KTS người Mỹ Richard Meier là một trong 5 thành viên của nhóm New York Five, theo đuổi chủ nghĩa Hiện đại và hướng đến sự thuần khiết của hình khối, màu sắc. Ông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Le Corbusier. Trung tâm Getty là một trong những công trình tiêu biểu cho phong cách thiết kế của Richard Meier.

kienviet kien truc kinh dien trung tam getty Richard Meier Partners 7
Trung tâm Getty

Thông tin công trình

  • Thiết kế: Richard Meier & Partners
  • Năm hoàn thành: 1997
  • Hình ảnh: wikimedia commons

Vào năm 1963, Meier mở văn phòng kiến trúc trong căn hộ của mình tại New York. Từ 1962 đến 1973, song song với hoạt động thiết kế bên ngoài, Richard Meier còn tham gia giảng dạy tại Trường Khoa học và nghệ thuật Cooper (Cooper Union for the Advancement Science and Art), Đại học Yale (1975-1977) và Đại học Harvard (1980-1991). Ông được tặng thưởng giải thưởng Pritzker vào năm 1984.

Trung tâm Getty nằm ở phía Nam của dãy núi Santa Monica, trên một ngọn đồi nhìn ra thành phố. Từ đây có thể quan sát được xa lộ San Diego ở Los Angeles, bao quát những dãy núi và bờ biển.

Cơ sở nghệ thuật trị giá 1 tỷ USD này thành lập vào năm 1984 với mục tiêu nâng cao kiến ​​thức và nuôi dưỡng, khuyến khích hoạt động phê bình nghệ thuật thông qua các BST, giúp bảo tồn di sản nghệ thuật của thế giới. Ngày nay, BST của bảo tàng thuộc Trung tâm chứa các cổ vật Hy Lạp và La Mã, đồ nội thất của nước Pháp thế kỷ VIII và các bức tranh của châu Âu, thu hút hơn 1,8 triệu người tham quan mỗi năm.

Kiến trúc kinh điển: Trung tâm Getty | Richard Meier & Partners
“Bố cục của công trình là một cuộc đối thoại giữa các góc của các toà nhà và một số dạng đường cong”

Hoàn thành vào năm 1997, Trung tâm gồm 7 phân khu chức năng và Richard Meier đã đưa chúng thành một thể thống nhất và chặt chẽ, đồng thời vẫn duy trì được bản sắc riêng. Bố cục của công trình là một cuộc đối thoại giữa các góc của các toà nhà và một số dạng đường cong, bắt nguồn từ địa hình tự nhiên, một ngọn đồi được bao quanh bởi thiên nhiên và những con đường uốn lượn. Tất cả đều có mối liên hệ với thành phố Los Angeles và dãy núi Santa Monica.

Kiến trúc kinh điển: Trung tâm Getty | Richard Meier & Partners
Trung tâm có diện tích gần 9,7ha, bao quanh là 600 mẫu Anh cảnh quan tự nhiên

Trung tâm có diện tích gần 9,7ha, trên khu đất rộng 110 mẫu Anh (45ha), bao quanh là 600 mẫu Anh (240ha) cảnh quan tự nhiên. Bảo tàng Getty nằm ở lối vào chính của Trung tâm. Có một tuyến tàu điện sẽ đưa du khách từ chân núi đến tận sảnh của Trung tâm. Sảnh vào với những đường tròn bao quanh, không gian luôn tràn ngập tự nhiên, có view nhìn qua sân vườn và các phòng trưng bày được sắp xếp nối tiếp nhau.

Kiến trúc kinh điển: Trung tâm Getty | Richard Meier & Partners
Bên trong bảo tàng nhiều ánh sáng tự nhiên

Trong Bảo tàng, các bức tranh được trưng bày ở tầng trên cùng với nhiều ánh sáng tự nhiên, còn một số tác phẩm do yêu cầu phải được che chắn khỏi tia cực tím thì đặt ở các tầng dưới. Đi qua các khu vực nhỏ hơn, không gian được kết nối với sân vườn, tạo ra một khoảng lặng, cho phép du khách nghỉ chân, khuyến khích sự tương tác giữa bên trong và thiên nhiên bên ngoài.

Kiến trúc kinh điển: Trung tâm Getty | Richard Meier & Partners
Không khí khuyến khích sự tương tác giữa bên trong và thiên nhiên bên ngoài

7 phân khu chức năng bao gồm: Khu vực Hội nghị, trụ sở chính Getty Trust, Trung tâm Lịch sử Nghệ thuật, Trung tâm Giáo dục Getty, Quỹ Tài trợ Getty, Bảo tàng Getty và Viện nghiên cứu Getty.  Các khu chức năng tận dụng lợi thế của thiên nhiên thông qua việc sử dụng hành lang, giàn mái che, đặc biệt là dọc theo sườn núi phía Tây hẻo lánh, được bao bọc hết bằng cửa kính.

Kiến trúc kinh điển: Trung tâm Getty | Richard Meier & Partners
Trung tâm Getty là tòa nhà đầu tiên được chứng nhận LEED sau khi tiêu chuẩn được thiết lập bởi Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) vào năm 1998

Trung tâm Getty là tòa nhà đầu tiên được chứng nhận LEED sau khi tiêu chuẩn được thiết lập bởi Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) vào năm 1998. Công trình phản ánh triết lý thiết kế của Richard Meier, vốn coi trọng các yếu tố như ánh sáng, thông gió tự nhiên, áp dụng công nghệ và vật liệu giúp tiết kiệm năng lượng. Công trình cũng nằm trong lộ trình khám phá Thành phố Los Angeles.

Xem thêm hình ảnh:

Dịch: Hoàng Anh | Nguồn: Archdaily

XEM THÊM

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
47 head
Để có dòng sông đẹp chảy qua thành phố

Mỗi đô thị lớn trên thế giới thường nổi tiếng với một dòng sông, và thước đo cho sự phát Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

12 head
Nara, Cố đô cổ kính và duyên dáng

Nara (奈良市, Nara-shi), là thủ phủ của tỉnh Nara, thuộc vùng Kansai, gần Kyoto. Theo thống kê năm 2003, thành Read more

36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

79 head
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Phần 1)

Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Commune by the Great Wall) là một dự án khác thường: một Read more

83 head
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Phần 2)

Trong lần đầu tiên đến thăm vị trí xây dựng công trình KTS. Shigeru Ban đã rất quan tâm đến Read more