Nhà Trâu Quỳ tối giản và độc đáo, những khoảng đệm vừa đủ để nối liền sợi dây liên kết giữa các không gian với nhau và với tự nhiên, hướng đến cuộc sống giản đơn và hoài niệm.

Thông tin công trình:
- Thiết kế: TOOB studio.
- Địa điểm: Trâu Quỳ, Gia Lâm.
- Diện tích xây dựng: 95m2.
- Thi công: Desicons.
- Nhà thầu: Thaosteel-thép, Croled-ánh sáng, Lainoithat-gỗ, Greenspace-kính.
- Ảnh: Triệu Chiến.
Thuyết minh bởi KTS
Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế và bối cảnh:
Dự án là một ngôi nhà lô với diện tích tương đối điển hình tại Hà Nội. Lợi thế đặc trưng của dự án là có 2 lối tiếp cận đều là ngõ nhỏ ở phía trước và sau nhà.
Gia đình chủ đầu tư với 2 thế hệ là bố mẹ ở độ tuổi trung niên và một người con đã trưởng thành.
Mảnh đất này trước đây được sử dụng để ở từ những năm 2000 với hiện trạng là một ngôi nhà 2 tầng. Ngôi nhà này hiện nay đã xuống cấp và không còn phù hợp với nhu cầu của gia đình hiện tại nữa, vì thế mà Nhà Trâu Quỳ đã được thiết kế để nâng cấp cho một cuộc sống mới.

Miêu tả công trình, ý tưởng thiết kế:
Trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra tại Hà Nội, Nhà Trâu Quỳ được thiết kế với mong muốn đem lại một không khí mới cho mô tuýp nhà ống thông thường. Là một tổ hợp giao thoa của các vùng không gian đệm với nhau và với tự nhiên, thấp thoáng hình ảnh những con ngõ nhỏ đặc trưng của Hà Nội thông qua cách bố trí không gian cũng như sử dụng vật liệu.


Ngoài những không gian riêng tư được tối giản với tính đặc thù, công trình tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình bằng cách tất cả những phần còn lại của ngôi nhà, không chỉ riêng không gian sinh hoạt chung mà cả giao thông và không khí bao quanh.


Với nỗ lực tạo ra những không gian khác biệt so với hình thái nhà lô, nhưng nhà Trâu Quỳ vẫn chỉ sử dụng những phương thức xây dựng và vật liệu thông thường như kết cấu khung bê tông cốt thép, gỗ tự nhiên, gạch và thép. Nhờ đó mà công trình có thể được tạo nên bởi bất cứ người thợ địa phương nào bằng một kinh phí hợp lí.



Việc tạo ra khoảng không gian đệm thông thoáng với nguồn ánh sáng tự nhiên, công trình kỳ vọng sẽ được vận hành một cách tối ưu và sử dụng hiệu quả về năng lượng. Khi suy nghĩ về việc nhân rộng mô hình này, chúng tôi liên tưởng tới một đô thị bớt ngột ngạt, sinh động hơn và vẫn đa dạng sắc thái bởi lớp vỏ có khả năng tùy biến cao.
Công trình vẫn có khả năng được tiếp tục phát triển theo nhu cầu phát sinh của gia chủ thông qua những không gian trống mà chúng tôi để lại làm dự trù cho tương lai.























XEM THÊM:
- Bài học giá trị từ tòa tháp Price Tower của KTS Frank Lloyd Wright
- Thai House – Đề cao sự gắn kết bằng không gian | Trường An Architecture
- Kiến trúc kinh điển: Nhà thờ St. John’s Abbey | Marcel Breuer