KTS Nguyễn Cao Luyện sinh năm 1907 trong một gia đình nhà nho nghèo ở thành phố Nam Định. Thuở nhỏ học Trường Thành Chung Nam Định, tham gia bãi khoá nhân Lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh.

Gương mặt KTS Việt Nam – KTS Nguyễn Cao Luyện
KTS Nguyễn Cao Luyện (1907 – 1987). Ảnh từ cuốn “Thế hệ KTS Việt Nam” do Hội KTSVN phát hành

Năm 1927- 1932: Học khóa 3, Khoa Kiến trúc, Trường Mỹ thuật Đông Dương – Hà Nội. 

Năm 1934: Sang Pháp tu nghiệp tại xưởng của KTS Auguste Perret và KTS Le Corbusier. 

Năm 1935 – 1945: Mở văn phòng kiến trúc ở Hà Nội cùng với KTS Hoàng Như Tiếp, KTS Nguyễn Gia Đức. Sáng lập đồng thời là giáo sư Trường Thăng Long. Giảng dạy Trường Mỹ thuật Đông Dương. 

Năm 1946: Uỷ viên Trung ương Đảng Xã hội Việt Nam, các khoá 1,2, 3. Ngày 24-4 đến 27-4-1948: là một trong 8 kiến trúc sư sáng lập và dự Hội nghị thành lập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam tại Thản Sơn (Việt Bắc), tiền thân Hội Kiến trúc sư Việt Nam ngày nay. Ngày 20-7-1948: Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Văn hóa Việt Nam, khóa 1.

Năm 1950: Phó Giám đốc Vụ Kiến trúc , Bộ Giao thông – Công chính. 

Năm 1958: Thứ trưởng Bộ Kiến trúc. 

Năm 1962-1965: Thứ trưởng kiêm Viện trưởng Viện thiết kế Kiến trúc – BỘ Kiến trúc. 

Năm 1961: Sáng lập Lớp đào tạo Kiến trúc sư , tiền thân của Trường đại học Kiến trúc Hà Nội ngày nay. 

Năm 1957-1983: Uỷ viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khoá II. 

Năm 1983 1987: Cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khóa III. Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Uỷ viên Thường vụ Uỷ ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học – Nghệ thuật Việt Nam. Đại biểu Quốc hội khóa 2, 3, 4, 5. 

Năm 1972 nghỉ hưu. KTS Nguyễn Cao Luyện từ trần hồi 22 giờ ngày 10-10-1987 tại Hà Nội . Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập Hạng Ba, Huân chương Kháng chiến Hạng Tay Kháng chiến chống Mỹ cứu nước Hạng Hai. 

Năm 1996, Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về các tác phẩm Văn học – Nghệ thuật, đợt 1.

KTS – Nhà văn hoá lão thành Nguyễn Cao Luyện, bậc đàn anh trong giới KTS Việt Nam, sinh năm Đinh Mùi (1907), trong một gia đình nhà nho thanh bần có không khí hiếu học và lễ nghĩa ở thành phố Nam Định.

Buổi thiếu thời được các cụ nội, cụ ngoại và cha là cụ Tứ Hai yêu quý, ông thường cho đi theo vãn cảnh chùa Phổ Minh, chùa Cầu Gia, Phủ Giầy Nguyễn Cao Luyện may mắn sớm được tiếp cận nhiều với vốn nghệ thuật dân tộc, nên tầm nhìn rộng mở, cảm thụ sâu sắc vẻ đẹp truyền thống, thêm yêu thiên nhiên đất nước, yêu đôi bàn tay sáng tạo của ông cha.

Lớn lên, khi học Trường Thành Chung Nam Định, ông hăng hái hoạt động trong tổ chức học sinh yêu nước đã tham gia bãi khoá trong Phong trào để tang cụ Phan Chu Trinh ngày 24-3-1926, nên bị đuổi học. Năm 21 tuổi, lên Hà Nội thi đỗ vào Khoá 3,ngành Hội hoạ, Trường Mỹ thuật Đông Dương, học được một năm thì chuyển sang Kiến trúc, cùng khoá với Hoàng Như Tiếp, Khoa Kiến trúc đặt trong Trường Mỹ thuật, nên anh em hai ngành có nhiều điều kiện trao đổi học hỏi lẫn nhau. Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp cùng với các sinh viên Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Tô Ngọc Vân, Vũ Cao Đàm, Trần Quang Trân, Trần Văn Cẩn… hay rủ nhau đi thăm chùa Kim Liên, chùa Láng, chùa Tây Phương, chùa Phổ Minh, đình Đình Bảng… vừa vẽ ghi vừa đắm mình trong không gian tĩnh mịch, đầy ắp vẻ đẹp cổ kính. Hoạ sĩ Victor Tardieu (1876 – 1937) Hiệu trưởng nhà trường và thầy dạy là các KTS người Pháp như Arthur Kruze (Chủ nhiệm Khoa Kiến trúc ), Louis Georges Pineau, Ernest He’brard, Gaston Roger, Jacques Lagisquet, W… vừa sáng tác vừa giảng dạy. Sách học cũng là sách Pháp và của châu Âu, song anh em cố gắng tiếp thu những kiến thức khoa học thế giới và không quên hướng về nghệ thuật cổ truyền của dân tộc, vì tại nguồn nước bao giờ lẫn cũng trong (1).

