất đai, trồng trọt và gặt hái vụ mùa ở bên ngoài môi trường tự nhiên, nhưng đồng thời chúng tôi cũng không thể chối bỏ tầm quan trọng của nghề nông. Những điều này gợi tôi nhớ về tuổi thơ của tôi khi nước Nhật còn nghèo và các gia đình trồng dưa chuột, trái cà trong một cánh đồng nhỏ ở nhà, mong muốn sống cuộc sống tự cung tự cấp. Sống ở Tokyo, tôi dường như không phải làm gì liên quan đến “nông nghiệp”. Mua rau và hoa quả ở siêu thị không gợi lên ý nghĩa của từ “năng suất”. Tuy nhiên nhận thức được tầm quan trọng của nó, tôi quyết định tận dựng nhà máy sản xuất rượu để tái tạo kết nối giữa tôi và đất đai, đồng thời suy nghĩ lại về kiến trúc.

Tôi dự định có một bài giảng chuyên đề vào tháng 4 về chủ đề “Thế nào là kiến trúc”, đây cũng là câu hỏi mà tôi tự hỏi bản thân mình vào thời điểm hiện tại. Để làm được điều này, tôi đã khảo sát các kho ảnh của người bản địa ở châu Phi, và tôi cảm thấy rất ấn tượng. Họ xây dựng những không gian dạng hang động mà không dựa vào tư duy hình học. Tôi không thể tự ngừng hỏi bản thân: Liệu tôi có thể tạo nên loại hình kiến trúc như vậy? Omishima là nơi mà không gian trôi chậm lại và vô cùng yên tĩnh, nơi chúng tôi có thể trở lại với tự nhiên, chồng nho để làm rượu, nấm những chai rượu ngon trong khi thưởng thức không gian lãng mạn của biển lạng. Trong trường hợp đó, Omishima dần trở thành một nơi đem đến cho tôi khái niệm mới về kiến trúc.

Kiến trúc và thành phố

“Đại dịch đã tạo cơ hội cho chúng ta để sống chậm lại, cho phép ta hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp và thơ mộng khi sống cùng với thiên nhiên… Nay khái niệm về “thành phố trong tương lai” đã biến mất, và chúng tôi bắt đầu tự hỏi rằng liệu thành phố có tương lai không.”

PV: Dự án HARAJUKU được hoàn thành vào năm ngoái cho thấy nỗ lực loại bỏ định nghĩa truyền thống về nhà ga, thu hút mọi người với cấu trúc mô phỏng tự nhiên. Ông nghĩ thế nào về mối quan hệ giữa cấu trúc đô thị và thiên nhiên?

KTS Toyo Ito: Khu đất dự án được đặt tại điểm cao nhất của dãy núi Genji. Do có sự chênh lệch độ cao lớn, tôi dự định sẽ xây dựng một “ngọn núi” khác ở đây. Ở kiến trúc này tôi đã tạo ra rất nhiều không gian ngoài trời với trăm hoa đua nở, như bạn đã nói, nó có thể trở thành một ngọn đồi. Nhưng sau tất cả, nó chỉ là một dự án nhân tạo, không có cách nào để tạo nên một “ngọn núi” thật. Đồng thời, đây là một dự án thương mại, những gì chúng ta có thể làm với nó vẫn còn khá hạn chế.

Sự phát triển trong triết lý thiết kế của KTS Toyo Ito
Tòa nhà HARAJUKU

PV: Loại hình kiến trúc nào có thể tái xây dựng mối liên kết giữa con người trong thành phố?

KTS Toyo Ito: Do bệnh dịch, con người phải sống trong căn nhà của họ và không thể kết nối với nhau. Ở thành phố lớn như Tokyo, mọi người từng có những giây phút vui vẻ và tìm đồ ăn ngon ở những nơi đông đúc. Tuy nhiên dịch bệnh đã tạo cho chúng ta cơ hội để chiêm nghiệm, cho phép ta nhớ lại những kỷ niệm đẹp khi ở gần tự nhiên. Trái lại, tôi nhận ra các căn hộ trong nhà cao tầng mà chúng ta đang sống hiện tại khá là tăm tối. Tôi thực sự mong chờ những thay đổi sẽ diễn ra ở những thành phố lớn sau đại dịch, mặc dù không có cách nào để chúng ta quay trở lại quá khứ.

PV: Ông đã từng đến rất nhiều thành phố và có những dự án trên khắp thế giới. Thành phố nào mà ông ấn tượng nhất? Đâu là thành phố lý tưởng trong tương lai trong suy nghĩ của ông?

