Xã hội phát triển kéo theo những thay đổi trong hoạt động sinh hoạt và tổ chức cuộc sống của con người trên nhiều lĩnh vực và hệ thống vận hành như: nhà ở, văn phòng, tiêu dùng, giáo dục. Bài viết tập trung vào các hệ thống vừa nêu và có suy xét đến yếu tố hậu đại dịch.

Từ nhà ở đến tiêu dùng: Tái định nghĩa về các hệ thống và hình thái không gian

Thay đổi về nhu cầu và nguyện vọng của xã hội đặt ra câu hỏi về các spatial typologies (loại hình học không gian) và các lĩnh vực kiến ​​trúc. Hoạt động tái đánh giá này chính là tiền đề của sự đổi mới. Hãy cùng khám phá những hình thức mà kiến trúc tác động lên sự biến đổi xã hội ở nhiều khía cạnh đời sống, đồng thời thách thức các giả định hiện hữu về hệ thống và không gian.

Trong những tháng vừa qua, hầu hết các architectural typologies (loại hình học kiến trúc) đã được đánh giá kĩ lưỡng. Các chuyên gia không chỉ phân tích khía cạnh thích nghi với đại dịch trong tương lai gần mà còn đề xuất những cải tiến công nghệ và đổi mới phong cách sống. Suy xét về tương lai hậu đại dịch và sự ảnh hưởng của đại dịch, bài viết giới thiệu những xu hướng và dự án về tương lai của nhà ở, tiêu dùng, giáo dục và không gian văn phòng; từ đó làm rõ những thay đổi sắp tới trong các hệ thống này.

Nhà ở

Từ nhà ở đến tiêu dùng: Tái định nghĩa về các hệ thống và hình thái không gian

Những năm gần đây, nhiều dự án nhà ở cộng đồng quan tâm đến các tiện ích chung, chuyển hướng sang mô hình hướng tới cộng đồng. Hơn nữa, tính bền vững và sự chuyển dịch sang nền kinh tế chia sẻ là những khía cạnh dẫn đến hình thái không gian mới cho nhà ở cộng đồng.

Từ nhà ở đến tiêu dùng: Tái định nghĩa về các hệ thống và hình thái không gian

Dựa trên tính mô-đun, sự linh hoạt và dịch vụ chia sẻ, dự án The Urban Village Project (Dự án Làng Đô Thị), được thiết kế bởi Space 10 và EFFEKT là phản hồi cho việc gia tăng sự cô lập xã hội và thiếu nhà ở bình dân. Điểm đặc biệt của dự án này là nó hấp thụ đặc tính vì-cộng-đồng của xã hội mới và đưa điều này vào những mô hình nhà ở dài hạn, áp dụng đăng ký thuê bao tiện ích và hệ thống xây dựng đảo ngược.

Từ nhà ở đến tiêu dùng: Tái định nghĩa về các hệ thống và hình thái không gian

Kể cả trước khi khủng hoảng y tế xảy ra, phát triển nhà ở đã trở thành phương án tổng hợp, từng phần độc lập được đưa vào cấu trúc đô thị, chú trọng vào không gian ngoài trời. Rút kinh nghiệm từ đại dịch, thiết kế hình thành một hình thái đô thị mới với một chương trình đa dạng cùng hệ thống năng lượng, thực phẩm giúp môi trường phát triển theo hướng tự chủ. 

Văn phòng

Từ nhà ở đến tiêu dùng: Tái định nghĩa về các hệ thống và hình thái không gian

Không gian văn phòng đã có nhiều thay đổi trước cả khi đại dịch bùng nổ, từ không gian có vách ngăn sang không gian mở, sự thay đổi đó đã và đang đối mặt với những quan ngại vì các nghiên cứu chỉ ra rằng không gian mở gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và năng suất.

Từ nhà ở đến tiêu dùng: Tái định nghĩa về các hệ thống và hình thái không gian

Co-working (không gian làm việc chung) là ví dụ của việc rời bỏ hình thái văn phòng truyền thống. Hình thức này cung cấp toàn bộ tiện nghi và điều kiện để tương tác xã hội như một văn phòng truyền thống. Thiết kế Second Home Hollywood Office của Selgascano nổi bật với mô hình không gian co-working độc đáo nhờ vào sự đan xen chặt chẽ giữa không gian và thiên nhiên. Trong không gian vườn mô phỏng, những chiếc kén quy mô nhỏ được hưởng lợi từ ánh sáng tự nhiên và thông gió chéo để tạo nên một office typology (tạm dịch: hình thái văn phòng) đổi mới. Hình thái văn phòng này có đủ tiềm năng để vận hành khi bị giới hạn bởi dịch bệnh.