Sau 5 năm miệt mài học tập kết quả đỗ đầu khoá 1928 – 1933 (2), được toàn quyền Đông Dương cấp bằng tốt nghiệp Kiến trúc sư Đông Dương và thưởng xuất học bổng tu nghiệp tại Pháp. KTS Nguyễn Cao Luyện sang Paris, thực tập ở xưởng của KTS Auguste Perret rồi chuyển sang xưởng của KTS Le Corbusier. 

Một năm sau, ông trở về Hà Nội mở phòng thiết kế riêng.

Ông là người có bản lĩnh, giàu lòng yêu nước, xác định không làm việc cho chính quyền thực dân, ông mở văn phòng kiến trúc tư ở 42 Tràng Thi, Hà Nội. Có thể coi đây là văn phòng kiến trúc đầu tiên của KTS người Việt Nam nước ta.

Trong thời gian này, Đốc lý (3) Bouchet tổ chức cuộc thi thiết kế Nhà thờ Hải Phòng, có nhiều KTS người Pháp và người Việt Nam tham dự. Đồ án của KTS Nguyễn Cao Luyện đoạt giải Nhất. Công trình đầu tay của ông được xây dựng là Bệnh viện tư ở số nhà 167 Phùng Hưng (nay là Trường Tiểu học Thăng Long ở 20 Ngõ Trạm, Hà Nội). Hai công trình này nối liền nhau chạy theo góc hai phố, cao hai và ba tầng. Bằng những hiểu biết kiến trúc Pháp và với tay nghề vững vàng thể hiện qua đường nét, hình khối nhẹ nhàng có nhịp điệu.

Gương mặt KTS Việt Nam - KTS Nguyễn Cao Luyện
Bệnh viện 167 Phùng Hưng, Hà Nội, 1934

Công trình bệnh viện gây ấn tượng ở hệ thống mái đón nơi sảnh vào và mái hắt đua rộng chạy thành băng suốt một nhà, thích hợp với bầu trời nhiệt đới nước ta. Cuối năm 1935, Hoàng Như Tiếp từ Huế ra Hà Nội. Hai KTS đồng khoá, giàu tài năng và nhiệt tình, gắn bó với nhau trong hành nghề như đũa có đôi. Bốn năm sau thêm KTS Nguyễn Gia Đức, học sau hai ông một khoá, hợp lại như kiềng ba chân. “Văn phòng Kiến trúc Luyện – Tiếp – Đức” ra đời từ đó và nổi tiếng ở Hà Nội và Bắc Kỳ những năm trước Cách mạng. 

Năm 1936 – 1939, hoà vào phong trào Mặt trận Bình dân đấu tranh đòi quyền dân chủ do Đảng lãnh đạo “Văn phòng Kiến trúc Luyện – Tiếp – Đức” đã đưa ra kiểu ánh sáng rẻ tiền, bền chắc, hợp vệ sinh, phục vụ người lao động nghèo được xây dựng ở bãi Phúc Xá, Hà Nội. Nhà khung cột bằng bê tông đúc sẵn, bao che bằng tre nứa và mái lợp tranh, bàn ghế trúc mây. Mỗi hộ có một khu vệ sinh ở trong nhà, ứng dụng theo kiểu cách của Hà Lan. Với giải pháp kiến trúc hợp lý, thông thoáng, sáng sủa, kết cấu bền vững nên việc xây dựng hoàn tất đã được dư luận đồng tình ủng hộ. Báo chí thời đó giới thiệu rộng rãi, gây nên tiếng vang lớn ở trong nước, một số nước ở châu Phi cũng áp dụng. 

Trong bối cảnh lúc bấy giờ, người Pháp hầu như độc quyền về thiết kế kiến trúc những công trình của nhà nước, nên chẳng mấy Công trình to lớn đến tay KTS người Việt. Tuy vậy, “Văn phòng Kiến trúc Luyện – Tiếp – Đức” vẫn được tín nhiệm qua những đồ án sáng tác về biệt thự, nhà phố, xây dựng ở Hà Nội, Nam Định, Lạng Sơn,… Những công trình này không lớn, song được dày công nghiên cứu, khai thác kiến trúc Pháp và kiến trúc truyền thống Việt Nam đã toát lên tính nhân văn với vẻ đẹp được ưa thích. Với hàng chục công trình có giá trị thẩm mỹ cao, bộ ba Luyện – Tiếp – Đức đã để lại trong kiến trúc nước ta trước Cách mạng Tháng Tám một mảng di sản quý báu, đậm nét sáng tạo. Sáng tác của các ông thời bấy giờ có hai khuynh hướng.

