Tại Việt Nam, tòa nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều với yêu cầu khắt khe hơn về hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Tuy nhiên, các quy chuẩn cũ về vật liệu chống cháy đơn lẻ đã không còn phù hợp, mà đó phải là một hệ thống trong tổng thể công trình.
Hệ thống vật liệu chống cháy trong các tòa nhà hiện tại liệu đã hiệu quả?
Khoảng 10 năm trở lại đây, các tòa nhà tại Việt Nam vẫn áp dụng các quy chuẩn và phương pháp thử cũ đối với hệ thống vật liệu chống cháy. Theo đó, QCVN 06:2010 và Nghị định 79 chưa quy định rõ ràng về phương pháp thử dành cho các ứng dụng khác nhau trong tòa nhà cũng như khả năng chống cháy dành cho các phụ kiện thuộc hệ thống tương ứng.
Trên thực tế, nhiều hệ thống cửa kính chống cháy không hiệu quả do phụ kiện cửa hay kích thước, cường độ, thiết kế của hệ khung không đạt tiêu chuẩn. Theo góp ý về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình, chuyên gia từ Vetrotech Saint-Gobain – thương hiệu hàng đầu trong nước và thế giới về giải pháp kính chống cháy và bảo vệ cao cấp, có phân tích, một hệ thống không đạt có thể xảy ra do các lý do bất kỳ như thay đổi về phụ kiện cửa, các phụ kiện khác (bộ đóng cửa chậm), phương pháp kết nối vào tường, thiết kế, kích thước/ độ dày của các cấu kiện…Điều này có thể xuất phát từ yếu tố thẩm mỹ, nhưng vô tình làm giảm độ an toàn phòng cháy của hệ thống. Do vậy, bất kỳ thay đổi nào từ hệ thống đã được thí nghiệm, ngoài các cho phép được đề cập trong tiêu chuẩn thí nghiệm chống cháy, chỉ được chấp nhận nếu có sự đánh giá về mặt kỹ thuật hợp lệ của các chuyên gia.

Từ đầu năm 2021, Việt Nam đã yêu cầu thử nghiệm nguyên hệ thống theo các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) tham chiếu từ tiêu chuẩn quốc tế và các tiêu chuẩn quốc tế khác khi chưa có TCVN tương ứng. Tiêu chuẩn EN 1363-1:2012 và ISO 834-1 mà Việt Nam tham chiếu để thành TCVN9311-1:2012 cũng đã yêu cầu khắt khe hơn. Bất kỳ sự sai khác nào liên quan đến kích thước, chi tiết lắp đặt, tải trọng, ứng suất… sẽ làm kết quả thử nghiệm không còn đúng.
Vetrotech Saint-Gobain cung cấp các sản phẩm kính chống cháy toàn diện
Theo các chuyên gia, kính chống cháy chỉ là một cấu kiện của hệ thống kính chống cháy, nên ngoài kính chống cháy, toàn bộ hệ thống phải được thử nghiệm chống cháy. Nhiều thử nghiệm không đạt do phụ kiện được dùng trong hệ thống bắt cháy, vật liệu chèn không phù hợp…
Trên cơ sở thí nghiệm cũng như từ thực tế, chuyên gia Vetrotech Saint-Gobain đánh giá: “Hệ cửa, vách kính chống cháy phải được thí nghiệm như một hệ thống, không phải là các cấu kiện đơn lẻ. Các vật liệu riêng lẻ có thể không đạt nếu thí nghiệm cùng nhau như một hệ thống và ngược lại. Các tiêu chuẩn quốc gia trên thế giới đều nhấn mạnh tầm quan trọng của thí nghiệm hệ thống và thí nghiệm kích thước thực”.

Vừa qua, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư về QCVN 06:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Trước đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 136. Theo QCVN 06:2021 và Nghị định 136, tiêu chuẩn kiểm tra khả năng chống cháy tại Việt Nam được đánh giá ngang bằng với các quy chuẩn quốc tế và các thông lệ tốt nhất.
Những yêu cầu về an toàn, phòng chống cháy nổ hiện đã chặt chẽ hơn. Các nhà sản xuất đã nghiên cứu và đưa ra nhiều sản phẩm để “bắt kịp” xu thế đó. Trên thị trường Việt Nam có nhiều loại kính chống cháy, tuy nhiên giải pháp kính chống cháy theo hệ thống không nhiều. Hiện Vetrotech là một trong những thương hiệu dẫn đầu giải pháp hệ thống kính chống cháy nhờ nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường.
Tuân theo nguyên tắc “Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương” của Tập đoàn và phương châm “Không thỏa hiệp khi liên quan đến vấn đề an toàn phòng cháy” nhằm đảm bảo người và tài sản luôn “ở phía an toàn” của Vetrotech, công ty đã luôn áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong việc sản xuất và thử nghiệm khả năng chống cháy các hệ thống kính, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của QCVN 06:2021 và Nghị định 136. Các sản phẩm từ nhà máy sản xuất của Vetrotech tại Khu Phức hợp Thế giới Kính, Ấn Độ được kiểm định và chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận cho nhà máy – quy trình sản xuất của bên thứ ba như TUV, UL và Certifire.

Vì vậy, chất lượng của các sản phẩm tại nhà máy của Vetrotech luôn đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng hàng đầu. Các giải pháp của Vetrotech không đơn thuần là một sản phẩm riêng lẻ, mà đó là giải pháp cho hệ thống được thiết kế tùy biến theo nhu cầu, giúp khách hàng yên tâm “lựa chọn theo thẩm mỹ”.
Ưu điểm của Vetrotech là sự đa dạng, cho tất cả các vị trí ứng dụng trong công trình, theo yêu cầu dự án. Điều này là nhờ tích lũy hơn 6.000 kết quả thí nghiệm cho các vị trí ứng dụng khác nhau. Vetrotech cam kết tạo ra nhận thức về an toàn chống cháy và tầm quan trọng của việc lựa chọn các vật liệu đúng để đảm bảo không gian sống an toàn hơn.
Vetrotech là một thương hiệu thuộc Tập đoàn Saint-Gobain, chuyên về các giải pháp kính chống cháy và kính bảo vệ. Hiện Vetrotech có 7 nhà máy sản xuất trên khắp 3 châu lục.
Trong lĩnh vực kính chống cháy, Vetrotech hiện có sản phẩm dòng E (ngăn lửa, khói và hơi nóng), EW (giữ bức xạ truyền sang ở mức thấp), EI (chống cháy và cách nhiệt) lên đến 120 phút, đảm bảo an toàn và tối ưu khả năng bảo vệ trong các tòa nhà cao tầng trong nước và thế giới.
Để tìm hiểu thêm thông tin về các giải pháp kính chống cháy cao cấp từ Vetrotech Saint-Gobain, quý khách vui lòng liên hệ anh Cao Bình (email: binh.cao@saint-gobain.com; ĐT: +84 908 372 368) hoặc truy cập www.vetrotech.com
XEM THÊM
- “Hộ chiếu vật liệu” giúp các công trình bền vững hơn
- Bộ sưu tập Burnt Cork – Đồ nội thất lấy cảm hứng từ phế phẩm bị cháy | Noé Duchaufour-Lawrance
- Công nghệ in 4D và vật liệu tự thích ứng với môi trường