KTS Toyo Ito: Trong khu vực châu Á, tôi rất thích Bangkok, tôi nhớ một lần khi ở trong ô tô, một cơn bão ập đến và giao thông trở nên tắc cứng. Điều tôi không ngờ tới là mọi người xuống xe buýt và ung dung đi bộ trên phố, cùng tiến về phía trước với xe buýt. Họ nhìn trông rất thư thái, thậm chí là hạnh phúc. Lúc đó tôi thực sự cảm thấy đây là một thành phố thú vị. Nếu tôi ở Tokyo, chắc chắn mọi người sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Đây là kiểu mẫu thành phố mà tôi đánh giá cao. Tôi thích thành phố có nét đặc trưng lịch sử.

Tôi luôn nghĩ Tokyo là thành phố tuyệt vời khi tôi còn là thiếu niên, thích thú cảm giác “tương lai”. Hiện tại khái niệm về “thành phố tương lai” đã biến mất, tôi thậm chí còn bắt đầu không biết liệu thành phố còn có tương lai không.

Trường học Ito

“Ở trường ITO, học sinh hình thành ý niệm về “nhà” với cách toàn diện nhất, và chúng sẽ cảm thấy thú vị với nó… Chúng ta đang sống ờ thời đại mà con người ngừng suy nghĩ. Do đó, tôi muốn xây dựng một chương trình xoay quanh chủ đề “Tư duy”.”

PV: Đã 10 năm kể từ khi ông thành lập trường Ito vào năm 2011. Ông nghĩ đâu là một trong những dự án và buổi hội thảo thú vị nhất trong một thập kỷ qua? Đâu là chủ đề mà trường Ito sẽ hướng tới trong tương lai?

KTS Toyo Ito: Một trong những chương trình tại trường Ito là dạy cho học sinh tiểu học về tư duy kiến trúc, hỏi chúng “thế nào là nhà?” hoặc “thế nào là một thành phố”. Mỗi năm các trường sẽ nhận 20 trẻ từ 10 – 12 tuổi, hầu hết từ lớp 4 đến lớp 6. Chương trình diễn ra vào hàng năm, mỗi sinh viên kiến trúc từ các trường đại học sẽ tham gia vào quá trình trợ giảng, giúp cho chương trình trở nên hiệu quả hơn. Thật thú vị khi thấy sự thay đổi lớn ở lũ trẻ trong một năm. Trong năm đầu, chúng được tự do đưa ra các ý tưởng, như “ngôi nhà bay trên bầu trời”, v.v… Nhưng vào thời điểm chúng học lớp 6, chúng bắt đầu nghĩ theo hướng lý trí hơn và hỏi những câu hỏi như “Làm thế nào để xử lý kết cấu?”. Cá nhân tôi rất mong muốn chúng có thể duy trì trạng thái suy nghĩ tự do và không bao giờ tiếp xúc với các lý thuyết kiến trúc cho đến khi chúng học đại học, nhưng cuối cùng mọi người đều trưởng thành với những “nhận thức chung”. Từ góc độ này, có thể những giáo viên trợ giảng từ các trường đại học (sinh viên) có thể học hỏi nhiều hơn. Ở trường tiểu học, học sinh được rèn kỹ năng vẽ, làm đồ thủ công và học khái niệm về “gia đình” trong các tiết xã hội một cách độc lập. Tuy nhiên, ở trường Ito, học sinh có thể hiểu mọi khái niệm này một cách toàn diện hơn. Chúng rất hào hứng với quá trình giảng dạy toàn diện, và đó là lý do tại sao trẻ em đều tự nguyện tới đây. Rất nhiều sinh viên tham gia vào các chương trình này trong ba năm, và vài người trong số họ rất tài năng, kể cả về vẽ tay và làm mô hình.

Sự phát triển trong triết lý thiết kế của KTS Toyo Ito

Có những dự án dành cho người lớn. Vào những năm đầu tiên, chúng tôi thường tới Omishima, tìm cơ hội mới để hồi sinh lại hòn đảo. Dần dần, có ba đến bốn nhóm người quyết định chuyển tới hòn đảo, và vài người trong số họ bắt đầu gắn bó với nông nghiệp. Tôi hạnh phúc vì trường học có những thành viên như họ.

Chúng ta đang sống vào thời điểm mà con người có xu hướng dừng suy nghĩ, đặc biệt với sự phát triển của mạng xã hội, nơi mà mọi người có thể tiếp cận tới bất cứ thứ gì họ muốn bằng cách dùng điện thoại thông minh, bao gồm cả trường hợp khi bạn làm nghiên cứu. Do đó, tôi muốn tạo ra một chương trình mới với chủ đề “Suy nghĩ”, khơi gợi những cuộc thảo luận về chủ đề “Kiến trúc là gì?”, “Thành phố là gì?” và “Cuộc sống là gì?”  với tổng cộng sáu phần, mỗi phần diễn ra hai tháng. Chương trình cũng bắt đầu bài giảng của tôi về chủ đề “Kiến trúc là gì”, và tôi cũng để lũ trẻ tham gia vào. Mặc dù bài giảng được thiết kế cho người lớn, tôi cũng cố tạo nên nội dung dễ tiếp cận với sinh viên. Đó là điều mà tôi luôn muốn làm lúc này.