Giai đoạn đầu, trước thập niên 40 chịu ảnh hưởng nền văn hoá Pháp và kiến trúc mô đéc mà các ông đã học được trên ghế nhà trường, trên đất Pháp. Toà biệt thự hai tầng của bác sĩ Nguyễn Văn Luyện, 65 Lý Thường Kiệt, Hà Nội (nay là Đại sứ quán Cuba) đã được thiết kế theo phong cách hiện đại rất bình dị. Sảnh vào, cửa đi, cửa sổ, các mảng đặc rỗng có tỷ lệ hài hoà,dễ cảm thụ. Toà nhà được nhiệt đới hoá bởi những ô văng, sẽ nô, mái hai lớp có lỗ thông hơi là yếu tố cách tân thời đó. Biệt thự ba tầng 77 Nguyễn Thái Học của nha sĩ Nghiêm Mỹ (nay là trụ sở Liên Minh hợp tác xã) mở hai mặt ra phố, có hình khối mạnh, tạo nên những góc nhìn đẹp. Các mảng, khối, đường nét tổ hợp uyển chuyển, sinh động. Các biệt thự ở 14 Phạm Đình Hồ, 74 Ngô Thì Nhậm, cụm biệt thự ở 16,18,20 24 phố Phan Huy Chú cũng theo xu hướng này. Tiếc rằng gần đây đã sửa chữa cải tạo từng bộ phận nên một số ngôi nhà không còn nguyên dạng.

Gương mặt KTS Việt Nam - KTS Nguyễn Cao Luyện
Biệt thự bác sĩ Nguyễn Văn Luyện cuối những năm 1930, nay là Đại sứ quán Cuba, 65 Lý Thường Kiệt.
Gương mặt KTS Việt Nam - KTS Nguyễn Cao Luyện
Biệt thự nha sĩ Nghiêm Mỹ, 77 Nguyễn Thái Học, Hà Nội

Ngôi nhà một tầng ở 8A phố Ngọc Hà có mặt trước là 5 cửa cuốn vòm đều nhau, mái bằng, chung quanh có tường chắn mới với hàng con tiện đều đặn; thang phía trước nhiều bậc, đặt chính giữa, có lan can con tiện hai bên kéo dài suốt mảnh sân ở trước mặt nhà,phảng phất ảnh hưởng kiến trúc cổ điển Pháp. 

Ở giai đoạn sau, khi tư tưởng sáng tác đã định hình, tay nghề đã thuần thục, cảm xúc đã nhuần nhuyễn, suy tư của các ông không dừng lại ở hình dáng kiến trúc đơn thuần mà còn đậm chất văn hoá, nặng lòng với cội nguồn dân tộc. Bộ ba Luyện – Tiếp – Đức là những KTS sớm bứt ra khỏi cái bóng của các thầy giáo người Pháp (dù các thầy đã đề xuất Phong cách kiến trúc Đông Dương được nói đến nhiều với việc sử dụng những biểu hiện của kiến trúc phương Đông, chủ yếu là Trung Hoa và Nhật Bản trong các sáng tác theo dòng kiến trúc châu Âu). KTS Luyện – Tiếp – Đức đã đi tìm cho mình con đường tiếp cận, phát hiện và khai thác nghệ thuật kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Xu hướng tìm về cội nguồn dân tộc mà khi đó các ông khởi xướng và theo đuổi đã là sợi chỉ đỏ xuyên suốt sau này từ kiến trúc truyền thống đến kiến trúc đương đại Việt Nam.

Yếu tố dân tộc được khai thác và kết hợp với tính hiện đại qua cách tổ chức mặt bằng đáp ứng với cuộc sống đương thời tạo nên những không gian thông thoáng hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nước ta với những đường nét đơn sơ mộc mạc của kiến trúc dân gian Việt Nam. Thể hiện qua ngôi nhà một tầng là nhà gia tộc KTS Nguyễn Cao Luyện ở phố Hàng Nồi (Nam Định); Bình Minh Trang – mái nhà tranh, chốn ăn ở và làm việc của KTS Nguyễn Gia Đức trong khu Quần Ngựa; ngôi nhà ngói một tầng nằm ở cuối ngõ 514 Thuỵ Khuê giáp mặt hồ Tây – nhà riêng KTS Nguyễn Cao Luyện; biệt thự của Ông Lê Đình H ở phố Hàng Đẫy (Hà Nội), tiếc rằng các ngôi nhà trên đã bị phá huỷ trong kháng chiến chống Pháp. Nhờ số 104 Yết Kiêu – nhà hoạ sĩ Tô Ngọc Vân; biệt thự số 7 Thiền Quang của kỹ sư Vũ Gia Thuỵ đã gây tiếng vang về một vẻ đẹp khác thường, đậm chất Việt Nam đều đã bị phá trong những năm gần đây. Nhà Số 1 Phan Đình Phùng: Số 3 phố Chả Cá – nhà của ông bà Phúc; Số 23 Hàng Than – chủ hiệu bánh cốm nổi tiếng Nguyên Ninh; toà nhà 38 phố Bà Triệu – nhà dược sĩ Huỳnh Quang Đại… (những ngôi nhà này trong thập niên 90 đã cải tạo xây khác đi). Ngôi nhà 2c ngõ Bảo Khánh vẫn còn đậm dáng xưa; biệt thự 215 Đội Cấn là tác phẩm còn lại khá nguyên vẹn (ngoại trừ sân giàn hoa mặt trước tầng hai nay bị sửa thành phòng có mái), song cũng vừa bị phá đầu năm 2008 để xây nhà cao rộng hơn. Ở công trình này gây ấn tượng mạnh, nhất là bộ mái sảnh đón ở một bên và hàng hiên rộng mà thấp bao quanh suốt hai mặt nhà.  Tổ chức không gian và các chi tiết kiến trúc được kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và hiện đại nên tạo được sự ấm cúng mới mẻ, hấp dẫn đến kỳ thú mà lại gần gũi với tình cảm con người. 

