Đó là chia sẻ của Chuyên gia Tài chính, TS. Bùi Thị Lệ Phương trong chương trình Talkshow Online “Giải pháp tài chính Doanh nghiệp Kiến trúc – Xây dựng mùa dịch Covid – 19” diễn ra chiều ngày 25/4/2020.

Đại dịch Covid – 19 là cú hích khiến khủng hoảng đến nhanh hơn!

Mở đầu Talkshow online, TS. Bùi Thị Lệ Phương cho biết chỉ riêng trong thế kỷ 20 và thập kỷ đầu của thế kỷ 21 đã xảy ra những đại dịch mà ai bây giờ nhìn lại cũng phải hãi hùng. Tuy nhiên, chưa có một đại dịch nào cương tỏa toàn thế giới như đại dịch Covid – 19 hiện tại. Chính bởi đại dịch lan rộng với quy mô toàn cầu mà các quốc gia đều đồng loạt đưa ra những biện pháp hành chính nhằm ngăn chặn dịch bệnh, dẫn theo đó là sự giảm sút kinh tế không hề nhỏ: tiêu dùng giảm, sản xuất giảm, nhu cầu việc làm giảm, doanh nghiệp giảm lợi nhuận…

3 giải pháp tài chính Doanh nghiệp Kiến Trúc – Xây dựng cần thực hiện để vượt qua mùa dịch Covid - 19
Dịch Covid – 19 khiến khủng hoảng đến nhanh hơn (Ảnh: Global News)

Tuy nhiên, đại dịch Covid – 19 có phải là “tội đồ” cho tất cả sự đi xuống của nền kinh tế? Đề cập đến vấn đề này, TS Lệ Phương cho rằng trước đại dịch, nền kinh tế chung thế giới đã có mầm mống của một cuộc khủng hoảng nợ. Bằng chứng rõ nhất là theo thống kê của Viện Tài chính Quốc tế, tỷ lệ nợ toàn cầu trên GDP trong quý III năm ngoái đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, mức cao kỷ lục trên 322%, tương đương gần 253 nghìn tỷ USD.

Riêng tại Việt Nam, ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 đến kinh tế doanh nghiệp là không thể đong đếm, trong đó sự tác động đến các doanh nghiệp Kiến trúc – Xây dựng cũng không nhỏ. Theo thống kê của Viện Đào tạo và Nghiên cứu ngân hàng BIDV, ngành Xây dựng có mức sụt giảm 5% tổng giá trị sản phẩm ngành trong quý I năm 2020 so với cùng kì năm ngoái, biến động cổ phiếu giảm 14,6%. So với các ngành như du lịch, sản xuất kinh doanh thép… ngành Kiến trúc – Xây dựng vẫn được nhận định có dấu hiệu tích cực hơn.

3 Giải pháp tài chính doanh nghiệp Kiến trúc – Xây dựng mùa dịch Covid – 19

Đứng trước sự khó khăn của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Kiến trúc – Xây dựng nói riêng, TS. Bùi Thị lệ Phương đề cập đến 3 nhóm giải pháp chính các doanh nghiệp nên chú tâm.

3 giải pháp tài chính Doanh nghiệp Kiến Trúc – Xây dựng cần thực hiện để vượt qua mùa dịch Covid - 19
Ảnh chụp màn hình Talkshow Online ““Giải pháp tài chính Doanh nghiệp Kiến trúc – Xây dựng mùa dịch Covid – 19”

Kiểm soát chi phí quản lý – giải pháp tài chính doanh nghiệp cần lưu tâm hàng đầu

Nhóm giải pháp về chi phí quản lý mà TS Bùi Thị Lệ Phương đề cập đến bao gồm:

  • Giảm khoản chi tiêu, những khoản chi phí quản lý không cần thiết
  • Sử dụng tối đa không gian, có thỏa thuận giảm giá văn phòng, đại điểm…
  • Làm việc từ xa, khoán quản, đưa hiệu quả công việc vào tiền lương
  • Xem xét kỹ kế hoạch, chi phí Marketing
  • Áp dụng công nghệ thông tin, phần mềm hệ thống để tăng cường quản lý

Giải pháp giá vốn

Đối với giải pháp giá vốn, các doanh nghiệp nên quan tâm đến chi phí cố định, chi phí biến đổi; hạn chế tối đa thiệt hại tài sản; khoán sản phẩm cho người lao động; tìm kiếm nhà cung cấp tốt với giá thấp nhất và đặc biệt cần tập chung vào chất lượng.

Giải pháp dòng tiền

Về giải pháp dòng tiền, TS Lệ Phương đề cập đến doanh nghiệp luôn xem xét kế hoạch dòng tiền: bao gồm dòng tiền vào, dòng tiền ra, biến động…

  • Cố gắng quyết toán, nghiệm thu các công trình dở dang
  • Tính toán kỹ lưỡng đến phương án hợp đồng bị kéo dài, hủy bỏ
  • Tích cực thu hồi công nợ
  • Rà soát lại các khoản vay, dừng đầu tư không trực tiếp làm tăng doanh thu
  • Hợp tác lâu dài với các chủ đầu tư thanh toán nhanh, đúng hạn; Hợp tác với những đối tác trường vốn
  • Xem xét vấn đề quản trị doanh thu, công nợ
  • Chủ động hợp tác với ngành nghề liên quan như BĐS…

Hàng loạt băn khoăn tài chính của Chủ doanh nghiệp Kiến trúc – Xây dựng được giải đáp

Khoảng 1/3 thời lượng của talkshow online được dành riêng để độc giả trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia. Tại đây, rất nhiều băn khoăn của chủ doanh nghiệp Kiến trúc – Xây dựng cũng được chuyên gia Tài chính, TS. Bùi Thị Lệ Phương phân tích.

