Ngày 16/12/2020, tại Trụ sở Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm “Chuyển đổi di sản công nghiệp thành không gian sáng tạo”. Chương trình nằm trong khuôn khổ Cuộc thi “Thiết kế không gian sáng tạo”, do UBND TP Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức.

kienviet-toa-dam-chuyen-doi-di-san-cong-nghiep-thanh-khong-gian-sang-tao
Toàn cảnh buổi Tọa đàm “Chuyển đổi di sản công nghiệp thành không gian sáng tạo”.

Tọa đàm được Ban tổ chức đặc biệt giới thiệu với các chuyên gia, cố vấn nhằm cung cấp những thông tin cho các cá nhân, các nhóm và tổ chức mong muốn tham dự cuộc thi. Qua đó giúp nâng cao nhận thức, gắn kết cộng đồng trong nhịp đập văn hóa và sáng tạo của Thành phố, từng bước hiện thực hóa các không gian và cộng đồng sáng tạo để Hà Nội xứng đáng trở thành một trung tâm sáng tạo của Đông Nam Á.

Tham dự tọa đàm gồm có các đại biểu khách quý:

  1. Ông Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam
  2. Ông Nguyễn Đức Hùng – Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội 
  3. KTS Đặng Kim Khôi – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam khóa X
  4. Ông Dương Ngọc Long – Phó trưởng phòng Quản lý di sản, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
  5. Bà Bùi Thanh Hương – Phó tổng biên tập Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam

Cùng với đó là sự hiện diện của các kiến trúc sư thuộc Hội Kiến trúc sư Việt Nam; Hội Di sản Văn hóa Việt Nam; các chuyên gia nghiên cứu kiến trúc; bảo tồn di sản, văn hóa; sinh viên ngành kiến trúc, xây dựng, quy hoạch; các cán bộ quản lý tại các quận huyện nội thành có di sản công nghiệp trên địa bàn: Quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân; cùng đông đảo cơ quan báo chí, truyền hình Trung ương và Hà Nội,…

Theo PGS, TS, KTS. Phạm Thúy Loan – Viện phó Viện Kiến trúc Quốc gia, Bộ Xây dựng, thực tế trên thế giới có rất nhiều thành phố đã chuyển đổi đổi từ thành phố công nghiệp sang thành phố của du lịch, dịch vụ và công nghệ. Vậy nên, việc chuyển đổi nhà máy cũ trong nội thành Hà Nội là cơ hội tuyệt vời để biến Hà Nội thành một thành phố đáng sống.

kienviet-toa-dam-chuyen-doi-di-san-cong-nghiep-thanh-khong-gian-sang-tao
PGS, TS, KTS. Phạm Thúy Loan – Viện phó Viện Kiến trúc Quốc gia, Bộ Xây dựng.

Đồng thời Bà cũng đưa ra những kiến nghị như: “Chính quyền Thành phố Hà Nội cùng các bên liên quan và toàn xã hội cần thay đổi nhận thức về các nhà máy cũ từ đó tìm kiếm các mô hình khai thác, quản lý và chia sẻ lợi ích cho các bên như là: chính quyền thành phố, các nhà đầu tư sáng tạo, người dân,...”.

TS. KTS Trương Ngọc Lân – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã có những khảo sát, đánh giá về các nhà máy cũ ở Hà Nội. Ông cho rằng các nhà máy cũ ở Hà Nội có ưu thế để trở thành không gian sáng tạo vì có không gian lớn và có thể sử dụng linh hoạt đồng thời có kiến trúc đẹp, hạ tầng kỹ thuật, chi tiết công nghiệp sẵn có để tận dụng cả sử dụng và trang trí.

kienviet-toa-dam-chuyen-doi-di-san-cong-nghiep-thanh-khong-gian-sang-tao
TS. KTS Trương Ngọc Lân – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

Bàn về khái niệm không gian sáng tạo, Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp có chia sẻ: “Không gian sáng tạo phải có độ mở và mọi người có thể tiếp cận một cách dễ dàng. Cùng với đó, dấu ấn của mô hình quản lý trong các không gian sáng tạo phải mờ hoặc ẩn ở phía sau. Tiếp nữa là không gian sáng tạo phải có vị trí tiếp cận thuận lợi, không khí trong lành bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến con người, cây cối, vật nuôi,…”.

Cũng theo Ông Nguyễn Đức Hùng – Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội: “Không gian sáng tạo là nơi để tất cả mọi người có thể phát huy ý tưởng của mình nhằm tạo dựng sự hạnh phúc cho bản thân và mọi người.” Tuy nhiên, ông cũng bổ sung “sự sáng tạo phải ở trong một môi trường phù hợp, theo đúng quy định về quy hoạch, xây dựng”.

Phát biểu trong buổi Tọa đàm, Ông Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho rằng: “Thủ đô Hà Nội của chúng ta có rất nhiều khu công nghiệp bởi vì ngoài khu công nghiệp còn có bến, bãi, các khu quân sự có sẵn,… Sáng tạo là vô bờ nhưng không gian quy hoạch phải có giới hạn, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của quy hoạch phân khu”.

kienviet-toa-dam-chuyen-doi-di-san-cong-nghiep-thanh-khong-gian-sang-tao
Ông Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam phát biểu trong Tọa đàm.

Về phía kiến trúc sư, khi được hỏi về thế mạnh của các nhà máy cũ trong việc tạo dựng không gian sáng tạo, KTS Hoàng Minh Tuệ – Founder Ray Architecture cho hay: “Người kiến trúc sư, khi làm sáng tạo dựa trên những cái có sẵn sẽ kích thích sự sáng tạo hơn, họ sẽ không đi lại con đường cũ mà mình đang làm mà sẽ đổi mới nhiều thứ hơn“. 

kienviet-toa-dam-chuyen-doi-di-san-cong-nghiep-thanh-khong-gian-sang-tao

Tại Tọa đàm, các đại biểu, khách mời đều thống nhất di sản công nghiệp là thành phần không thể tách rời của di sản văn hóa và Hà Nội. Và nếu được bảo tồn đúng cách, thì chắc chắn đây sẽ là nguồn lực để Hà Nội phát triển thành phố sáng tạo sau khi được công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
145 head
AR Award dành cho các kiến trúc nổi bật 2007

AR Awards là giải thưởng lớn nhất và danh giá nhất dành cho các kiến trúc sư trẻ trên toàn Read more

168 head
AR Award 2006: Ngôi trường xây thủ công

Một vấn đề thường diễn ra là khát vọng vươn tới hiện đại tại các nước đang phát triển lại Read more

157 head
AR Award 2006: Cầu bộ hành

Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các tác phẩm đoạt giải thưởng này năm 2006. Đầu tiên là công Read more

161 head
AR Award 2006: Trung tâm trị liệu tâm thần trẻ em

Trong số nhiều công trình dự thi đến từ Nhật bản, trung tâm trị liệu dành cho trẻ rối loạn Read more

190 head
Phỏng vấn Jean Nouvel

Sinh năm 1950, tại Fumel (lot-etgaronne) miền nam nước Pháp, ông học tại trường Ecole Nationale Supérieure des beaux arts Read more

do hoa da phuong tien head
Đồ họa đa phương tiện

Công nghệ hình ảnh đang tiến theo xu hướng: từ hình ảnh 2D trên film, giấy ảnh, màn ảnh... tiến Read more