Gương mặt KTS Việt Nam - KTS Nguyễn Cao Luyện
Biệt thự 215 Đội Cấn, đầu những năm 1940

KTS Nguyễn Cao Luyện luôn say sưa với nghề, có suy nghĩ độc lập và có lòng tự trọng cao về nghề nghiệp của mình. Có những lần vì danh dự của một người có nghề, ông đã từng trả lại khách hàng nhiều hợp đồng đắt giữ khi họ coi KTS như kẻ làm thuê, phải vẽ theo ý thích và theo khả năng hiểu biết của họ.

Mùa thu năm 1945 như một luồng gió mới đến với người trí thức yêu nước Nguyễn Cao Luyện. Ngày 22 – 7- 1946, thành lập Đảng Xã hội Việt Nam, ông được Đại hội bầu vào Uỷ viên Trung ương khoá 1 và các khoá 2, 3 sau này. Đêm 19 – 12 – 1946, theo Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, không chút đắn đo, rời bỏ cơ ngơi và sự nghiệp ở Hà Nội theo Cách mạng lên Việt Bắc tham gia kháng chiến. KTS Nguyễn Cao Luyện và KTS Hoàng Như Tiếp đã tản cư ở Phúc Yên thuộc Liên khu 1, Việt Bắc. 

Là KTS đầu ngành, hai ông đã góp sức vào việc tập hợp các KTS theo kháng chiến, tổ chức các phòng kiến trúc ở Liên khu 1, Liên khu 10, Liên khu 3, Liên khu 4. Ông đã có công sáng lập Đoàn KTS Việt Nam, tức Hội KTS Việt Nam ngày nay và dự Hội nghị thành lập tại Thản Sơn, từ ngày 24 – 4 đến 27 – 4 -1948. 

Tại Đại hội Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất tại Hạ Hoà, Phú Thọ, ngày 20 -7 -1948, các đại biểu đã bầu KTS Nguyễn Cao Luyện vào Ban Chấp hành Trung ương Hội.

Năm 1949, ông thiết kế Văn phòng Bộ Tư pháp ở Bờ Đậu, Thái Nguyên. Đi đôi với sáng tác, ông còn nghiên cứu, tìm hiểu kiến trúc dân gian của các dân tộc miền núi. Cải tạo một ngôi đình ở Bắc Giang thành câu lạc bộ, nay còn giữ được bản vẽ in litô trên giấy bản.Trong kháng chiến, KTS Nguyễn Cao Luyện đã hào hứng đi vào sáng tác các kiểu nhà có nội dung sử 80 dụng mới, hình thức phù hợp với Css thời chiến như nhà triển lãm, chòi phát thanh, trụ sở uỷ ban kháng chiến hành chính. Nhiều mẫu nhà được vẽ bằng mực tím trên đất sét hoặc thạch in trên giấy giang để phổ biến trong chiến khu.

Năm 1950, KTS Nguyễn Văn Ninh và KTS Nguyễn Cao Luyện được cử phụ trách Vụ Kiến trúc thuộc Bộ Giao thông – Công chính đóng tại Đại Từ (Thái Nguyên), rồi chuyển sang Yên Bình (Tuyên Quang).

Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi năm 1954, KTS Nguyễn Cao Luyện trở về Hà Nội. Ông tiếp tục đảm nhận nhiều công tác Nhà nước và đoàn thể. Đại biểu Quốc hội khóa2,3,4,5 tại Hội nghị KTS toàn quốc lần thứ II (Hà Nội, ngày 26 và 27-4 -1957) đã bầu ông vào Uỷ viên Thường vụ Đoàn KTS Việt Nam; đến Đại III ông được bầu làm Cố vấn Ban Chấp hành Hội KTS Việt Nam. Uỷ viên Thường vụ Uỷ ban Trung ương Hội Văn học – Nghệ thuật Việt Nam.

