Công trình Pirouette House nằm ở thành phố Trivandrum, Ấn Độ nổi bật với những mảng tường cong xoắn từ vật liệu gạch địa phương được sử dụng làm thủ pháp phân chia không gian chức năng.

Văn phòng kiến trúc địa phương Wallmakers đã thiết kế căn nhà Priouette House như một lời tri ân tới KTS người Ấn gốc Anh – kiến trúc sư Lawrence Wifred “Laurie” Baker, người làm sống lại hoạt động kiến trúc địa phương với cách ứng dụng vật liệu bản địa, như gạch, vào trong công trình.

Pirouette House có địa điểm tại một khu đất nhỏ ở trung tâm của Bang Kerala phía Nam. Xung quanh khu đất được bao bọc bởi nhiều yếu tố đa dạng, điều này gợi cảm hứng cho KTS thiết kế một căn nhà hướng nội với các khoảng không gian được sắp xếp quanh khoảng sân trung tâm.

Wallmakers xây dựng kết cấu của Pirouette House dựa trên trên kỹ thuật gạch nhiều lớp – kiểu bẫy chuột – được sử dụng bởi Baker, người tạo tiền để cho kiến trúc sinh thái và bền vững.

Kỹ thuật bẫy chuột là một phương pháp xây dựng gạch nhiều lớp với những góc xác định để tạo ra khoảng trống trong tường, giúp tăng khả năng cách nhiệt và làm giảm tải trọng của gạch.

Ở nhà Pirouette, Wallmakers đã ứng dụng phương pháp kỹ thuật để tạo ra những bức tường cong và bổ sung các kết cấu nâng cao để giấu đi các thành phần cấu trúc và đường dẫn.

Các KTS giải thích rằng: “Ý tưởng này được phát triển để tạo ra chuỗi tường cong với nhịp điệu năng động, tạo thành tổ hợp kết cấu nâng đỡ mái nhà bằng vỏ sắt xi măng”.
“Mỗi bức tường so le được thiết kế riêng biệt để giải quyết bài toán về không gian, qua đó tạo ra những không gian chung và riêng tư riêng biệt.”

Những bức tường xoắn đã tạo ra những hình khối ấn tượng và các không gian ở đa dạng. Các viên gạch xếp so le đã tạo ra vẻ đẹp của họa tiết đan xen giữa ánh sáng và bóng tối trên bề mặt diện tường, mà không cần bất kỳ một lớp hoàn thiện nào.

Việc sử dụng gạch nung thủ công cũng là cách hỗ trợ ngành kinh tế địa phương, khi ngành sản xuất gạch nơi đây đang có nguy cơ biến mất, vì các hãng xây dựng ngày nay thường chuộng sử dụng gạch làm bằng máy.
Bakers được biết đến về việc tận dụng và tái sử dụng các phế thải và với dự án này các ống giàn giáo kim loại được sử dụng trong quá trình xây dựng đã được tái sử dụng để chế tạo các cấu kiện cho cầu thang chính cũng như các tấm chắn được kết hợp với các lỗ mở.

Các tấm ván giàn giáo được tái sử dụng để xây dựng sàn của không gian ở và các cây mía địa phương được đan xung quanh ống thép để tạo ra các bức vách và đồ nội thất bao gồm ghế và sofa.
Các tấm sàn và mái được đúc từ fibro xi măng, bao gồm lớp vữa trát và các thanh thép gia cố giúp cho tấm sàn được mỏng hơn và tốn ít vật liệu hơn so với kết cấu tương tự làm từ bê tông cốt thép.

Ngôi nhà có khu vực lối vào và nhà để xe có ghế nghỉ với vài bậc cầu thang cong dẫn đến cánh cửa trước nhà. Ở bên trong, tầng một bao gồm một không gian mở với sân trũng nằm bên dưới cầu thang.

Căn bếp có vị trí ở phía sau của không gian ở với một bàn ăn treo, hướng về phía phòng khách. Phòng ngủ có một nhà vệ sinh khép kín.

Từ cầu thang bước xuống là không gian thư giãn, giải trí của gia đình. Ở tầng này còn bao gồm hai phòng ngủ, cùng với hành lang hướng ra không gian xung quanh.

Xem thêm hình ảnh:
Dịch: Ngọc Ánh | Nguồn: Dezeen
XEM THÊM:
- Mê cung ram dốc bên trong Bảo tàng Huamao, Trung Quốc
- Nhà kết cấu treo – Độc đáo công trình “thách thức trọng lực” nói không với cột chống đỡ trong nhà
- Tokyo’s Grace House – Không gian sống cho “Work from Home”