“Wastes into Art” là một chuỗi chương trình đào tạo, workshop, cuộc thi dành cho các bạn trẻ yêu nghệ thuật và yêu môi trường, nhằm mục đích nhân rộng ý tưởng thiết kế tái chế – biến rác thải thành những công trình nghệ thuật ứng dụng – kiến trúc – sản phẩm của mục đích sử dụng cụ thể.
Ô nhiễm rác thải là một trong những vấn đề lớn và phức tạp, đặc biệt ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Có hai lý do chính là ý thức của cộng đồng chưa cao và nguồn lực cho các hệ thống tái chế còn hạn chế. Ô nhiễm môi trường không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống, xã hội.
Việc tái chế rác thải thông thường không phải là nhiệm vụ của các nhà thiết kế. Nhưng những vấn đề về nguồn lực để tái chế rác thải hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Vậy lợi ích của việc thiết kế trong quá trình tái chế các sản phẩm rác thải là gì ?
Rác thải là cái xấu – cái không hữu dụng. Thiết kế là để tạo ra cái đẹp – cái hữu dụng. Với 1 sản phẩm, vật liệu sử dụng thường chỉ chiếm 20 – 30% giá trị của sản phẩm đó. Sự sáng tạo trong thiết kế và sản xuất sản phẩm mới mang lại phần tỉ trọng lớn trong giá trị của sản phẩm đó. Thiếu đi thiết kế, sản phẩm tái chế thường xấu xí và khó sử dụng. Do đó, chúng chỉ được sử dụng theo phong trào và sớm trở lại thành rác thải. Vậy việc các nhà thiết kế sử dụng vật liệu tái chế để tạo ra các sản phẩm đẹp sẽ được trân trọng hơn, được người dùng đón nhận tốt hơn.

Từ thực tế đó, dự án “Wastes into Art” ra đời với mục tiêu nhân rộng ý tưởng thiết kế tái chế – biến rác thải thành những công trình nghệ thuật ứng dụng – kiến trúc – sản phẩm của mục đích sử dụng cụ thể. Qua hình thức một chuỗi chương trình đào tạo, workshop, cuộc thi dành cho các bạn trẻ yêu nghệ thuật và yêu môi trường, “Waste into Art” hướng tới trở thành một dự án đào tạo liên ngành cùng với các trường đại học, kêu gọi sinh viên và cộng đồng thu gom và phân loại rác thải, sau đó chuyển hóa chúng thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao.
Điểm mới của dự án:
- Là dự án nghệ thuật ứng dụng, không đơn thuần là một tác phẩm trưng bày. Công trình có sự tích hợp những chức năng công cộng vào trong một không gian có tính nghệ thuật và bản sắc.
- Thay vì là các tác phẩm của những cá nhân đơn lẻ, dự án là một chuỗi chương trình đào tạo, workshop, cuộc thi dành cho các bạn trẻ yêu nghệ thuật và yêu môi trường.
- Ứng dụng công nghệ số trong thiết kế và thi công phương án: Những công nghệ số hiện đại như Parametric (Thiết kế thuật toán) hay AR (Thực tại ảo tăng cường); bổ sung kiến thức chuyên ngành thiết kế công nghệ cao qua các buổi workshop.
- Hướng tới là hoạt động thường niên: Dự án kết hợp với các trường đại học kiến trúc – xây dựng, mỹ thuật ở Việt Nam, đặc biệt là các trường về kiến trúc, nghệ thuật xây dựng các hoạt động như một môn học ngoại khóa, vừa giúp ích cho cộng đồng, vừa tích lũy thêm kiến thức chuyên ngành, dần trở thành truyền thống trong các trường.
Lộ trình dự án:
Dự án sẽ trở thành hoạt động thường niên của khối các trường sáng tạo như kiến trúc – xây dựng – mỹ thuật. Lộ trình của 3 năm đầu của dự án sẽ bao gồm các chương trình
- 2021 : Biến rác thải qua xử lý thô thành công trình gian hàng pavilion (kết cấu tạm thời, thời gian sử dụng ngắn)
- 2022 : Biến rác thải qua xử lý tinh thành sản phẩm nghệ thuật ứng dụng đường phố (thời gian sử dụng trung bình)
- 2023 : Biến rác thải qua xử lý tinh thành công trình kiến trúc và các sản phẩm ứng dụng (thời gian sử dụng lâu dài)
Đối tượng hướng đến:
Dự án hướng đến các trường đại học, sinh viên và cộng đồng thu gom và phân loại rác thải, cụ thể là:
- Các khoa kiến trúc của các trường đại học tại Hà Nội
- Giới trẻ Hà Nội nói chung và sinh viên các ngành nghệ thuật, sáng tạo nói riêng
- Cộng đồng dân cư khu vực địa điểm được lựa chọn
Địa điểm:
Dự án sẽ được tổ chức chia thành 2 tuyến hoạt động tại 3 địa điểm chính:
- Workshop training, thiết kế : Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
- Triển lãm, Talkshow: Phố đi bộ Hồ Gươm và Văn Miếu Quốc Tử Giám
Thời gian dự án:
Kế hoạch cụ thể năm 2021:
- Tháng 5: Lên kế hoạch chuẩn bị chương trình
- Tháng 6 – 7: Khởi động chương trình, phát động cuộc thi
- Tháng 7 – 8: Các hoạt động diễn ra của cuộc thi
- Ngày 15/8: Thu bài thi
- Tháng 8: Thu bài thi, tổ chức chấm thi sơ khảo
- Ngày 4/9 : Workshop phát triển phương án xây dựng
- Tháng 9 : Trao giải cuộc thi – Triển Lãm tại trường Đại Học Xây Dựng – Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Tháng 9 – 12: Xuất bản sách – Nghiên cứu – Cộng tác với các chương trình đào tạo quốc tế
Ban tổ chức:
Các đơn vị đồng tổ chức:
- UNESCO
- Khoa Kiến trúc Quy Hoạch trường Đại Học Xây Dựng, AIF ( Architecture Innovation Fund) Công ty Kiến Trúc LAVA / XMA / GA6
- Trung tâm Hoạt Động Văn Hóa Khoa Học Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Hà Nội Creative City

Bảo trợ:
- Unesco , UN Habitat , Đại Sứ Quán Anh (dự kiến)
- Đại Sứ Quán Ý (dự kiến)
XEM THÊM:
- Ghế băng công cộng từ rác thải nhựa ở Hồng Kông: Từ kiến trúc “xanh” độc đáo đến cảm hứng tái chế cho cộng đồng
- Tái chế tàn thuốc lá thành gạch xây dựng: Tương lai mới cho kiến trúc xây dựng hiện đại?
- Khu phức hợp S * PARK thiết kế từ vật liệu tái chế