Năm 1958, Bộ Kiến trúc được thành lập, ông giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Kiến trúc (nay là Bộ Xây dựng), phụ trách mảng thiết kế quy hoạch và công trình. Từ năm 1962 kiêm thêm cương vị Viện trưởng Viện thiết kế Kiến trúc, ông đã chỉ đạo và trực tiếp cùng các KTS thiết kế một số công trình có giá trị, mở đầu cho kiến trúc đương đại Việt Nam. Ông cùng với KTS Trần Hữu Tiềm sáng tác Hội trường Ba Đình ở Thủ đô sau này được sử dụng như nhà quốc hội, một công trình hiện đại bậc nhất nước ta thời bấy giờ. Công trình này đầu năm 2008 đã phá đi để xây Nhà Quốc Hội, cải tạo mở rộng biệt thự 35 Ngô Quyền Hà Nội thành nơi làm việc của Văn phòng Quốc hội, hoà nhập với kiến trúc phố cũ (độ phá đi, thiết kế lại từ thập niên 90). Công trình Trụ Sở Uỷ ban Hành chính tỉnh Nghĩa Lộ bộc lộ sự nghiêm chỉnh của bố cục cân xứng, phản dưới nặng, phần trên nhẹ, khai thác nét đặc trưng kiến trúc dân gian của dân tộc Thái Đen như mới hỏi cong của hai đầu nhà. Đồ án Bảo tàng Pác Bó – Cao Bằng do ông chỉ đạo thiết kế cũng là một tác phẩm hài hoà với cảnh quan núi rừng chung quanh , tiếc răng công trình chưa được thi công.

Ngay khi Hà Nội được giải phóng. ông đã thiết kế Nhà hát Nhân Dân tại khu Đấu xảo cũ. Công trình bằng gỗ có sức chứa hàng nghìn người, đêm đêm sáng đèn để các đoàn văn Công trong nước và các nước Trung Quốc, Triều Tiên Anbank biểu diễn phục vụ nhân dân Thủ đô, đem hơi thở của cách mạng vào vùng bị chiếm vừa được giải phóng.

Những năm 60 chống Mỹ, khi gỗ và thép xi măng trở nên khan hiếm, ông đã đề xuất giải pháp làm sàn và mái nhà ở, trường học một hai táng bằng gạch vòm cuốn, xử lý lực kéo bằng thân tre. Công trình đã được xây dựng thực nghiệm ở Đội Cốn, Cầu Bươu. Nhiều đơn vị thiết kế trên miền Bắc đến học tập.

Là một trí thức mang nặng lòng với đất nước, KTS Nguyễn Cao Luyện đã dành nhiều suy tư và tâm huyết cho việc phát triển văn hoá, giáo dục đào tạo là một mạch song song với sáng tác kiến trúc, một công việc mà ông theo đuổi suốt cuộc đời. Ông đã cùng giáo sư Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp… sáng lập Trường Thăng Long và tham gia giảng dạy ở đây nhiều năm, ngôi trường đã góp phần đào tạo nhân tài và hạt giống cách mạng cho đất nước. Ông đã được Trường Mỹ thuật Đông Dương mời dạy và hướng dẫn đồ án nhiều khoá KTS. Nhật đảo chính Pháp, Khoa Kiến trúc Trường Mỹ thuật Đông Dương chuyển vào Đà Lạt rồi giải thể. Thực hiện chủ trương của Chính phủ lâm thời, đầu năm 1946, ông đã cùng một số KTS và hoạ sĩ chủ trương mở lại Trường Mỹ thuật trong chế độ mới, đang chuẩn bị khai giảng thì toàn quốc kháng chiến.

Ông sớm nhận ra đất nước trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi nhân tài, nên đã không ngừng tìm kiếm phương thức đào tạo lớp người làm nghề.

Năm 1950, ở Chiến khu Việt Bác, ông đã mở lớp hoa viên để giúp cho Công tác thiết kế thời chiến và thời bình sau này. Hoà bình lập lại, họ tiếp tục theo học các lớp trung cấp kiến trúc và KTS. Năm 1952,ở chiến khu Việt Bắc, ông đã cùng một số KTS tổ chức cho các sinh viên kiến trúc đang học dở dang năm thứ ba, thứ hai Trường Mỹ thuật Đông Dương (Đàm Trung Lăng, Đàm Trung Phường, Dương Hy Chấn, Vương Quốc Mỹ) làm đồ án tốt nghiệp, kết quả đã được liên bộ Bộ Giao thông Công chính và Bộ Giáo dục chứng nhận tốt nghiệp KTS.

Năm 1956, KTS Nguyễn Cao Luyện đã khởi xướng việc Soạn thảo chương trình đạo tạo KTS cho khoa đầu tiên của Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Nhưng chưa có điều kiện chín muồi, nền khoá học phải chuyển đổi nội dung học tập. Điều này làm ông băn khoăn, trăn trở. Năm 1960, ở cương vị Thứ trưởng Bộ Kiến trúc, ông cùng KTS Nguyễn Nghi sang Trung Quốc, đến Trường Thanh Hoa ở Bắc Kinh, Đồng Tế ở Thượng Hải, hai cơ sở đào tạo kiến trúc sư lớn nhất của bạn, khảo sát, tìm hiểu chương trình đào tạo và kinh nghiệm giảng dạy, chuẩn bị mở trường ở Việt Nam.

Năm 1961, lớp đào tạo KTS đầu tiên ra đời, tiền thân của Trường đại học Kiến trúc Hà Nội ngày nay. KTS Nguyễn Cao Luyện – người sáng lập và cũng là người phụ trách chính, người thầy trực tiếp lên lớp giảng dạy. Trên 200 sinh viên ngày ấy vừa ăn ngủ vừa miệt mài học tập trong mấy gian nhà lá ở bãi Phúc Xá, Hà Nội, sau này đã trở thành những KTS, nhà giáo dày dạn kinh nghiệm sáng tóc, giảng dạy trong các cơ quan và trường học của cả nước.