Về Tiaa

“Một nét văn hóa trong văn phòng chúng tôi là cho phép mọi người có sự tự do trong cách làm việc, và điều này là lý do tại sao văn phòng của chúng tôi thường được nhắc tới như là “cái nôi của kiến trúc ấn tượng”.

PV: Hiện tại các dự án và hoạt động kiến trúc trong văn phòng ông diễn ra như thế nào. Ông đảm nhiệm vai trò gì trong văn phòng? Liệu ông có thể chia sẻ về những dự án cũng như kế hoạch sắp tới của văn phòng được không?

KTS Toyo Ito: Văn phòng chúng tôi hiện có khoảng 30 nhân viên, bao gồm cả các nhân viên làm trực tiếp tại văn phòng. Thêm vào đó, có một chi nhánh văn phòng gồm hai đến ba thành viên ở Barcelona. Như tôi đã nói lúc đầu, dự án bắt đầu như một cuộc thi nội bộ, đầu tiên tôi sẽ giải thích với mọi người chủ đề của dự án, và khuyến khích mỗi thành viên trong nhóm, bao gồm cả tôi, tự đề xuất và phát triển ý tưởng của riêng mình. Thông thường, 70% ý tưởng sơ phác của tôi được công nhận là ý tưởng tốt nhất (cười). Nhưng có những lần các nhân viên trẻ hơn có sáng kiến tốt hơn, và sau đó tôi sẽ sử dụng ý tưởng của họ cho các bước phát triển tiếp theo – chúng tôi thực ra không có thứ bậc trong văn phòng. Sau đó, nhóm chúng tôi tiếp tục đào sâu các đề xuất và những điều chỉnh phương án hàng ngày. Phương án cuối cùng luôn là kết quả của tổng hợp ý tưởng của cả nhóm. Thông thường, tôi sẽ đưa ra khung tư duy cơ bản và dự án được đề xuất, triển khai bởi sự cộng tác của tất cả mọi người. Đó là truyền thống của văn phòng chúng tôi, cho phép mọi người có lối suy nghĩ tự do, đây có thể là lý do tại sao văn phòng chúng tôi thường được nhận xét là “cái nôi của kiến trúc ấn tượng”.

Nói về các dự án đang được tiến hành ở Nhật Bản, chúng tôi hiện đang tiến hành dự án lớn ở Mito, Ibaraki, một trung tâm văn hóa phức hợp bao gồm nhà hát lớn có sức chứa tới 2000 người. Dự án này hiện đang trong quá trình xây dựng và có thể mất đến hơn hai năm để hoàn thành. Trong thời gian đó, chúng tôi có một dự án khác ở Singapore một công trình kết cấu gỗ dài 200 mét được xây dựng trong khuôn viên trường học, và phần lớn của kết cấu này đã được xây dựng và dự định hoàn thành vào mùa xuân năm tới. Cấu trúc gỗ laminate lớn được sử dụng trong dự án gồm hệ cột và dầm.

Ở Trung Quốc, chúng tôi có một dự án ở Ningbo, nơi ban đầu là thư viện trường học. Dự án này được mở rộng trong quá trình thiết kế và dần dần trở thành trung tâm văn hóa với lõi là thư viện. Quá trình xây dựng dự định sẽ bắt đầu vào năm nay, và có khả năng sẽ hoàn thiện rất nhanh với “tiến độ của người Trung Quốc”. Trên thực tế, quá trình thiết kế đã diễn ra vài năm, nhưng tiến độ thi công đã bị trì hoãn do ô nhiễm môi trường.

Dịch: Ngọc Ánh | Nguồn: gooood

XEM THÊM

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
190 head
Phỏng vấn Jean Nouvel

Sinh năm 1950, tại Fumel (lot-etgaronne) miền nam nước Pháp, ông học tại trường Ecole Nationale Supérieure des beaux arts Read more

do hoa da phuong tien head
Đồ họa đa phương tiện

Công nghệ hình ảnh đang tiến theo xu hướng: từ hình ảnh 2D trên film, giấy ảnh, màn ảnh... tiến Read more

409 head
Khát vọng ánh sáng

Một câu chuyện về một người thanh niên trẻ châu Phi bằng khao khát được học hành đã đóng góp Read more

Khóa đào tạo quốc tế về quản lý dự án và quản lý xây dựng của ĐHTH Cincin

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nâng cao năng lực quản lý dự án và quản lý Read more

vegiaithuongpritzkler
Kiến trúc là một môn thể thao đồng đội vậy tại sao…?

Một quan điểm khác và đáng suy ngẫm của giáo sư Witold_Rybczynski về giải thưởng Pritzker , thông qua bài Read more

luongkts
Tham khảo về lương dành cho nghề Kiến trúc trên thế giới

Bạn có quan tâm tới mức lương của các đồng nghiệp tại các quốc gia trên thế giới ?