Tương lai của văn phòng đã được dự đoán từ lâu, người ta chấp nhận ý tưởng rằng tính linh hoạt có lẽ sẽ giúp chuyển đổi văn phòng thành không gian hợp tác, và công việc có thể được vận hành từ xa. Khái niệm mới về văn phòng có lẽ nằm ở những loại hình đa năng, luân phiên chia sẻ không gian và tạo ra những không gian dễ dàng tùy chỉnh. Ý tưởng Văn phòng nhảy múa cho Vitra của Stephan Hürlemann là một ví dụ về tùy chỉnh không gian. Trong đó, một hệ thống vách ngăn trong văn phòng mở cho phép thay đổi bố cục nhanh chóng.

Thương mại, dịch vụ

Từ nhà ở đến tiêu dùng: Tái định nghĩa về các hệ thống và hình thái không gian

Tiêu dùng đang nhanh chóng chuyển sang hình thức trực tuyến và còn tăng trưởng lớn hơn trong thời kỳ đại dịch. Trong bài phỏng vấn cho tờ The Wall Street Journal, Nayan Parekh – chủ tịch Gensler đã chỉ ra rằng những không gian mua sắm truyền thống như cửa hàng trở thành vấn đề về trải nghiệm, hiện diện và sự kết nối của người tiêu dùng với thương hiệu.

Việc chú trọng vào sự tương tác thay vì mua hàng như ở House of Vans (cửa hàng trải nghiệm của của hãng giày Vans ở Luân Đôn) được thiết kế bởi Tim Greatrex có lẽ đã trở nên phổ biến. Đại diện cho văn hóa thương hiệu, những không gian tiêu dùng mới như thế này phải quan tâm đến tính giải trí để khách hàng có lý do ghé vào cửa hàng. Một ví dụ nữa là the Harman Experience Store ở Munich (Đức), thiết kế bởi Gensler, đã cung cấp các trải nghiệm vui chơi thông qua các buổi chia sẻ, hòa nhạc và kể cả giới thiệu xe.

Từ nhà ở đến tiêu dùng: Tái định nghĩa về các hệ thống và hình thái không gian

Những trung tâm mua sắm lớn cũng cần phải được đồng bộ với không gian vui chơi, chuyển đổi sang hình thức hỗn hợp. Điển hình là Wollert Neighborhood Center của OMA. Dự án này kết hợp không gian mua sắm với không gian cộng đồng (gồm nhà hát ngoài trời, cơ sở vật chất về giáo dục và chăm sóc trẻ em), tất cả tạo thành một “tụ điểm xã hội”.

Giáo dục

Từ nhà ở đến tiêu dùng: Tái định nghĩa về các hệ thống và hình thái không gian

Trong 20 năm trở lại đây, môi trường giáo dục chuyển hướng từ phổ cập kiến thức sang môi trường hợp tác. Giao tiếp, linh động và kết nối với không gian bên ngoài là những khía cạnh quan trọng khi thiết kế hình thái không gian trong trường học và những cơ sở giáo dục bậc cao.

Từ nhà ở đến tiêu dùng: Tái định nghĩa về các hệ thống và hình thái không gian

Một ví dụ nổi bật là Fuji Kindergarten của Tezuka Architects.  Không gian bên trong có thể mở rộng thành không gian bên ngoài gần như suốt năm. Mái nhà là sân chơi chính nhằm thúc đẩy tương tác xã hội và tính độc lập. Cũng trong giáo dục, nhưng ở cấp giáo dục bậc cao, dự án của Diller Scofidio+Renfro cho Stanford Art & Art History Building có các chức năng chính hướng ra bên ngoài, cho phép giảng dạy ngoài trời.

Biên dịch | Anh Tuấn (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
ha noi 14
Việt Nam lọt vào danh sách 9 địa điểm hành nghề lý tưởng của kiến trúc sư quốc tế

Website kiến trúc hàng đầu thế giới Archdaily (Mỹ) vừa xếp hạng Việt Nam vào danh sách 9 địa điểm Read more

Untitled 15 1
Stacking Green House – Công trình tiêu biểu của thế giới năm 2012 do Archdaily bình chọn

Vừa qua, website hàng đầu trên thế giới về kiến trúc, ArchDaily đã công bố danh sách 10 công trình Read more

suoire
Nhà cộng đồng Suối Rè – được WAN chọn là Công trình của tuần

Vừa qua tạp chí Kiến trúc nổi tiếng thế giới World Architecture News công bố công trình Nhà cộng đồng Read more

1309853875.img
Lời khuyên cho những người theo đuổi nghề Kiến trúc

Kiến trúc dường như là một ngành nghề rất được ưa chuộng trong thời kỳ xã hội phát triển như Read more

tornado
Làm thế nào để xây dựng một ngôi nhà chống lốc xoáy ?

Một cơn lốc xoáy có thể phá dỡ ngôi nhà kết cấu khung gỗ điển hình trong bốn giây. Trong Read more

su that rau xanh khan hang tang vot gia Copy
Vai trò của chợ truyền thống trong đô thị

Chợ truyền thống có những đặc trưng riêng mà các trung tâm thương mại không thể thay thế được.