Sự chật chội, bức bối ở các công trình đô thị khiến rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Đâu mới là giải pháp tốt nhất cho những không gian sống lý tưởng và phát triển bền vững của con người?

Ngày nay sự phát triển như vũ bão của thị trường bất động sản đặt ra cho con người rất nhiều câu hỏi cân nhắc để có một cuộc sống tuyệt vời nhất, chẳng hạn như: Không gian cần những yếu tố và tính chất nào để phục hồi thể chất và tinh thần con người một cách cân bằng? Làm thế nào để thiết kế không gian lành mạnh cho cả trí óc và cơ thể chúng ta? Điều gì làm cho một môi trường đáng sống và bền vững trong dài hạn?
Nhưng có một thực tế là chúng ta đang có xu hướng sinh sống ngày càng tập trung ở thành phố đông đúc, chật chội. Vấn đề lại đặt ra là những không gian đông đúc như vậy liệu có đủ đảm bảo cho sức khỏe đời sống, tinh thần của con người? Nếu không thì đâu mới là giải pháp cho những nỗi lo của người dân trong các đô thị lớn hiện nay? Bài viết dưới đây sẽ giúp khám phá ra các phương pháp “giải cứu” cho không gian bức bối trong đô thị được áp dụng tại các thành phố lớn của Trung Quốc.
Tái hiện các nghi lễ truyền thống
Từ lâu, các thư viện luôn đóng một vai trò quan trọng trong mở mang, không chỉ cung cấp kiến thức cho con người mà nó còn giúp xoa dịu, gieo những hạt giống cho tâm hồn. Chính vì thế không một thành phố lớn nào trên thế giới lại không có những “nguồn cung tinh thần lớn lao” này.

Vào tháng 11/2020, văn phòng kiến trúc Wutopia Lab đã hoàn thành xuất sắc công trình Satori Harbour, một thư viện mang tính biểu tượng văn hóa nằm trong trụ sở mới của VIPshop tại Quảng Châu, Trung Quốc. Cái tên “Satori” được lấy cảm hứng từ một khái niệm trong văn bản cổ của Trung Quốc: Master Zhuangzi, mô tả trạng thái siêu việt trong thực hành đạo giáo, là lúc ánh sáng ban mai có thể chiếu sáng mọi nơi trên trái đất.

Quan điểm thiết kế của các KTS trong công trình này là muốn biến thư viện thành một phiên bản vi mô của thế giới chúng ta – một thành phố trừu tượng. Cụ thể, thiết kế nhằm mục đích hướng dẫn người xem trải qua một hành trình đọc tâm linh, trong đó họ có thể được trải nghiệm những khoảnh khắc của sự giác ngộ và giải thoát. Có thể xem dự án Satori Harbour tượng trưng cho một nơi hướng dẫn đạo đức để thực hành cuộc sống.


Để đến địa điểm của Satori Harbour, bạn sẽ phải đi qua một đường hầm hơi tối với con đường uốn khúc. Ở cuối đường hầm, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy thích thú khi cảm nhận những âm thanh lớn của sóng biển tạt vào tai. Lúc này thì bạn đã ở rìa thành phố, gần với bến cảng và là điểm đến của Satori.


Bên cạnh việc đọc và đánh giá cao văn hóa thiền định cổ xưa, văn hóa trà là một khái niệm truyền thống khác của Trung Quốc có thể giúp bạn gác lại những âu lo trong thế giới nhiều biến động khắc nhiệt từ đại dịch để thỏa sức tìm về cảm giác yên bình tận sâu thẳm nội tâm mình.

Các công trình phòng trà được thiết kế bởi đơn vị kiến trúc Jiejie, đây là một dự án nằm trong một tòa nhà thương mại ở Bắc Kinh. Thông qua sự lặp đi lặp lại trừu tượng và thay đổi kỹ thuật thiết kế, bất kỳ ai đến đây đều có thể được trải nghiệm một không gian nhiều lớp, da dạng. Qua những thiết kế tinh tế của công trình, các KTS muốn cố gắng khơi dậy cho người thưởng thức trà có cảm giác được tách biệt khỏi thế giới bộn bề, lo toan. Điều đó cũng góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm không gian của phòng trà.

Trở về thiên nhiên
Đối với nhiều người việc chạy trốn khỏi sự hối hả và nhộn nhịp của thành phố lớn để được sống trong những nơi bình lặng, giản dị, gần gũi với thiên nhiên chính là một lý tưởng tuyệt vời. Đó cũng là lý do mà ngày này, nhiều KTS có xu hướng tìm về vùng ngoại ô, sáng tạo, thiết kế ra những công trình nhằm xóa mờ ranh giới giữa thiên nhiên và môi trường xây dựng.

Ziyu Zhuang, người sáng lập công ty kiến trúc RSAA/Buro Ziyu Zhuang, luôn tìm cách lắp ghép đan xen những nét truyền thống và hiện đại vào trong thực tiễn các thiết kế kiến trúc đương đại của mình. Chẳng hạn như trong dự án Tongling Recluse năm 2017 anh đã tìm cách đưa thiên nhiên trở lại một ngôi làng bị bỏ hoang hẻo lánh ở phía Bắc tỉnh An Huy, Trung Quốc.


Đối mặt với yêu cầu của Daniea Wu – chủ sở hữu của công trình này đã đòi hỏi thiết kế phải giữ nguyên những cái cây cao nhất còn tồn tại trong làng: “Nó thật đẹp. Nó nên được nhìn thấy trong nhà của chúng tôi.”. Chính vì vậy mà KTS đã chú trọng việc thu hút không gian tự nhiên vào công trình nhiều nhất có thể, bằng cách chia công trình thành 2 phần với sự ngăn cách của bức tường còn sót lại, phần giữa được sử dụng làm sân nơi mọi người có thể chiêm ngưỡng các vì sao vào ban đêm từ xung quanh 4 hướng. Ngoài ra, mái hiên chia hai phía bằng các vật liệu khác nhau.

