Sự nghiệp của người đoạt giải Pritzker năm 2019 –kiến trúc sư Arata Isozaki, bao gồm hơn 100 công trình được xây dựng trên hầu hết mọi châu lục. Kts Arata Isozaki được coi là kiến trúc sư Nhật Bản đầu tiên phát triển sự nghiệp của mình trên quy mô toàn cầu, ông đặc biệt quan tâm đến đáp ứng bối cảnh và các yêu cầu cụ thể của từng dự án, tạo nên sự không đồng nhất trong công việc và tạo ra nhiều phong cách từ truyền thống đến công nghệ cao.

Dưới đây là 20 sự thật về kts thiên tài này:
- Chiến tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng quan trọng đến tầm nhìn ban đầu của ông về kiến trúc. Vào năm ông 12 tuổi, Hiroshima và Nagasaki đã bị bắn phá đã thúc đẩy g ý tưởng về tính tạm thời của kiến trúc và tầm quan trọng của việc “làm hài long” khách hàng trong khi họ di chuyển và trong cuộc sống. [1]
- Sự nghiệp của Isozaki bắt đầu dưới sự dạy dỗ của người đoạt Giải thưởng Pritzker 1987, Kenzo Tange. [1] Sau khi học đại học, Isozaki tiếp tục học nghề với Tange trong chín năm trước khi thành lập công ty riêng vào năm 1963, công ty Arata Isozaki & Associates. [6]
- Isozaki là người tiên phong trong số các kiến trúc sư Nhật Bản khi làm việc cho các dự án bên ngoài quê hương của mình, ví dụ như Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại ở Los Angeles (1986) và Tòa nhà Team Disney ở Florida (1991). [9]

- Isozaki là kts của hơn 100 dự án kiến trúc trong 6 thập kỷ, bao gồm các công trình văn hóa và công cộng quan trọng ở Nhật Bản, Tây Ban Nha, Mỹ, Trung Quốc, Ý, Qatar và nhiều dự án khác trên thế giới. [1]
- Ông là người đề xướng và tiên phong về đại diện kiến trúc thông qua phương tiện in lụa và in nhiệt. [3]
- Isozaki đưa vào tác phẩm của mình khái niệm ‘Ma’, định nghĩa các không gian trung gian giữa các vật thể: “Giữa không gian và âm thanh, có những khoảng lặng. Đó gọi là Ma. Không gian rất quan trọng; giữa không gian càng quan trọng hơn “, ông nói. [5]

- Công việc của ông cũng tích hợp chủ nghĩa đô thị, phát triển vào năm 1962, dự án tương lai “Thành phố trên không” tại khu phố Shinjuku ở Tokyo, Nhật Bản. Dự án tích hợp “các lớp nhà cao tầng, nhà ở và giao thông phía trên thành phố già cỗi bên dưới, để đáp ứng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng”. [1]
- Công việc của Isozaki luôn mang tính liên ngành: ngoài thiết kế đô thị, ông còn thiết kế thời trang, đồ họa, thiết kế nội thất và thiết kế bối cảnh, cũng như là nhà văn, nhà phê bình, ban giám khảo các cuộc thi kiến trúc và cộng tác viên với các nghệ sĩ. [6]
- Ông cũng thiết kế Robot trình diễn ở Osaka năm 1970 , được sử dụng để vận chuyển. Các mẫu robot được đặt trong khung không gian Festival Plaza của Kenzo Tange. [4]

- Trong những năm 70 và 80, Isozaki thường xuyên làm việc với người vợ thứ ba, nhà điêu khắc người Nhật Aiko Miyawaki (1929-2014), bà là tác giả của các tác phẩm có hình dạng hình học sáng tạo. [6]
- Isozaki là thành viên của thế hệ đầu tiên của giải thưởng Pritzker, giữa năm 1979 và 1984. [1]
- Do tác động và ảnh hưởng toàn cầu, năm 1985, Tadao Ando, người đoạt giải thưởng Pritzker năm 1995, đã gọi Isozaki là “Hoàng đế của kiến trúc Nhật Bản”. [8]