Gương mặt KTS Việt Nam - KTS Nguyễn Cao Luyện
Đồ án trụ sở Ủy ban Hành chính tỉnh Nghĩa Lo (cũ), 1963 – 1964 của KTS Nguyễn Cao Luyện

Năm 65 tuổi, nghỉ hưu, ông tâm sự: Tôi đã nghỉ hưu trên danh nghĩa một cán bộ Nhà nước. Nhưng với tư cách là một người hoạt động kiến trúc thì tôi không chấp nhận nghỉ ngơi (4).

Thật vậy.

Để đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi trên thành phố quê hương, KTS Nguyễn Cao Luyện đã sáng tác Công trình Bảo tàng Cổ vật bên hồ Thượng Lỗi, thành phố Nam Định. Ông đã dành cả tâm hồn, tâm sức vào thể hiện ý tưởng sư tử vồ mồi, mong muốn nói lên sức mạnh của quân và dân ta đánh thắng những thần sấm, con ma của không lực Hoa Kỳ. Công trình gần gũi với tình cảm dân tộc bằng những hình ảnh đã được Ông tìm kiếm về là những tinh hoa kiến trúc dân tộc của quê hương như mái đình, chu đá, tượng đá, Sắp đặt gắn với sân vườn hồ ao và công trình chủ thể là Đầu Sư tử – Bảo tàng. 

Gương mặt KTS Việt Nam - KTS Nguyễn Cao Luyện
Bảo tàng Cổ vật Nam Định. Phối cảnh do KTS Nguyễn Cao Luyện vẽ
Gương mặt KTS Việt Nam - KTS Nguyễn Cao Luyện
Bảo tàng Cổ vật Nam Định đầu thập niên 1970

Ở Việt Nam, ông là người khởi xướng và đi đầu trong nghệ thuật sắp đặt, gắn 30 năm sau xu hướng nghệ thuật này mới rộ lên trong giới mỹ thuật. Bảo tàng Cổ vật là một điểm sáng, độc đáo, mới lạ, trở thành một danh lam thắng cảnh của thành phố Nam Định. Trao đổi với chúng tôi về Công trình này KTS Tôn Đại nói: Bảo tàng Cổ vật có thể xem như tác phẩm đầu tiên của kiến trúc Hiện đại Việt Nam đi theo xu hướng chủ nghĩa Biểu hiện. Vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, khi mà cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn quyết liệt, khi mà những thông tin về nghệ thuật kiến trúc thế giới đến với ta rất ít ỏi, không mấy người biết đến Chủ nghĩa Biểu hiện và Tân Biểu hiện trên thế giới đang diễn ra như thế nào, việc sáng tác Bảo tàng Cổ vật phải được đánh giá là một hành động cách mạng khác thường, một hành động dũng cảm tìm một con đường mới cho Kiến trúc Hiện đại Việt Nam, con đường tạo hình trong kiến trúc. Việc làm này có thể phương hại đến uy tín của KTS tác giả. Tuy nhiên, công trình này vẫn còn đó chứng minh cho tâm suy nghĩ và lòng quả cảm của một nghệ sĩ chân chính.

Ông luôn để tâm huyết vào tư duy về nghề, đưa lý luận dẫn dắt những công việc thực tế. Cách này cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị về một phương pháp luận. Trong cuộc đời mình, KTS Nguyễn Cao Luyện có một nỗi lo thường trực, trăn trở trong nghề là làm sao cho nền kiến trúc nước nhà có một cốt cách riêng, dân tộc và hiện đại, phù hợp với thiên nhiên, khí hậu và con người Việt Nam, muốn vậy, phải biết trân trọng giữ gìn và khai thác triệt để di sản kiến trúc của ông cha để lại. Điều này khiến ông cầm bút viết để nói lên sở nguyện của ông và truyền đạt lại cho đồng nghiệp những điều mà ông thấu hiểu.

Nhờ đọc rộng, biết nhiều, trí nhớ minh mẫn nên KTS Nguyễn Cao Luyện đã viết rất nhiều bài về lý luận phê bình, giới thiệu nền kiến trúc nước nhà đăng trên các báo, tạp chí. Ông suy tư, chắp nối hệ thống hoá và lý giải phong cách kiến trúc dân gian để giới thiệu cùng bạn đọc gần xa. Ông viết say sưa từng dòng, từng chương bằng máu thịt và sắc bạc trắng của mái tóc, gạn lọc cho đời những tinh hoa văn hoá của cả phương Đông lẫn phương Tây, ở cả quá khứ và hiện tại.

