Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm cách nào để có thể thu hút nhiều khách hàng hơn, muốn khách hàng biết được khả năng của mình thì 4 phương pháp đơn giản của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề đó.
Đối với bạn thiết kế kiến trúc là công việc phù hợp với bản thân, bạn thực sự có năng khiếu và bạn cũng có thể kiếm sống với công việc này. Tuy nhiên có năng khiếu thôi là chưa đủ để việc làm ăn thuận lợi, tệp khách hàng và nguồn thu nhập vẫn chưa đúng như những gì bạn kỳ vọng. Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu là phải có 10 khách hàng mới vào cuối năm nay và đi nghỉ vào mùa thu. Tuy nhiên, bây giờ đang là đầu thu và chỉ còn vài tháng nữa thôi là hết năm mà bạn mới chỉ làm việc với 2 khách hàng mà thôi. Bạn cảm thấy rất hài lòng khi làm việc cùng các khách hàng hiện tại nhưng việc tìm thêm khách hàng mới lại khiến bạn đau đầu.
Nếu đang băn khoăn, không biết làm cách nào để có thể thu hút nhiều khách hàng hơn, muốn họ biết đến khả năng và chất lượng công việc của mình thì 4 phương án đơn giản sau sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề đó.

1. Chia sẻ thông tin tới tệp khách hàng tiềm năng
Những vị khách tiềm năng là những người yêu cái đẹp giống như bạn, họ biết rõ một công trình đẹp sẽ trông ra sao và sẵn sàng chi trả nhiều nhất cho thành phẩm xuất sắc cuối cùng. Đây chắc chắn là những vị khách tiềm năng mà bạn nên nắm bắt và làm việc cùng. Công việc bạn cần phải làm là tìm ra khách hàng tiềm năng, liên hệ với 2 người trong số họ mỗi tuần. Bạn hãy chia sẻ, gửi cho họ những bài báo, bài đăng trên blog hoặc ảnh minh hoạ mà bạn có và biết chắc họ cần đến nó. Nếu bạn đang lướt Twitter hay Facebook, có thể bạn đã xem được những điều hay ho thì đừng ngần ngại dành 1 giây để gửi email cho những khách hàng tiềm năng này.
Bạn có thể chia sẻ những điều đó như sau: “Xin chào / bà…,
Tôi đã xem bài viết/ video/ bài đăng trên blog này và biết ông/bà sẽ đánh giá cao nó! Tôi rất thích nghe suy nghĩ của ông/bà khi có cơ hội”.
Bạn cũng có thể kết thúc bằng một câu nói vui vẻ như “Hy vọng mọi việc đều tốt đẹp” nhằm giúp làm cho thông điệp của bạn trở nên chân thành, nghiêm túc hơn và để bắt đầu cuộc trò chuyện dễ dàng hơn chứ không chỉ đơn thuần là một email ngẫu nhiên.
Việc chia sẻ thông tin này giúp ích như thế nào?
Kinh doanh vốn mang tính xã hội và để tiếp tục phát triển, bạn cần phải liên tục tiếp cận và kết nối. Hợp tác và chia sẻ kiến thức xây dựng các mối quan hệ có thể mang đến những lợi ích lớn cho bạn sau này.
Những điều bạn làm hôm nay có thể chưa có kết quả ngay nhưng những điều đó cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng của bạn sẽ đem lại thành công cho bạn vào ngày mai. Việc xây dựng những ý tưởng và tiếp cận đến khách hàng sẽ khiến họ đánh giá cao bạn, sự đồng cảm giúp ích rất nhiều khi cố gắng xây dựng những mối quan hệ đối tác quan trọng .

2. Lời cảm ơn những người khách hàng cũ
Lòng biết ơn là một tài nguyên được tái tạo. Trong công việc nó không bao giờ cũ và nó còn biến khách hàng thành người ủng hộ bạn. Lời cảm ơn chính xác là một phương thức quảng cáo mà bạn cần. Để làm được điều đó với những khách hàng của mình, doanh nghiệp của bạn cũng cần có đội ngũ chăm sóc khách hàng theo dõi và quan sát những vị “thượng đế” để bạn bảo bạn không bỏ sót điều gì trong việc giữ chân khách hàng của bạn.
Có rất nhiều nhóm đối tượng khách hàng mà bạn cần phải quan tâm, nhưng bạn luôn cần chú ý đến nhóm khách hàng mới. Họ đã sử dụng dịch vụ của bạn một lần, tương lai họ có thể tiếp tục hay không đều phụ thuộc vào khả năng mức độ quan tâm của bạn, dĩ nhiên đảm bảo hiệu suất công việc tốt là điều cốt lõi. Cụ thể, hãy gửi một hình ảnh tùy chính kèm những lời cảm ơn biểu đạt mức độ hạnh phúc của bạn khi được làm việc với họ. Tốt hơn hết, hãy nhấc máy và cảm ơn họ vì đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của bạn.
Điều này giúp ích như thế nào?
Nhiều kiến trúc sư sẽ cho rằng việc này không thuộc phạm vi chuyên môn của họ, nhưng rõ bạn không chỉ là một kiến trúc sư mà bạn còn là một người kinh doanh dịch vụ biết cách giải quyết vấn đề. Nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng những hành động đơn giản này cho khách hàng thấy được rằng bạn sẵn sàng vượt lên những gì thường được mong đợi để đảm bảo rằng bạn cung cấp một dự án chất lượng cao.