- Cũng trong năm 1985, Isozaki cũng đã thiết kế lại nội thất cho Discotheque Palladium nổi tiếng ở New York, như một “tòa nhà bên trong một tòa nhà”. Câu lạc bộ đêm, trước đây là một nhà hát đổ nát, trở thành địa điểm của những bữa tiệc nổi tiếng đáng kinh ngạc, bao gồm cả bữa tiệc của Madonna. Tuy nhiên clb đã bị phá hủy vào năm 1998. [7]
- Trong số nhiều giải thưởng quan trọng, ông đã giành được Huy chương vàng RIBA cho Kiến trúc năm 1986 (Vương quốc Anh) và Sư tử vàng của Venice Architecture Biennale, với tư cách là ủy viên của Gian hàng Nhật Bản, năm 1996 (Ý). [1]
- Trong suốt sự nghiệp của mình, Isozaki thường xuyên sử dụng loại hình “Groundscaper”, vì theo ông, thực tế là ‘nằm ngang’ khiến một tòa nhà chọc trời trở nên ‘yên bình và khiêm nhường’ hơn. [6]

- Ông rất quan tâm đến các cuộc cách mạng của Mỹ Latinh trong thế kỷ XX, đặc biệt là Cuba và nhân vật Che Guevara. Isozaki thậm chí đã từng đội mũ nồi với một ngôi sao. [2]
- Isozaki nghĩ rằng ở bán cầu nam tất cả đều là thiểu số. Đó là lý do tại sao ông đánh giá rất cao kiến trúc liên quan đến văn hóa, thể hiện sự nghi ngờ của ông về hiệu quả của toàn cầu hóa. [2]
- Năm 2011, cùng với nghệ sĩ Anish Kapoor, Isozaki đã phát triển cấu trúc bơm hơi Ark Nova, để tổ chức lễ hội Lucerne. [10]

- Cảm hứng nghệ thuật của ông rất đa dạng, từ kiến trúc thời Phục hưng cổ điển của Borromini và Schinkel, đến Cột Vô hạn Constantin Brâncuşi và tác phẩm điêu khắc của Isamu Noguchi, bao gồm cả việc sử dụng hầm pháo của Louis I. Kahn. [6]
- Liên quan đến bản sắc và phong cách kiến trúc của mình, kts Isozaki chia sẻ: “Bản sắc của tôi là mỗi khi tôi muốn tạo ra sự khác biệt. Không phải theo một phong cách duy nhất, mà còn luôn luôn theo tình huống, theo môi trường; một phong cách kiến trúc như một giải pháp “. [5]
[1] 2019 Pritzker Architecture Prize Media Kit. Media Release Announcing the 2019 Laureate.
[2] Facts shared gently by Abel Erazo, chilean architect based in China, with whom Arata worked in the Hakata Bay Model for 21st Century Olympic Project (2006, Tokyo), with Taishi Watanabe, Kai Beck, Eijiro saiga, Hitomi Fukuyoshi, and Mai Watanabe.
[3] Matthew Allen. “Arata Isozaki and the Invisible Technicians.” Canadian Center of Architecture (CCA). 2016.
[4] “1970 – Expo’70 Osaka Demonstration Robot – Arata Isozaki (Japanese)” November 31th, 2011.
5] Lindsey Leardi. “Arata Isozaki on “Ma,” the Japanese Concept of In-Between Space” 05 Nov 2017. ArchDaily. <https://www.archdaily.com/882896/arata-isozaki-on-ma-the-japanese-concept-of-in-between-space/> ISSN 0719-8884
[6] Steffen Lehmann. “Reappraising the Visionary Work of Arata Isozaki: Six Decades and Four Phases”. 7 July 2017. MDPI. <https://www.mdpi.com/2076-0752/6/3/10>
[7] AD Editorial Team. “Spotlight: Kenzō Tange” 04 Sep 2017. ArchDaily. <https://www.archdaily.com.br/br/624403/em-foco-arata-isozaki> ISSN 0719-8884
[8] Joseph Giovanniniaug. “Arata Izozaki: From Japan a New Wave of International Architects”. August 17th, 1986. <https://www.nytimes.com/1986/08/17/magazine/arata-isozaki-from-japan-a-new-wave-of-international-architects.html>
[9] Edan Corkill. “Isozaki Arata: Astonishing by Design”. June 1, 2018. <https://apjjf.org/-Edan-Corkill/2777/article.html>
[10] Eric Baldwin. “World’s First Inflatable Concert Hall Opening in Japan” 01 Oct 2013. ArchDaily. <https://www.archdaily.com/433776/world-s-first-inflatable-concert-hall-opening-in-japan/> ISSN 0719-8884
Hương Giang | Nguồn: Archdaily