Covid-19 khiến hầu hết tất cả các nước trên thế giới đều phải gồng mình gánh chịu đại dịch. Song song với những thiệt hại cả về người và vật lực thì nhìn ở một góc độ tích cực nào đó, lượng khí thải carbon đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, việc giảm thiểu ô nhiễm này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và những cuộc khủng hoảng khí hậu trước đó cho chúng ta thấy được: con người đang đứng giữa ngã ba đường trước những mục tiêu về khí hậu. Vậy, năm chưa từng có này có ý nghĩa gì với nỗ lực kiềm chế biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường?

open pit mining in Augsburg Germany

Do hầu hết những hoạt động kinh tế chững lại trong năm 2020, đặc biệt vào mùa xuân, lượng khí nhà kính giảm đáng kể. Sau nhiều tháng các hoạt động bị ngưng trệ, lưu lượng hàng không giảm nghiêm trọng và lượng khí thải carbon của công trường xây dựng đóng cửa trong năm 2020 chỉ giảm 5,5% so với năm 2019. Điều này không chỉ chứng minh tác động của đại dịch đối với biến đổi khí hậu mà còn vẽ ra bức tranh hoàn toàn mới về quy mô và nỗ lực cần thiết để thay đổi kim ngạch phát thải carbon.

Matias de Caro Buenois Aires durinmg lockdown

Mặc dù bùng phát đại dịch nhưng sự gia tăng không ngừng của nồng độ carbon dioxide trong khí quyển vẫn tiếp diễn bất chấp nhiều hoạt động tạm lắng. Theo ghi nhận của Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO, năm 2020 đang trên đà trở thành một trong ba năm ấm nhất, đánh dấu cột mốc 6 năm liên tiếp nóng hơn bất kỳ năm nào từng được đo lường trước đó. Trong năm vừa qua liên tục xuất hiện những thời tiết khắc nghiệt, từ cháy rừng tàn phá nước Úc, lũ lụt ở châu Á và Hoa Kỳ cho đến hạn hán nghiêm trọng ở Nam Mỹ, tất cả đều do hậu quả của biến đổi khí hậu.

shutterstock 1687940767

Đại dịch đã tạo ra sự gia tăng chất thải nhựa, làm tăng thêm vấn đề ô nhiễm vốn đã nghiêm trọng. Đương nhiên, ưu tiên chính của năm 2020 là giảm thiểu sự lây lan của virus bằng cách thực hiện các biện pháp bảo vệ. Cách thức này vô hình chung tạo ra lượng lớn chất thải, từ khẩu trang dùng một lần và các loại nhựa PPE cho đến việc tăng cường sử dụng màn acrylic cùng với các vật dụng nhựa dùng một lần khác. Hiện tại, công nghệ tái chế màn acrylic rất tốn kém và có thể tạo ra các sản phẩm phụ có hại trong khi PPE dùng trong các cơ sở y tế phần lớn không thể tái chế. Do đó, năm 2020 đồng nghĩa là bước thụt lùi trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa, với những hậu quả tiêu cực đối với động vật hoang dã.

21 20200513 Kenya Nairobi Mathare COVID19 prevention in slums ©UN Habitat Kirsten Milhahn low

Thời điểm đầy thử thách thường dẫn đến những thay đổi về cấu trúc. Bài học từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 70, đánh dấu sự giảm phụ thuộc vào dầu mỏ và sự chuyển hướng sang khí đốt tự nhiên, dẫn đến giảm lượng khí thải carbon (khí tự nhiên thải ra ít hơn từ 50 – 60% carbon dioxide so với than hoặc dầu). Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 không thể chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu theo hướng giảm phát thải carbon. Ngược lại, đối với quốc gia đang phải vật lộn để phục hồi, lượng khí thải tăng đột biến, đặc biệt ở những nền kinh tế mới nổi, đạt mức cao nhất mọi thời đại năm 2010.