3. Tìm cách đưa ra lời khuyên tuyệt vời
Khi bạn cung cấp cho khách hàng tiềm năng một đề xuất hoặc giải pháp (miễn phí), bạn có thể bắt đầu một mối quan hệ và tiếp tục kéo dài nó lâu hơn nữa kể cả khi vấn đề của họ đã kết thúc.
Bạn không cần đi xa, tìm ra điều gì đó quá cao siêu để thể hiện với khách hàng. Đôi khi đơn giản chỉ là lỗi đánh máy trong bản kế hoạch dự án tiềm năng hoặc một thông tin chi tiết về một địa điểm xây dựng cụ thể họ đang xem xét mà bạn biết, bạn cũng có thể đưa ra ý kiến của mình với họ. Thúc đẩy họ bằng các thiết bị mạng xã hội hoặc gửi cho họ một email nhanh với lời khuyên của bạn.
Bạn thậm chí có thể tiến thêm một bước nữa bằng cách: thay vì chỉ cảnh báo họ về những vấn đề, rủi ro mà họ sẽ gặp bạn có thể chỉ hướng đi đúng và tìm ra giải pháp cho khách hàng của mình. Tóm lại bạn càng giúp ích cho kế hoạch thiết kế của họ trở nên dễ dàng hơn, họ càng đánh giá cao nỗ lực của bạn.
Điều này giúp ích như thế nào?
Bạn càng trở nên hữu ích với tư cách là một chuyên gia về chủ đề, giá trị của bạn càng cao đối với khách hàng tiềm năng. Khi giá trị của bạn tiếp tục tăng lên, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi để trở thành người trực tiếp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đối với khách hàng khi bạn là người giỏi nhất trong mắt họ thì dĩ nhiên sẽ không còn đối thủ cạnh tranh nào xuất hiện giành với bạn được nữa. Và việc chia sẻ thông tin chi tiết của bạn có thể giúp đảm bảo bạn là người đầu tiên mà khách hàng tiềm năng nghĩ tới sẵn sàng gọi điện cho bạn khi họ cần chuyên gia.
4. Sử dụng mạng xã hội là công cụ quảng cáo bản thân
Cụ thể, giả dụ bạn có một người bạn chuyên về bất động sản thương mại và một khách hàng tiềm năng của bạn cũng đã đề cập rằng họ đang tìm kiếm người biết về lĩnh vực đó. Tạo sao bạn lại không thể thành trung gian giới thiệu cả hai với nhau.
Từ đó bạn vừa trao hai món quà riêng biệt: Một là khách hàng tiềm năng có được thông tin chi tiết chính xác và sự trợ giúp mà họ cần đồng thời bạn cũng chuyển giao thành công cho doanh nghiệp có lĩnh vực chuyên sâu,phù hợp hơn. Và chắc chắn họ sẽ không quên sự trợ giúp của bạn, giữ mối quan hệ đó, bạn có thể kêu gọi sau.
Với tất cả những thao tác kể trên, ngày nay bạn không cần phải đi đâu quá xa để thấy được những cơ hội đó bởi chúng có khắp mọi nơi trên mạng xã hội.
Ví dụ: Bạn có thể thấy nó trong một chuỗi bình luận trên trang Facebook hoặc trong một tweet nào đó. Đây là một mẫu mà bạn có thể sử dụng: “Chào Samantha. Tôi biết bạn đang tìm người giám sát dự án bất động sản thương mại mới mà bạn đã đề cập cách đây không lâu. Tôi có một đồng nghiệp có chuyên môn trong lĩnh vực chính xác đó và có thành tích xuất sắc. Tôi rất vui được kết nối các bạn!”.
Mặt khác, bạn cũng có thể tự quyết định cấu trúc thông điệp giới thiệu của mình, tuy nhiên hãy nhớ ngắn gọn và đi vào trọng tâm.
Điều này giúp ích như thế nào?
Những doanh nghiệp phát triển đều hiểu và nắm rõ lợi ích của việc có đi có lại. Bạn đang cho người khác một cách tự do thứ gì đó có giá trị đáng kinh ngạc, điều đó có nghĩa là bạn nhất định phải nhận lại đúng lúc. Bạn càng kết nối nhiều, danh tiếng của bạn sẽ càng lớn. Bạn sẽ tạo ra thương hiệu của mình và trở thành trung tâm cho những lời khuyên tuyệt vời, đáng tin cậy chỉ đơn giản bằng cách biết quan sát và sử dụng những người bạn đã biết.
Điều đó có thể chuyển thành lời giới thiệu và lời truyền miệng tuyệt vời, đây vẫn là một trong những cách tốt nhất để phát triển nguồn khách hàng mới nhất quán và trên hết là khách hàng sẽ quay lại tìm bạn với sự hài lòng và niềm háo hức.
Mặc dù bốn mẹo trên có các chiến lược khác nhau, nhưng chúng có cùng nguyên tắc cơ bản: Thêm giá trị ở mọi nơi bạn có thể (miễn phí). Khi bạn tập trung vào việc trở thành một nguồn lực, khách hàng chắc chắn sẽ đến với bạn.
Biên dịch | Nguyễn Thục Hạnh (Nguồn: Architizer)
XEM THÊM:
- Đối thoại giữa kiến trúc sư và khách hàng
- 8 kỹ năng cần thiết cho những kiến trúc sư thế kỷ 21
- 8 kênh Youtube về diễn họa 3D kiến trúc đáng theo dõi
- Cẩm nang KTS trẻ: Khi khách hàng nói “KHÔNG”!