“Kiến trúc chữa lành vết thương” là điều mà nhóm sinh viên đến từ Đại Học Kiến Trúc Thành Phố Hồ Chí Minh muốn gửi gắm thông qua đồ án “Tháp Nuôi Rừng”. Đồ án đã xuất sắc vượt qua hàng trăm bài dự thi để dành giải Nhất hạng mục sinh viên của Giải Kiến Trúc Xanh Spec Go Green International Awards

Tác giả: SV Trần Anh Duy | SV Phạm Duy Tân

Giảng viên hướng dẫn: Trần Đình Nam – Trường ĐH Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh 

Đồ án “Tháp Nuôi Rừng” được xây dựng dưới góc nhìn của những sinh viên Kiến Trúc trẻ về vấn đề môi trường tự nhiên đang dần bị phá hủy bởi con người. Diện tích rừng tràm bị biến mất nhanh chóng là kết quả của việc nỗ lực đắp kênh (đê), xây đập ngăn dòng nước từ sông Mê Kông để đẩy mạnh sản xuất lúa gạo. Sự mất cân bằng sinh thái của đồng bằng sông Cửu Long trở nên trầm trọng hơn, với nguồn phù sa đang trong quá trình bồi đắp, cùng hàng loạt các hệ lụy đi kèm như: sạt lở, lũ lụt ngoài đê, lòng sông bị cạn dần, ô nhiễm asen,…

Nhóm tác giả đề xuất xây dựng và tổ chức một mô hình có chi phí thấp mang tính khả thi và tận dụng được nguồn tài nguyên có sẵn để phát triển kinh tế, đời sống, môi trường, nhưng vẫn giữ lại được những đặc trưng văn hóa truyền thống, và nhóm chọn rừng Trà Sư làm nơi thí điểm.


Với ý tưởng tạo ra một “Bể Thông” tự nhiên để trữ nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về hàng năm, nhóm tác giả đã đưa ra giải pháp loại bỏ một số con đê để dẫn nước và phù sa nuôi dưỡng hệ thống rừng tràm và cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

Ngoài việc gìn giữ những nền tảng nông, lâm, ngư nghiệp cùng các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, nhóm tác giả còn muốn phát triển du lịch trải nghiệm bền vững dựa trên địa hình của rừng Trà Sư, tạm gọi là: “trải nghiệm chèo xuồng đường dài”. Du khách sẽ được tự do sáng tạo không gian ở của riêng mình tại khu vực “homestay” – đây là khu vực được ví như linh hồn của rừng Trà Sư. Công trình là một không gian hoàn toàn rỗng, được xây dựng với hệ thống khung chịu lực và tiết kiệm chi phí.

Công trình có thể cung cấp nguồn nước sạch cho khu vực từ hệ thống lọc nước tự nhiên, tích trữ năng lượng điện bằng những tấm pin mặt trời. Đồng thời, cũng là nơi nghiên cứu và bảo tồn động thực vật, nơi có thể được đánh giá là biểu tượng đánh dấu bước ngoặt cho sự phát triển của một thời kỳ mới.

Khi hệ sinh thái động thực vật và môi trường khí hậu được thay đổi tích cực, người dân sẽ được sống trong một môi trường mới và hưởng nguồn lợi từ mô hình “Tháp Nuôi Rừng”, tạo cơ hội cho bản sắc văn hóa truyền thống địa phương được duy trì và phát triển.
——————————————-

SPEC GO GREEN INTERNATIONAL AWARD là một giải kiến trúc danh giá dành cho KTS trẻ và Sinh viên Kiến trúc tại Việt Nam và khu vực Châu Á suốt nhiều năm liền dưới sự bảo trợ của Hội KTS Việt Nam, nhà tài trợ sơn SPEC thuộc Công ty 4 Oranges và đơn vị thực hiện: công ty CP thiết kế và truyền thông Kiến Việt, với mục đích hưởng ứng cho tuyên ngôn “Kiến Trúc Xanh Việt Nam” cùng các Tiêu chí Kiến trúc Xanh đã được Hội KTSVN công bố.

Thông tin chi tiết về cuộc thi xem tại đây.

BT/Thanh Huong


Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
145 head
AR Award dành cho các kiến trúc nổi bật 2007

AR Awards là giải thưởng lớn nhất và danh giá nhất dành cho các kiến trúc sư trẻ trên toàn Read more

157 head
AR Award 2006: Cầu bộ hành

Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các tác phẩm đoạt giải thưởng này năm 2006. Đầu tiên là công Read more

161 head
AR Award 2006: Trung tâm trị liệu tâm thần trẻ em

Trong số nhiều công trình dự thi đến từ Nhật bản, trung tâm trị liệu dành cho trẻ rối loạn Read more

168 head
AR Award 2006: Ngôi trường xây thủ công

Một vấn đề thường diễn ra là khát vọng vươn tới hiện đại tại các nước đang phát triển lại Read more

190 head
Phỏng vấn Jean Nouvel

Sinh năm 1950, tại Fumel (lot-etgaronne) miền nam nước Pháp, ông học tại trường Ecole Nationale Supérieure des beaux arts Read more

do hoa da phuong tien head
Đồ họa đa phương tiện

Công nghệ hình ảnh đang tiến theo xu hướng: từ hình ảnh 2D trên film, giấy ảnh, màn ảnh... tiến Read more