Khi chính phủ các nước trên thế giới triển khai các chính sách cứu trợ việc làm thì các chương trình nghị sự bền vững dễ bị lơ là. Hơn thế nữa, các công ty dầu khí hàng đầu trên thế giới đang tận dụng tình hình này để yêu cầu các gói cứu trợ từ chính phủ và việc nới lỏng các quy định về môi trường đã đẩy lùi cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

19 5

Nhiều học giả và nhà khoa học môi trường coi đại dịch này là cơ hội để chuyển hướng các ngành công nghiệp. Ngành hàng không đang thực hiện các bước hướng tới một tương lai bền vững hơn với việc Airbus công bố kế hoạch đưa máy bay thương mại chạy bằng năng lượng hydro và dự kiến đưa vào hoạt động năm 2035.

Tuy nhiên, giao thông vận tải chỉ chiếm 14% lượng khí thải toàn cầu. Trong khi đó, ngành công nghiệp AEC chịu trách nhiệm về 39% lượng khí nhà kính toàn cầu. Do đó, càng về sau phải có những bước tiến dài trong nhiều năm tới và hành động với tinh thần khẩn trương. Việc sản xuất thép và bê tông, hai vật liệu xây dựng phổ biến nhất tạo ra 10% lượng khí nhà kính mỗi năm. Vì vậy, cần phải chuyển sang các giải pháp thay thế bền vững. Ngoài ra, việc tái sử dụng thích ứng, tái chế vật liệu và thiết kế để tháo rời cần trở thành các thông lệ tiêu chuẩn, điều cần thiết đối với lĩnh vực kiến trúc và xây dựng để nắm bắt sự đổi mới một cách nhanh chóng và có lộ trình.

shutterstock 1006180303

Hiện tại, đại dịch hầu hết khiến các KTS đặt câu hỏi về các loại hình không gian. Tuy nhiên, cũng nên đặt mối quan hệ giữa ngành và môi trường vào trọng tâm hơn. Cần thay đổi các chương trình kiến trúc cụ thể, nghiêm túc thực hiện chống biến đổi khí hậu. Để việc thay đổi có hiệu quả, cần có chính sách và quy tắc xây dựng bắt buộc các nguyên tắc thiết kế bền vững.

Ice Watch ity Hall Square CopenhagenImage Anders Sune Berg. Image Studio Olafur Eliasson

Ngành công nghiệp AEC có thể đóng góp đáng kể vào việc kiềm chế biến đổi khí hậu trong những năm tiếp theo. Khi các nhà khoa học đưa ra bằng chứng ngày càng tăng cho thấy các hoạt động tương tự góp phần vào biến đổi khí hậu, nhiều loại dịch bệnh mới phát triển, đã đến lúc ngành công nghiệp coi thiết kế bền vững không phải là điều đúng đắn mà là lựa chọn duy nhất.

Biên dịch | Vũ Hương (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
MotgocKTT
Định hướng cấu trúc vùng TP. Hồ Chí Minh ứng xử với sự biến đổi khí hậu

Hiện nay quy hoạch Vùng thành phố được coi là mô hình có ưu thế nhất, đáp ứng được sự Read more

2793
Quy hoạch đô thị thích nghi với biến đổi khí hậu

Diễn đàn bàn tròn Hội đồng vành đai Thái Bình Dương về phát triển đô thị (PRCUD) -Thành phố Hồ Read more

hanoi 1
Biến đổi khí hậu và bài toán quy hoạch đô thị – Bài 1: Hệ quả từ “du nhập kiến trúc”

Có một thực tế, xu hướng du nhập kiến trúc hiện đại phương Tây bất kể đó là điển hình Read more

nha 1
Biến đổi khí hậu và bài toán quy hoạch đô thị- Bài 2: Bài toán về sử dụng năng lượng hiệu quả

Để ứng phó tốt với tác động của biến đổi khí hậu, vấn đề cải thiện hiệu quả sử dụng Read more

images354775 10c 1
Biến đổi khí hậu chưa là tác nhân quan trọng gây ngập

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hồ Long Phi, giảng viên Trường Đại học Bách khoa TPHCM, Phó ban Điều Read more

090721203659569759
Đối phó với ngập lụt trong đô thị – Một tiếp cận “mềm”

Trong những năm vừa qua, một xu hướng mới trong quản trị lũ lụt đô thị đã ngày càng rõ Read more