Hình ảnh thế giới hiện nay được kiến tạo qua hành trình hàng thế kỷ di cư của con người. Không chỉ là quá trình di cư của mỗi cá nhân mà còn là cả cộng đồng để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn, từ đó dần tạo nên đặc điểm kiến trúc và đô thị của các thành phố.

Để thấy rõ nhất đặc điểm của kiến trúc và đô thị của những người di cư không thể không kể đến Hoa Kỳ – miền đất hứa của người di cư. Thành phố Miami ở bang Florida đặc trưng bởi Little Havana đại diện cho những người di cư từ Cuba và phố Little Haiti, nơi chịu ảnh hưởng bởi kiến trúc từ người di cư ở Haiti thuộc vùng Caribe.

kienviet net dep cua khu pho tau tren khap the gioi 4
Little Havana ở thành phố Miami

Ngoài ra còn có nhiều khu phố nổi tiếng của người di cư ở trên khắp thế giới như khu phố Liberdade ở Sao Paulo của Brazil, được hình thành bởi cộng đồng người Nhật. Phố Phahurat ở thủ đô Bangkok ở Thái Lan cũng là nơi tập trung của văn hóa Ấn Độ với nhiều ngôi đền cho tín đồ đạo Sikh (một đạo nổi tiếng ở miền Trung Ấn, với đặc điểm nam giới hay để tóc dài) và đạo Hindu sử dụng các họa tiết trang trí giống với phiên bản gốc ở Ấn Độ.

Với dân số đông cộng với lịch sử di cư dài trong nhiều thế kỷ, người Hoa đã hình thành nên nhiều “khu phố Tàu” trên thế giới. Trải rộng trên khắp các châu lục, những “Khu phố Tàu” này hiện diện ở rất nhiều quốc gia khác nhau, từ các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ đến cả các quốc gia xa xôi cách nhiều giờ đi biển như Hoa Kỳ hoặc Úc.

Nét đẹp của khu phố Tàu trên khắp thế giới
Phố Tàu tại Washington DC, Hoa Kỳ
Nét đẹp của khu phố Tàu trên khắp thế giới
Phố Tàu ở Yokohama, Nhật Bản

Những khu phố Tàu này không chỉ là khu vực đô thị nơi người nhập cư Trung Quốc đến sinh sống mà còn được họ xây dựng với kiến ​​trúc thẩm mỹ riêng biệt đặc trưng của văn hóa Trung Hoa. Kiến trúc nhiều mái dốc là mô- típ phổ biến, lấy từ kiến ​​trúc truyền thống của Trung Quốc. 

Ngoài ra, điểm đặc trưng của những khu phố Tàu chính là màu sắc ấn tượng ngay từ ban đầu. Thông thường họ thường lấy màu đỏ của sự may mắn làm chủ đạo.

Một chuỗi thiên tai vào giữa những năm 1840 đã chứng kiến một lượng lớn người Trung Quốc di cư đến Hoa Kỳ, tập trung nhiều ở San Francisco. Tuy nhiên, nhiều người da trắng cho rằng cộng đồng người Hoa đã lấy đi cơ hội việc làm của họ, điều này gây ra nạn phân biệt chủng tộc và căng thẳng sắc tộc đối với người Hoa tại Mỹ. Trận động đất ở San Francisco năm 1906 cũng gây ảnh hưởng nặng nề đến khu phố người Hoa, kéo theo nhiều thập kỷ bạo lực và đạo luật phân biệt chủng tộc khiến Khu phố Tàu rơi vào kiệt quệ.

Trong nỗ lực xây dựng lại khu phố, các doanh nhân Trung Quốc đã tìm cách gìn giữ văn hóa Trung Quốc – và từ đó một diện mạo mới của Khu phố Tàu ra đời. Các kiến ​​trúc sư người Mỹ đã được thuê để thiết kế theo phong cách kiến ​​trúc “hướng Đông”. Các doanh nhân địa phương cũng tìm cách thu lợi nhuận từ việc này – vì họ muốn tận dụng tối đa “du lịch dân tộc”. Luật khai thác đối với người Trung Quốc ở Hoa Kỳ cho phép những khu phố Tàu này vừa là nơi ở và tụ họp của cộng đồng, đồng thời là điểm du lịch mới lạ, gần như một công viên giải trí.

