‘cao / độ / chiều’ là một triển lãm đôi của Trương Quế Chi và văn phòng kiến trúc vn-a. Triển lãm đánh dấu sự kết hợp đầu tiên giữa nghệ thuật thị giác và kiến trúc tại The Factory, nhằm giới thiệu cách thức ánh sáng được truyền đạt, cảm nhận, diễn giải và thậm chí bị thao túng ở bối cảnh và không gian của một triển lãm nghệ thuật đương đại. [English below]
Nghệ sĩ: vn-a và Trương Quế Chi
Giám tuyển: Arlette Quỳnh-Anh Trần
Ngày triển lãm: 28 tháng Chín – 18 tháng Mười một 2018
Khai mạc: thứ Sáu ngày 28 tháng Chín 2018 lúc 18g00
[bg_collapse view=”button-green” color=”#4a4949″ state=”closed” icon=”arrow” expand_text=”English content” collapse_text=”Show Less” ]
A duo exhibition featuring Truong Que Chi and vn-a as joint collaboration of visual art and architecture will be held at The Factory Contemporary Arts Centre in District 2, HCMC from September 28 to November 18, 2018.
Graduated from the Master of Film Studies program at The New Sorbonne University in Paris, Truong Que Chi is an artist currently living in Vietnam.
Nguyen Tuan Dung and Vu Huong, commonly known as vn-a, are members of the Association of German Architects, Berlin branch. They have their studios in Berlin and Dalat and won second place at the VI Edition of the International Prize for Sacred Architecture in 2016.
The exhibition will showcase how light can be communicated, perceived, interpreted and even manipulated within contexts and conditions of a visual art display.
The two partners “artist – architects” employ moving image and architectural elements as medium to create an organic body.
They will transform the space of The Factory Contemporary Arts Centre into a dim maze, through the light that is shed from the artworks. Such arrangement creates an atmosphere similar to a field trip, recalling the anthropological approach of any artist, architect, researcher or missionary, when they study the other object, community and territory.
The viewers may get lost in a strange place and start to detect and learn the shape, characteristics and functionality of any subjects and objects at the site, then connect and read all these dots to gain their own personalized narrative of the surrounding scenario.
Initially the exhibition departs from the historical context of particular architecture and landscape in the Central Highlands of Vietnam, such as local housing and sacred buildings. Later, personal experiences and materials outside of this original context expand the artist’s narrative, formal and conceptual possibilities.
The duo show between Truong Que Chi and vn-a becomes a multilayered hermeneutic circle between light, space and object. Here, light sources integrate with the gallery structure, simultaneously deriving broader concepts, such as meaning, transformation, belief and transparency.
This exhibition is curated by Arlette Quynh-Anh Tran, with the weighty advice from architect Nguyen Anh Cuong.
[/bg_collapse]
Họ sẽ biến đổi Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Factory thành một không gian đa tuyến mờ ảo, thông qua ánh sáng phát ra từ những tác phẩm điêu khắc, sắp đặt, nhiếp ảnh và phim được bố trí cùng cấu trúc lam gỗ riêng biệt.
Sự sắp xếp hiện vật và kiến trúc với tầm vóc này – lần đầu tiên được thực hành tại Việt Nam – tạo nên bầu không khí khác biệt. Cảm giác tò mò và không xác định trong lần đầu tiên tiếp cận một nơi chốn lạ tựa như chuyến đi điền dã mang tính nhân học. Khi ấy, nghệ sĩ, kiến trúc sư, người nghiên cứu hoặc nhà truyền giáo tìm cách vẽ bản đồ địa điểm mà họ khám phá, rồi tìm hiểu về đối tượng, cộng đồng, lãnh thổ.
Trong dự án này, nghệ sĩ và kiến trúc sư tò mò về quá trình khám phá và diễn giải của người thăm dò – ở đây vừa là tác giả lẫn khán giả – khi họ bị lạc vào một vùng mới. Kẻ lạc sẽ nhận diện hình dạng / đặc tính / chức năng của bất kỳ đối tượng hay vật thể nào trong chốn lạ, rồi liên kết từng ‘chấm’ ấy, đi từ văn cảnh gốc của chúng tới khung cảnh liên đới chung quanh tại phòng triển lãm Factory, để có được một trần thuật riêng về cốt truyện / cảnh quan đang bao quanh họ. Ban đầu, triển lãm này bắt nguồn từ bối cảnh lịch sử của kiến trúc và cảnh quan đặc thù ở Tây Nguyên, chẳng hạn như nhà ở địa phương hay các công trình thờ phụng. Càng về sau, các trải nghiệm cá nhân và chất liệu bên ngoài phạm vi văn cảnh gốc của nghệ sĩ cho phép mở rộng các khả thể về trần thuật, hình thức và ý niệm.
Tốt nghiệp chương trình thạc sĩ ngành Nghiên cứu Điện ảnh tại Đại học New Sorbonne Paris 3, Trương Quế Chi hiện là một nghệ sĩ sống và làm việc tại Việt Nam. Nguyễn Tuấn Dũng và Vũ Hương, được biết tới dưới tên vn-a, là thành viên Kiến trúc sư Đoàn CHLB Đức (BDA) – hội sở Berlin, đặt văn phòng tại Berlin và Đà Lạt. Họ đã giành giải nhì tại Giải thưởng Quốc tế về Kiến trúc Thánh lần thứ tư vào năm 2016. Sự kết hợp này giữa Trương Quế Chi và văn phòng vn-a trở thành một vòng lặp thông diễn nhiều chiều giữa ánh sáng, không gian và vật thể. Ở đây, các nguồn sáng tương tác với cấu trúc, đồng thời dẫn xuất những khái niệm phức, như khả năng biến nghĩa, niềm tin và tính trong suốt / minh bạch.
Triển lãm được thực hiện bởi giám tuyển Arlette Quỳnh-Anh Trần, với sự cố vấn quan trọng từ kiến trúc sư Nguyễn Anh Cường.
Theo Factory Arts Centre