Pruscha đã dành phần lớn sự nghiệp chuyên môn của mình để nghiên cứu cách đưa kỹ thuật thiết kế hiện đại vào trong kiến trúc truyền thống bản địa ở những vùng đất bị kiến trúc Hiện đại bỏ qua.
Carl Pruscha – một KTS nổi tiếng người Áo người đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để điều tra và tìm hiểu về kiến trúc khu vực ở phía Đông thế giới, nơi được xem là lãnh thổ hoàn toàn bị bỏ rơi vào thời điểm mà phong trào kiến trúc hiện đại đang lên ngôi.
Archdaily đã tổng hợp những dự án nổi bật của Pruscha ở Nepal và Sri Lanka để có cái nhìn rõ hơn về cách vị KTS tài hoa này đưa những ý tưởng độc đáo về kiến trúc đô thị vào các dự án đã xây dựng của mình.
Sơ lược về Carl Pruscha
Pruscha (sinh năm 1963) ở Innsbruck, thuộc bang Tirol miền Tây nước Áo. Sau khi tốt nghiệp bằng Thạc sĩ về kiến trúc trường Học viện Mỹ Thuật Vienna, ông tiếp tục học tập tại Hòa Kỳ, nơi đánh dấu bước đầu tiên được trải nghiệm thực tế khi làm việc với các dự án ở thành phố New York. Cũng chính thời gian đang theo học tại trường Harvard, ông bắt đầu nghiêm túc theo đuổi sự nghiệp của mình với hướng quy hoạch đô thị bằng cách kết nối với các KTS lớn của phong trào chủ nghĩa hiện đại như: Josep Lluis Sert và Lewis Mumford. Sau khi tốt nghiệp Harvard với dự án luận án cuối cùng mang tên “Tầm nhìn cho Đô thị hóa Toàn cầu”, Prusha bắt đầu làm việc trong một số lĩnh vực kiến trúc ở New York và tuyên bố tầm nhìn không tưởng của mình các thành phố và kiến trúc – điều mà nhiều lần khiến ông thất vọng về sự nghiệp kiến trúc của mình.

“Ông hiểu các tòa nhà là một phần của mạng lưới đô thị, nó như các yếu tố cơ bản của cơ sở hạ tầng toàn diện. Ông ấy đã đến Mỹ để tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này” – Natalie Lettner.
Bằng sự kiên trì nỗ lực của mình, ông đã đặc biệt dành thời gian cho việc nghiên cứu quy hoạch đô thị đang phát triển, với phương châm “trở về cội nguồn” của quy hoạch thành phố và kiến trúc bản địa. Sau khi được Josep Lluis Sert giới thiệu, Pruscha bắt đầu làm việc với Ernest Weissmann – người đứng đầu Trung tâm Nhà ở và tòa nhà Quy hoạch của Liên Hợp Quốc. Năm 1964, ông làm việc cho Liên Hợp Quốc với vị trí là Cố vấn Chuyên gia Kế hoạch cho chính phủ của Nepal tại Cục Nhà ở và Quy hoạch Vật lý, Ủy ban Quy hoạch Quốc gia và được Unesco bổ nhiệm làm chuyên gia về di sản văn hóa. Ngoài ra ông còn được Unesco bổ nhiệm là chuyên gia về di sản văn hóa.

Sau khi đến Kathmandu (Nepal) và định cư tại đây, Pruscha ngày càng đi sâu vào nghiên cứu lối kiến trúc gốc Himalaya, chủ nghĩa khu vực và kiến trúc truyền thống. Bên cạnh đó ông cũng tham gia vào việc phát triển các quy hoạch đô thị và nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa Nepal. Trong những năm tháng sống và làm việc ở đây Pruscha đã nghiên cứu làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc hội nhập kiến trúc địa phương với kiến trúc quốc tế. Đối với các di sản văn hóa, quan trọng là không chỉ “khôi phục” mà còn tập trung “tái tạo” nó. Cũng tại Kathmandu, Pruscha đã có một studio của riêng mình, nơi ông thực hiện và chứng minh những ý tưởng táo bạo của mình về những kỹ thuật xây dựng bản địa Himalaya hoàn toàn có có thể kết hợp tuyệt vời với lối kiến trúc hiện đại. Điều đó đã được Pruscha minh chứng qua các công trình bao gồm: Chính nhà riêng của mình – Bansbari Residence, hay tòa nhà CEDA (Trung tâm Quản lý và Phát triển Kinh tế 1967 – 1969), Đại học Tribhuvan cho Quỹ Ford và công trình Nhà nghỉ Taragaon cho một tổ chức Phụ nữ Nepalowr Boudddđha, Kathmandu.
Ba công trình nổi bật và đại diện cho sự nghiệp nghiên cứu kiến trúc của Carl Pruscha
1. Tòa nhà CEDA

