Vào tháng 5 năm 1985, một nhà hát và phòng hòa nhạc cũ đã mở cửa cho công chúng một hộp đêm hoàn toàn mới ở thành phố New York. Nằm tại 126 East đường 14, dự án được ủy quyền bởi hai doanh nhân Steve Rubell và Ian Schrager, chủ sở hữu của câu lạc bộ nổi tiếng Studio 54, và được hình thành như một cấu trúc độc lập rực rỡ và hào nhoáng được giấu bên trong lớp vỏ cổ kính, xuất hiện như một phông nền tuyệt đẹp đằng sau những cấu trúc hình học của Isozaki.

Tờ New York Times đã chỉ ra trong ấn bản ngày 20 tháng 5 năm 1985: “Arata Isozaki là một sự xuất hiện nổi bật của kiến ​​trúc Nhật Bản và Nhật Bản cũng là là nguồn gốc một số suy nghĩ khác biệt nhất của ông. Và tất cả các khía cạnh sâu kín của ông Isozaki đều thể hiện qua Palladium”.

Hộp đêm Palladium của Arata Isozaki qua ống kính Timothy Hursley 3
© Timothy Hursley

Mạng lưới trực giao lớn có độ dày nhất định, dưới dạng các hộp được lắp đèn bên trong và xếp chồng lên nhau, đóng khung sàn nhảy ở trung tâm và điều chỉnh một loạt các cao độ khác nhau làm nơi gặp gỡ và nghỉ ngơi của khách. Là kết quả của việc tân trang, sự tương phản đáng kể giữa cái mới và cái cũ mà không làm mất đi vẻ đẹp và tính toàn vẹn của chúng, thậm chí nâng cao chất lượng không gian và cảnh quan của nó để tạo thành một tổng thể gây kích thích và thú vị. Ở các góc khác nhau của công trình, không gian bao gồm các tác phẩm đáng kinh ngạc của các nghệ sĩ như Jean-Michel Basquiat, Kenny Scharf, Keith Haring và Francesco Clemente.

Thật không may, hộp đêm đóng cửa vào năm 1997 và sau đó bị phá bỏ, tu sửa thành ký túc xá cho sinh viên tại Đại học New York.

“Thật hiếm khi một kiến ​​trúc sư nổi tiếng thiết kế một vũ trường, đây là dự án đầu tiên quyết định sự xuất hiện của ông ấy ở một đất nước mà ông đang bắt đầu có được danh tiếng. Nó giống như là Philip Johnson sẽ đến Nhật Bản không phải để thiết một tòa nhà chọc trời, mà một ngôi nhà cho những geisha”, tờ báo vừa châm biếm vừa ca ngợi sự táo bạo của Isozaki khi hoàn thành một trong những công trình đầu tiên của ông ở Hoa Kỳ.

Nhiếp ảnh gia Timothy Hursley đã chia sẻ với chúng tôi một bộ ảnh ấn tượng của The Palladium, nó không chỉ cho thấy sự ngoạn mục của kiến ​​trúc mà còn trở thành một không gian khiêu vũ và giải trí của người dân New York trong thập niên 80 và 90.

Hộp đêm Palladium của Arata Isozaki qua ống kính Timothy Hursley 14 Hộp đêm Palladium của Arata Isozaki qua ống kính Timothy Hursley 13 Hộp đêm Palladium của Arata Isozaki qua ống kính Timothy Hursley 12 Hộp đêm Palladium của Arata Isozaki qua ống kính Timothy Hursley 11 Hộp đêm Palladium của Arata Isozaki qua ống kính Timothy Hursley 10 Hộp đêm Palladium của Arata Isozaki qua ống kính Timothy Hursley 9 Hộp đêm Palladium của Arata Isozaki qua ống kính Timothy Hursley 8 Hộp đêm Palladium của Arata Isozaki qua ống kính Timothy Hursley 7 Hộp đêm Palladium của Arata Isozaki qua ống kính Timothy Hursley 6 Hộp đêm Palladium của Arata Isozaki qua ống kính Timothy Hursley 5 Hộp đêm Palladium của Arata Isozaki qua ống kính Timothy Hursley 4

Hộp đêm Palladium của Arata Isozaki qua ống kính Timothy Hursley 3
© Timothy Hursley

Hộp đêm Palladium của Arata Isozaki qua ống kính Timothy Hursley 2 Hộp đêm Palladium của Arata Isozaki qua ống kính Timothy Hursley 1

 

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
79 head
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Phần 1)

Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Commune by the Great Wall) là một dự án khác thường: một Read more

83 head
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Phần 2)

Trong lần đầu tiên đến thăm vị trí xây dựng công trình KTS. Shigeru Ban đã rất quan tâm đến Read more

104 head
Tòa nhà VM

Toà nhà VM, một công trình đoạt giải thưởng của công ty PLOT. Một dự án nhà ở đầu tiên Read more

122 head
Cây – Một dự án của Mecanoo

Công ty kiến trúc Halan Mecanoo vừa chiến thắng cuộc thi nhà hát mới cho thành phố Cao Hùng (Kaohsing), Read more

132 head
Thành phố ô tô bền vững : Foster + Partner

Foster + Partners được tuyên bố là người đoạt giải trong cuộc thi thiết kế quốc tế cho thành phố Read more

142 head
Trào lưu kiến trúc sinh thái tại châu Á

Trào lưu xây dựng công trình kiến trúc sinh thái tại châu Á có vẻ chậm bước so với Mỹ Read more