Văn phòng DE-SO được thành lập năm 2005 bởi François Defrain và Olivier Souquet đã giới thiệu tác phẩm “Les Liens”, một dự án đoạt giải vào năm 2019 bằng việc xây dựng trung tâm văn hóa Hồ Chí Minh tại chính quê hương của Người. Giữa đất và nước, DE-SO tạo ra mối liên hệ gắn kết những sự vô hình.

Người Việt Nam gọi quê hương là “Đất Nước” theo nghĩa đen là sự kết hợp của 2 thành tố “Đất” và “Nước”.

Khu di tích nằm tại quê nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở tỉnh Nghệ An, nằm trong quần thể di sản văn hóa lịch sử Việt Nam. Một trong những mục tiêu của dự án là thu hút khách tham quan, do đó việc thiết kế trung tâm cộng đồng, đài tưởng niệm và các địa điểm xung quanh được tính toán để có thể tiếp đón được khoảng 2 triệu du khách mỗi năm cũng như mang đến những dịch vụ cao cấp.

Sợi dây liên kết vô hình
Giữa Đất và Nước
Giữa địa lý và hình học
Giữa hữu cơ và khoáng chất
Giữa miền Bắc và miền Nam
Giữa mềm mại và góc cạnh
Giữa mờ nhám và bóng bẩy

Tấm gương
Không gian văn hóa và lễ hội được định hướng trở thành nơi chào đón, gắn kết, khuyến khích tinh thần khám phá của con người mọi thế hệ.
Trung tâm cộng đồng nằm nép mình giữa hai dòng sông bị lãng quên mà dấu tích nay còn được tìm thấy trong một số tác phẩm văn học. Các gian hàng được tổ chức trên một lưới vuông góc với trục chính với tiêu chí: mở và thông suốt.
Mặt nước – “tấm gương phản chiếu bầu trời” – nhấn mạnh tính liên kết, thống nhất của dự án thông quan trục “vô hình” kéo dài xuyên suốt khu vực.

Ngưỡng cửa
Gương nước được bao quanh bởi quần thể các tòa nhà và hệ thực vật, gợi nhớ về những ngôi làng truyền thống sau lũy tre. Khu vực này bao gồm một trung tâm nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, các trung tâm đào tạo, nhà lễ tân và khu vực hậu cần khép kín, địa điểm lưu trú (nhà ở tập thể cho các tổ chức thăm quan cũng như chỗ ở cá nhân cho hội nhóm hoặc gia đình). Bên cạnh đó là trung tâm lưu trữ tư liệu, không gian dành riêng cho các sản phẩm thủ công, nhiều nhà hàng khác nhau và bảo tàng Hồ Chí Minh.

Cảnh quan
Cảnh quan nơi đây là sự hòa quyện không gian với thời gian, của những rặng rừng rộng lớn, của đường chân trời dài vô tận, của sự đan xen giữa làng mạc với thiên nhiên, của những con đường hun hút hay những cánh đồng bát ngát, cùng sự hiện diện vĩnh cửu của mặt nước – tấm gương phản chiếu bầu trời.

Tại Việt Nam ngày nay, việc khai thác đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp đã trải qua một thời kỳ khó khăn với sự thay đổi địa hình liên tục và nhanh chóng. Cảnh quan nơi này đã bị ảnh hưởng bởi những thay đổi mạnh mẽ của thế kỷ 21 dù được duy trì và bảo tồn trong nhiều thế kỷ bởi người dân bản địa.

Các khu vực địa lý đang dần biến mất. Phương pháp sử dụng nguồn tài nguyên đất kết hợp các quá trình nông nghiệp và thủy văn đã từng bước được thay thế sau khi phát triển qua nhiều thiên niên kỷ. Đường chân trời bị xáo trộn bởi sự xuất hiện của các công trình xây dựng mới, các nhà máy, tòa cao ốc với quy mô khác nhau cùng sự hỗn loạn, thiếu nguyên tắc và sự thay đổi quy hoạch liên tục tại khu vực nông thôn.

Dần dần, những di tích lịch sử như những con đường và ranh giới được những người nông dân duy trì, gìn giữ qua hàng nghìn năm đang bắt đầu biến mất.
Nguồn: chroniques-architecture
XEM THÊM:
- Ấn tượng kiến trúc ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
- Taocang art center – Trung tâm nghệ thuật giàu tính lịch sử | Roar Renew
- Trung tâm thương mại Galleria – Sức sống mới ở Gwanggyo | OMA