Kienviet.net xin đăng tải một vài câu trả lời đáng chú ý của Chuyên gia Lệ Phương trong chương trình Talkshow Online: 

3 giải pháp tài chính Doanh nghiệp Kiến Trúc – Xây dựng cần thực hiện để vượt qua mùa dịch Covid - 19
Hậu trường buổi Talkshow Online

Hỏi: Đặc thù của ngành Kiến trúc thường là nhỏ và rất nhỏ, làm sao để có thể phát triển thành các doanh nghiệp quy mô lớn hiệu suất cao hơn?

Trả lời: Thực tế, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều nhỏ và manh mún bởi rào cản thời kỳ phát triển ngắn (khoảng 20 năm). Để phát triển lớn mạnh cần có sự hợp tác. Lúc này điều quan trọng nhất với doanh nghiệp là cần minh bạch về tài chính bởi nếu không minh bạch về tài chính, rất khó để doanh nghiệp hợp tác với nhau. Minh bạch tài chính ở đây không chỉ ở giai đoạn đầu tư mà còn cả trong giai đoạn hoạt động. 

Hỏi: Tỷ lệ lợi nhuận trong ngành thiết kế giai đoạn này bao nhiêu là phù hợp? 

Trả lời: Đặc thù lao động của ngành là lao động cấp cao. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận dịch vụ (chênh lệch doanh thu và giá vốn dịch vụ) khoảng 50%. Con số này ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận doanh nghiệp nếu như nó phụ thuộc vào chi phí quản lý, chi phí bán hàng doanh nghiệp – 2 yếu tố có sự chênh lệch nhất định ở từng doanh nghiệp. Thực tế rất khó để khẳng định tỷ lệ lợi nhuận phù hợp cho doanh nghiệp là bao nhiêu bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có sự khác biệt ở mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tôi, tỷ lệ lợi nhuận này khoảng 20% so với doanh thu mới có thể coi là phù hợp. 

Hỏi: Lĩnh vực thiết kế Kiến trúc – Xây dựng là lĩnh vực hoạt động chất xám, vậy quản lý KPI có hợp lý? 

Trả lời: Đây là lĩnh vực quản lý chất xám và nếu chỉ quản lý bằng KPI thì chưa đủ mà phải gắn liền với quản lý hiệu quả công việc.

Hỏi: Công thức nào là nguyên lý trong quản trị tài chính đảm bảo công bằng khi thực hiện kết hợp sản xuất giữa các văn phòng kiến trúc?

Trả lời: Chủ doanh nghiệp Kiến trúc nên lưu tâm đến chỉ số doanh thu/ người, lợi nhuận/ người, kết hợp chỉ số tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu… Ngoài phân theo đầu người, chủ doanh nghiệp cũng cần phân theo lĩnh vực thiết kế và khu vực hoạt động, tính được điểm hòa vốn để định rõ doanh thu tối thiểu cần đạt được để doanh nghiệp có lợi nhuận.

XEM THÊM: đối thoại, giải đáp cùng độc giả trong Talkshow Online tại Fanpage Kienviet.net

Hy vọng, qua Talkshow các doanh nghiệp đã có thêm cho mình một vài giải pháp hữu ích, giải đáp được những khúc mắc đang gặp phải, thay đổi để phát triển mạnh mẽ sau dịch.

*Talkshow “Giải pháp tài chính Doanh nghiệp Kiến trúc – Xây dựng mùa dịch Covid – 19” nằm trong chuỗi Talkshow bàn về tài chính doanh nghiệp. Chương trình do Kienviet.net phối hợp tổ chức có sự góp mặt của nhiều chuyên gia, KTS nổi tiếng trong ngành. Thông tin chi tiết các chương trình tiếp theo sẽ được thông báo sớm nhất đến quý độc giả.

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
190 head
Phỏng vấn Jean Nouvel

Sinh năm 1950, tại Fumel (lot-etgaronne) miền nam nước Pháp, ông học tại trường Ecole Nationale Supérieure des beaux arts Read more

do hoa da phuong tien head
Đồ họa đa phương tiện

Công nghệ hình ảnh đang tiến theo xu hướng: từ hình ảnh 2D trên film, giấy ảnh, màn ảnh... tiến Read more

409 head
Khát vọng ánh sáng

Một câu chuyện về một người thanh niên trẻ châu Phi bằng khao khát được học hành đã đóng góp Read more

Khóa đào tạo quốc tế về quản lý dự án và quản lý xây dựng của ĐHTH Cincin

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nâng cao năng lực quản lý dự án và quản lý Read more

vegiaithuongpritzkler
Kiến trúc là một môn thể thao đồng đội vậy tại sao…?

Một quan điểm khác và đáng suy ngẫm của giáo sư Witold_Rybczynski về giải thưởng Pritzker , thông qua bài Read more

luongkts
Tham khảo về lương dành cho nghề Kiến trúc trên thế giới

Bạn có quan tâm tới mức lương của các đồng nghiệp tại các quốc gia trên thế giới ?