Thông qua công trình mở, thiết kế đã tạo ra một sự giao tiếp giữa không gian bên trong nhà và ngoài trời, như vậy khoảng cách không gian khép kín – tự nhiên đã được phá bỏ hoàn toàn. Mái xếp truyền thống và không gian được sắp xếp hợp lý tách biệt cũng đã được hòa trộn với nhau, điều đó cũng làm nổi bật lên vũ trụ quan của văn hóa Trung Quốc – “Đạo (Đạo) tạo ra Một (thế giới), Một tạo ra Hai (Âm – Dương)…”. Theo đó, toàn bộ mái nhà được bao phủ bằng gạch màu xám lấy hình dáng độc đáo từ mắt chim, không chỉ nổi bật mà còn là nơi hội tụ của kiến trúc văn hóa làng cổ vốn đã hiện hữu cách đây từ rất lâu.

Hay đối với công trình Beijing “Tsuo” của công ty kiến trúc Wondet Architects được hoàn thành vào năm 2017, họ đã thực hiện một cách tiếp cận đặc biệt để tách khỏi không khí của thành phố đông đúc, bằng cách tạo ra một thế giới “thần tiên nhân tạo” ngày giữa cuộc sống thực tế. Theo đó, các KTS đã tìm cách khám phá một phương tiện giải thích mới trong không gian chật chội này.

Do kích thước không gian hạn chế các KTS đã thể hiện xu hướng sử dụng không gian đa chức năng để “thu thập” các góc nhìn và cố tình đưa những góc nhìn độc đáo về Bắc Kinh vào trong không gian sống hàng ngày.

Trong quá trình cải tạo, KTS đã cố gắng giữ các lớp kết cấu cũ bên trong tòa nhà. Từ những chi tiết thô sơ ở thời kỳ đầu của ngôi nhà cho đến những đồ đạc được bổ sung sau này, tất cả đều được lưu giữ một cách trân trọng, qua đó khắc họa dấu vết của thời gian, ghi lại một cách tinh tế về cấu trúc của công trình kiến trúc này.
Tận dụng ánh sáng và vay mượn khung cảnh
Ngoài việc lưu giữ những nét văn hóa kiến trúc truyền thống và trở về với thiên nhiên, các kỹ thuật khác như vay mượn khung cảnh cũng được đưa vào thiết kế nội thất đương đại ở Trung Quốc. Điều này đã được giới thiệu khá cụ thể trong các cuốn sách thiết kế sân vườn truyền thống Á Đông. Theo đó, vay mượn phong cảnh là nguyên tắc “kết hợp cảnh quan nền vào bên trong không gian của một khu vườn”.

Ví dụ cụ thể nhất là công trình Fujian Yanlin Building Decoration của đơn vị kiến trúc Studio Resee thiết kế cho một nhà điêu khắc nổi tiếng. Công trình nằm ngay trong một tòa nhà văn phòng ở một khu công nghệ cao, bao gồm các chức năng của một không gian làm việc như: lễ tân, phòng họp,… Dự án được thiết kế với ý tưởng nội thất phong cảnh phương Đông xen kẽ trong kiến trúc đương đại.

Các khu vườn nội thất chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống mượn khung cảnh tự nhiên kết hợp với các chi tiết hiện đại. Khi nhìn từ phòng thiền, cảnh quan hoàn toàn khác biệt, điều này dẫn đến sự phản chiếu khác nhau. Việc tận dụng ánh sáng tự nhiên đã xuất sắc tôn lên vẻ đẹp của không gian vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

Qua công trình, chúng ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của thiết kế ánh sáng tự nhiên trong công trình văn phòng làm việc, góp phần làm phong phú trải nghiệm không gian và mang lại cho mọi người cảm giác thư thái.
Hoặc trong dự án của Roarc Renew là công trình trung tâm Spa – TaiOursea laomendong. Sự sắp xếp có trật tự của gạch đỏ đã phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa không gian và vật chất. Bên cạnh đó bức tường đèn được thể hiện tượng trưng ám chỉ các dấu hiệu văn hóa và hình ảnh truyền thống. Các KTS của công ty kiến trúc Roarc Renew cho rằng, hiệu ứng ánh sáng của hàng nghìn ngọn đèn mang lại cho trái tim họ một sự rung động lớn, khó mà diễn tả vẻ đẹp đó qua từ ngữ. Do đó họ đã lựa chọn lấy hàng nghìn chiếc đèn làm yếu tố thiết kế trọng tâm trong kế hoạch dự án của mình.

Về mặt thủ công, các hộp đèn được thiết kế đặc biệt nâng cao nhằm chống nước, đảm bảo khả năng sử dụng lâu bền và chống chịu bởi sự khắc nghiệt của thời tiết bên ngoài trời. Các hộp đèn được thiết kế đặc biệt hình vuông để tạo khoảng chiếu sáng lớn có trật tự được chiếu xuyên qua gạch đỏ.

Dịch: H.N | Nguồn: Archdaily
XEM THÊM
- Giải pháp thông gió tự nhiên trong thiết kế nội thất
- Thiết kế nhà tắm hơi: Những ví dụ về kiến trúc gỗ quy mô nhỏ
- Khi ánh sáng tạo nên sự đổi thay bất ngờ cho không gian nội thất