Năm 1977, ông cho ra đời cuốn Từ những mái nhà tranh cổ truyền, năm 1987 cuốn Chùa Tây Phương, một công trình kiến trúc cổ độc đáo. Văn phòng của ông khoan thai trọng nhịp điệu, nhưng cũng rất say mê trong việc cổ suý nền kiến trúc truyền thống Việt Nam. Cuốn sách của ông về những vấn đề kiến trúc, viết ra với nhiệt huyết của một trí thức cách mạng, một người thầy yêu nghề, gắn bó với nghề, với thế hệ trẻ. Văn ông viết liền mạch, liền hơi, ngôn ngữ trau chuốt, hình ảnh đẹp và dạt dào cảm xúc.

Với KTS Nguyễn Cao Luyện tôi có những kỷ niệm không thể quên.

Ông là thủ trưởng cơ quan nên tôi có may mắn biết ông từ rất lâu, khi mới ra trường năm 1959, ngày ấy tôi tròn 20 tuổi. Ông là một người có dáng vóc cao lớn, đôi mắt sáng, vầng trán cao,đôi tai rộng có thành quách, cách nói chậm rãi, từ tốn. Ở ông toát lên vẻ đẹp khiến mọi người kính nể. Với ông. Tôi coi như một trái núi nên chỉ đứng từ xa chiêm ngưỡng, chứ đâu dám lại gần.

Sau này, khi ông nghỉ hưu, tôi làm phóng viên tạp chí của Hội mới dám mon men đến bên ông một cách dè dặt. Ngay lần gặp đầu tiên tại nhà riêng, căn gác hai 6A Quang Trung, bác đã thân tình cởi mở với tôi bằng nụ cười đôn hậu và độ lượng. Bác để tặng cho tôi cuốn Từ những mái nhà tranh cổ truyền và hẹn đọc xong góp ý cho bác. Những lần sau bằng giọng khoan thai, dí dỏm, bác kể cho tôi nghe mọi chuyện của giới nghề từ thời thuộc Pháp đến những ngày ở Việt Bắc. Chuyện hay chuyện dở bác không giấu tôi điều gì. Bác hay bảo tôi cùng đến chơi với mấy người bạn già. Khi thì đến Số 10 Nguyễn Thượng Hiền thăm họa sĩ Trần Văn Cẩn, lần thì đến 36 Tuệ Tĩnh thăm nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh, lần thăm nhà văn Nguyễn Tuân, được hầu chuyện các bác, được nghe các bác đàm đạo mà tôi biết rộng ra, hiểu rộng thêm về lẽ sống. Cũng có lên bác chiều theo ý tôi, đưa tôi đi xem những công trình của “Văn phòng Kiến trúc Luyện – Tiếp – Đức” thiết kế trước Cách mạng Tháng Tám ở Hà Nội, nhờ đó mà sau này tôi có dịp chụp ảnh và giới thiệu tên từng công trình của các bác trong những bài viết.

Tôi nhớ, bác hay day dứt về cuốn Chùa Tây Phương, một công trình kiến trúc cổ độc đáo, đưa Nhà xuất bản Xây dựng mối năm rồi mà vẫn chưa đến lượt in. Bác nói: Nguyện vọng của bác là được tặng Trí Thành (5) cuốn sách, dẫu có qua đời cũng yên lòng. Khó mà biết đến bao giờ mới có sách, tôi đành xin phép bác được in trước một số chương trong Tạp chí Kiến trúc. Bác đồng ý. Thế là từ SỐ 1 đến SỐ 4 -1986 đã in 6 chương trong cuốn sách. Giữa năm 1987, sách vẫn chưa xuất bản, bác nói với tôi: May quá, Thành được đọc Chùa Tây Phương trong Tạp chí Kiến trúc rồi, bác cũng toại nguyện..

Sau một thời gian bị bệnh, do tuổi cao sức yếu, ông đã từ trần hồi 22 giờ ngày 10-10-1987 ở Hà Nội. Ông ra đi giữa lúc hừng lên rạng động của thời kỳ Đổi mới, nền kiến frúc nước nhà bắt đầu trở mình, đòi hỏi ở giới kiến trúc sư những trái tim yêu nghề, trí óc sáng tạo.

Mấy ngày sau khi kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện qua đời, KTS Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, gọi tôi đến nhà riêng ở số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội. Bác dành gần buổi sáng nói chuyện với tôi về KTS Nguyễn Cao Luyện và bác bảo tôi chấp bút một bài để đăng báo Nhân Dân (6). Hôm sau bản thảo viết xong với tiêu đề Tưởng nhớ anh Nguyễn Cao Luyện, bóc trầm ngâm đọc đi đọc lại và bảo tôi: Tiêu đề nên sửa là: Kiến trúc sư – Nhà Văn hoá Nguyễn Cao Luyện mới đúng tâm anh Luyện. Trong bài, bác thêm hai chữ uyên thâm, vàng, Nhà kiến trúc – Nhà văn hoá uyên thâm

Đánh giá cao công lao của ông cống hiến cho nghệ thuật kiến trúc Việt Nam, Hội đồng Nhà nước đã trao tặng cố KTS Nguyễn Cao Luyện huân chương cao quý nhân kỷ niệm lần thứ 40 Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9; Huân chương Độc lập.