Nằm trong thung lũng Kathmandu, tòa nhà CEDA có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường tự nhiên cũng như địa lý và lịch sử của vùng đất này. Đây là một trong những công trình đầu tiên của Prusch với ý tưởng thiết kế cho thấy sự kết hợp của một tòa nhà hiện đại nhưng vẫn mang đậm dấu ấn truyền thống Nepal. Điều đó được thể hiện rất rõ thông qua các chi tiết của công trình. Cụ thể: Các đường ngang và bậc thang của tòa nhà được xây dựng giống như ruộng bậc thang, hay vật liệu được áp dụng vẫn là những loại vật liệu truyền thống thường thấy trong xây dựng ở Nepal (chủ yếu và gạch và gỗ).


2. Taragaon Hostel
Công trình được xây dựng theo sự ủy quyền từ Hiệp hội Phụ nữ Nepal với mục đích tạo ra một không gian sinh hoạt, nghỉ ngơi cho các nghệ sĩ, nhà văn và các học giả Phương Tây khi có dịp đến thăm Nepal. Ngày nay, nơi này đã được đổi tên thành Bảo tàng Taragaon. Theo nhận định, khu phức hợp này được triển khai quy hoạch như một dự án đô thị hơn là một tòa nhà riêng lẻ. Về tổng thể, đây là một quần thể kiến trúc được xây dựng bằng gạch và kính, thiết kế mái vòm theo lối hiện đại nhưng cũng chú trọng làm nổi bật những thiết kế mang đậm kiến trúc Newar bản địa của Kathmandu với các tu viện Phật giáo truyền thống (thường được gọi là dharmshalas).


Sau đó Pruscha đã được Viện Getty (ở Los Angeles) đặc biệt mời làm học giả nghiên cứu và giữ chức vụ là Trưởng nhóm cho một tổ chức về Môi trường và bảo tồn. Vì vậy Pruscha trở nên bận rộn hơn khi kết hợp các nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu cho việc phát triển các dự án kiến trúc và đồng thời ông cũng làm việc với nhóm của mình để chuyển chuyển giao một số tòa nhà trên khắp thế giới. Cuối cùng, sau nhiều năm, ông cũng hoàn thành hai dự án bổ sung một là khách sạn và một trường học cho tổ chức “One World Foundation” (OWF) ở Sri Lanka. Công trình được xây dựng nhằm mục đích phát triển các dự án giáo dục thông qua việc tài trợ cho phát triển du lịch bền vững.

3. Nhà khách Lagoon Bungalow
Đây là công trình được xây dựng cho chính Pruscha và vợ của ông. Lagoon Bungalow đơn giản là một cabin nhỏ mà trong đó chính tay KTS đã thả những nét đặc trưng truyền thống của Sri Lanka. Pruscha đã xây dựng các cấu trúc bằng gỗ để nâng cao căn nhà nhỏ và phòng tránh lũ lụt. Các bức tường được thiết kế chú trọng vào phần thoát khí nhằm mang lại không gian thoáng mát cho nội thất bên trong. Ngoài ra, ông còn kết hợp sử dụng cấu trúc thép cho các công trình nhẹ, điều đó một lần nữa cho thấy sự kết hợp thành công giữa các yếu tố kiến trúc hiện đại và kỹ thuật lâu đời trong phong cách kiến trúc của người KTS nổi tiếng.

Trong những năm tiếp theo, Pruscha tiếp tục công việc của mình cho Studio for Habitat, Environment và Conservation, ông tập trung mạnh vào kiến trúc khu vực của Nepal, Sri Lanka, trong đó bao gồm cả phát triển nhà ở, triển lãm và nghiên cứu kiến trúc bản địa.

Dịch: Nguyễn Thục Hạnh | Nguồn: Archdaily
XEM THÊM
- Những kiến trúc sư đưa chủ nghĩa hiện đại vào Tanzania
- Elon Musk – Người kiến tạo thời đại
- Kiến trúc bản địa và kiến trúc đương đại: Sự kết hợp lý tưởng từ những điều đối lập