Nét đẹp của khu phố Tàu trên khắp thế giới
Phố Tàu tại San Fransisco, Hoa Kỳ
kienviet net dep cua khu pho tau tren khap the gioi 11
Phố Tàu tại San Fransisco
Nét đẹp của khu phố Tàu trên khắp thế giới
Phố Tàu tại San Fransisco

Ngày nay, không chỉ là một hiện tượng phổ biến ở Mỹ hoặc châu Âu, các khu phố Tàu còn tồn tại trên lục địa châu Phi. Sự tồn tại của họ ở đây nhấn mạnh có nhiều loại hình di cư và tác động tới cơ sở hạ tầng khác nhau trong nhiều khoảng thời gian. Các khu phố Tàu ở châu Phi dễ dàng nhận ra nhờ các biển hiệu tòa nhà, quầy hàng và văn hóa tiếng Quan thoại hơn các khu phố khác.

Trái ngược hoàn toàn với mô típ kiến ​​trúc của các khu phố Tàu ở London hay Liverpool, các khu phố Tàu ở Mauritius và Johannesburg chủ yếu hòa vào bối cảnh kiến ​​trúc xung quanh. Tuy nhiên họ cũng giữ những yếu tố bắt buộc của Paifang – cửa ngõ truyền thống của Trung Quốc vừa đóng vai trò là một di tích vừa là một thắng cảnh.

Nét đẹp của khu phố Tàu trên khắp thế giới
Phố Tàu ở Port Louis, Mauritius
Nét đẹp của khu phố Tàu trên khắp thế giới
Phố Tàu tại Johannesburg

Khu phố Tàu ở Lagos thuộc Nigeria thể hiện cách tiếp cận kiến trúc khác. Được xây dựng vào năm 2004 – đây giống một trung tâm mua sắm khổng lồ hơn là một khu phố đô thị điển hình. Nó được xây dựng theo phong cách của một pháo đài thời trung cổ – với những bức tường giống như Vạn Lý Trường Thành, công trình nổi tiếng của Trung Quốc ở bên ngoài thủ đô Bắc Kinh. Đây là kiến ​​trúc cực kỳ sống động mô tả sự di cư kinh tế. Mô hình này có liên quan đến kiến ​​trúc truyền thống của Trung Quốc, nhưng đóng vai trò như khu chợ ngoài trời rộng lớn hơn là phục vụ mục đích sử dụng như kiểu xây dựng nhà ở truyền thống.

Nét đẹp của khu phố Tàu trên khắp thế giới
Phố Tàu tại Nigeria

Nói chung, sự duy trì và biến đổi kiến trúc truyền thống Trung Hoa ở những khu phố Tàu được phát triển đa dạng để phù hợp với bối cảnh nước sở tại. Đôi khi, phong cách kiến ​​trúc của các khu dân cư là một nỗ lực thực sự để làm cho người di cư cảm thấy như ở nhà hơn – và đôi khi đó là một nỗ lực thể hiện bản sắc của họ trong đất nước sở tại.

Dịch: Vũ Hương | Nguồn: Archdaily

XEM THÊM:

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

317 head
Nhà thông minh của Honeywell lần đầu đến Việt Nam

Hệ thống hoạt động dựa trên web được điều chỉnh theo yêu cầu có khả năng kết nối được với Read more

363 head
Phỏng vấn Ken Yeang

CNN đã trao đổi với Ken Yeang, kiến trúc sư và cũng là nhà sinh thái học, nguyên lý thiết Read more

Đèn điểm – SCHOTT

Loại đèn này có một tính năng đặc biệt cho phép đèn diode (LED) có thể bố trí và phát Read more

Tác động của những hiển thị tổng hợp cỡ lớn đến Kiến Trúc và Đô Thị

Những phát triển trong công nghệ hiển thị và vật liệu xây dựng đang dẫn đến những hình thức kiến Read more