Đánh giá cao công lao của ông cống hiến cho nghệ thuật kiến trúc Việt Nam, Hội đồng Nhà nước đã trao tặng cố kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện huân chương cao quý nhân kỷ niệm lần thứ 40 Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2 – 9; Huân chương Độc lập.

Năm 1996, ông được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật, đợt 1, với các Tác phẩm: Trụ sở Quốc hội 35 Ngô Quyền – Hà Nội (1960) ; Hội trường Ba Đình (đồng tác giả với KTS Trần Hữu Tiềm – 1962); Trụ Sở Uỷ ban Hành chính tỉnh Nghĩa Lộ (1963 – 1964). Sách Từ những mái nhà tranh cổ truyền (1977): Chùa Tây Phương, một công trình kiến trúc cổ độc đáo (1987). Hai cuốn sách này vừa được Nhà Xuất bản Kim Đồng in trong năm 2007, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh KTS Nguyễn Cao Luyện và 50 năm thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng.

Kiến trúc sư – Nhà văn hoá lão thành Nguyễn Cao Luyện, một tấm lòng tha thiết hướng theo tính dân tộc cần phải có trong những công trình mới và hiện đại của chúng ta, thuộc lớp người khai phá đặt nền móng cho nền kiến trúc đương đại Việt Nam, đó lao động nghệ thuật tận tuỵ trong lĩnh vực sáng tác kiến trúc, sáng tác văn học và đào tạo thế hệ trẻ. Chúng ta cảm ơn cụ đã dày công vun xới, giữ gìn và phát huy vốn kiến trúc cổ truyền Việt Nam.

KTS Đoàn Đức Thành

——————————–

(1) Từ những mái nhà tranh cổ truyền, Nhà xuất bản Văn hoá , Hà Nội 1977.

(2) SỐ Nệu tác giả ghi trực tiếp từ KTS Nguyễn Cao Luyện, nguồn khác 1927-1932

(3) Tương đương với chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố ngày nay.

(4) Lời phát biểu của KTS Nguyễn Cao Luyện tại Đại hội thành lập Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh, năm 1981.

(5) Kiến trúc sư Nguyễn Trí Thành, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, con tra của kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện, cháu đích tôn của kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện, cuối thập niên 80 đang là sinh viên kiến trúc tại Moskva, Liên Xô.

(6) Xem báo Nhân Dân số ra ngày 31-10-1987.


Gương mặt KTS Việt Nam - KTS Nguyễn Cao Luyện

Giới thiệu Chuyên đề : GƯƠNG MẶT KTS VIỆT NAM

Lớp lớp các thế hệ Kiến trúc sư Việt Nam đã góp sức kiến thiết cho đất nước nhưng chưa có một cơ sở dữ liệu nào về những con người tiên phong đó, chúng tôi rất mong muốn sẽ tạo nên một cơ sở dữ liệu về KTS Việt Nam đầy đủ nhất. 

Kiến Việt mong muốn tập hợp một chuỗi bài về các gương mặt KTS Việt Nam qua các thế hệ trên kienviet.net , từng bước xây dựng dữ liệu. Chúng tôi khai thác trước mắt cuốn “Thế hệ KTS Việt Nam” của Hội KTSVN phát hành cùng nội dung từ kênh blog của cố KTS Đoàn Đức Thành làm cơ sở đầu tiên và sẽ tiếp tục phát triển thêm công tác nghiên cứu này.

Việc tổng hợp chắc chắn sẽ gặp nhiều thiếu sót nhưng với mong muốn thành tâm lưu trữ lại thông tin về các thế hệ KTSVN, rất mong nhận được thêm thông tin góp ý và dữ liệu đóng góp của Quý độc giả. Xin chân thành cảm ơn. 

Mọi góp ý xin vui lòng email về noidung@kienviet.net hoặc fanpage https://www.facebook.com/kienvietdotnet 

Thảo luận tại: https://www.facebook.com/groups/kientrucsuviet

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
190 head
Phỏng vấn Jean Nouvel

Sinh năm 1950, tại Fumel (lot-etgaronne) miền nam nước Pháp, ông học tại trường Ecole Nationale Supérieure des beaux arts Read more

do hoa da phuong tien head
Đồ họa đa phương tiện

Công nghệ hình ảnh đang tiến theo xu hướng: từ hình ảnh 2D trên film, giấy ảnh, màn ảnh... tiến Read more

409 head
Khát vọng ánh sáng

Một câu chuyện về một người thanh niên trẻ châu Phi bằng khao khát được học hành đã đóng góp Read more

Khóa đào tạo quốc tế về quản lý dự án và quản lý xây dựng của ĐHTH Cincin

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nâng cao năng lực quản lý dự án và quản lý Read more

vegiaithuongpritzkler
Kiến trúc là một môn thể thao đồng đội vậy tại sao…?

Một quan điểm khác và đáng suy ngẫm của giáo sư Witold_Rybczynski về giải thưởng Pritzker , thông qua bài Read more

luongkts
Tham khảo về lương dành cho nghề Kiến trúc trên thế giới

Bạn có quan tâm tới mức lương của các đồng nghiệp tại các quốc gia trên thế giới ?