Vừa qua Kienviet.net có cơ hội phỏng vấn KTS Yoshiharu Tsukamoto /  Bow Wow Atelier, bài phỏng vấn cho chúng ta nhìn thấy một góc nhìn chi tiết về quan niệm thiết kế, các lý thuyết kiến trúc liên quan tới đại diện của văn phòng Bow Wow Atelier: “Pet Architecture” và “Made in Tokyo”…hãy cùng theo dõi bài phỏng vấn rất dài này. 

Cảm ơn ông Yoshiharu Tsukamoto vì đã tham dự cuộc phỏng vấn của chúng tôi ngày hôm nay. Chúng tôi rất vui mừng mời ông phỏng vấn và mong muốn có dịp trò chuyện cùng ông và nhận được sự chia sẻ của ông về cuộc sống và công việc của mình trong bài phỏng vấn này. Ông có muốn nói một điều gì đó đến độc giả của Kiến Việt?

Độc giả của Kiến Việt? Được thôi! Xin chào! Tôi là Yoshiharu Tsukamoto. Tôi đến từ Tokyo, gắn bó với nơi đó và giảng dạy tại Viện Công nghệ Tokyo. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi đặt chân đến Việt Nam. Tôi mới tới Hà Nội và vì thế xin đừng hỏi tôi về Hà Nội.
Vậy đây là câu hỏi đầu tiên của chúng tôi dành cho ông. Tên xưởng thiết kế của ông là

Bow-Wow. Đó là tên của một nhóm nhạc hay là một âm thanh mới có liên quan đến trường phái Bauhaus?

Tôi biết một vài âm và tên gọi tương tự như vậy, và dĩ nhiên Bauhaus là điều gì đó mà chúng ta sắp xếp lại ngay từ đầu và chúng tôi chỉ đơn giản gọi tên xưởng thiết kế của mình là Bow-Wow, vì chúng tôi thích điều đó. Khi chúng tôi lập nhóm thiết kế Bow-Wow năm 1992, tôi và cộng sự Momoyo Kajima dắt theo một chú cún, và chúng tôi rất ấn tượng với tiếng kêu của con cún đó. Vì thế chúng tôi nghĩ rằng đó là cách tôn trọng vật nuôi và tự gọi mình là Bow-Wow.

Đó thật là một thông tin thú vị. Tên gọi của một xưởng thiết kế lấy ý tưởng từ tình cảm yêu mến vật nuôi. Qua các phương tiện truyền thông, chúng tôi được biết rằng Bow-Wow trở nên quen thuộc vì kiến trúc mang tính bản địa, các khía cạnh văn hóa và những công trình quy mô nhỏ trong bối cảnh đô thị hiện đại. Vậy ý kiến của ông như thế nào về sự đề cập đến của giới truyền thông?

Vâng, luôn có sự khác biệt về thời gian giữa những gì chúng tôi thật sự chú trọng hiện nay và các phương tiện truyền thông có tác dụng khiến chúng ta phải sắp đặt lại chính bản thân mình. Tôi biết điều đó luôn xảy ra. Về cơ bản, cách hiểu này không sai. Chúng ta quan tâm đến kiến trúc bản địa. Chúng ta thiết kế nhiều ngôi nhà nhỏ trong một môi trường có mật độ xây dựng dày đặc như Tokyo. Và chúng ta đã tiến hành nhiều hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu đô thị cũng như đi thực địa trong thành phố hoặc vùng trang trại, hoặc các làng đánh cá, những khu vực miền núi, và chúng ta cũng thiết kế một số không gian công cộng và thử nghiệm một vài trong số đó, trong khuôn khổ triển lãm của một nghệ sỹ khác có tên gọi là “Không gian công cộng quy mô nhỏ”. Vì thế, về nghĩa đó, mối quan tâm của chúng ta gần với hoạt động thực hành nghề nghiệp đặc biệt được thực hiện bởi con người, một hình thức của cuộc sống, cuộc sống được sản sinh tại mỗi địa điểm với tầng đá bên dưới mặt đất, các phương pháp xây lắp và hành vi ứng xử của con người, Vì thế, những thành phần mà chúng ta đề cập tới là những điều quan trọng cần nắm bắt và phát triển thành những quyền năng trong việc thực hành.

Nói chung, điều đó phu thuộc vào bối cảnh mà trong đó chúng ta hành nghề.

Vâng, lẽ dĩ nhiên, nhưng chủ yếu tôi quan tâm đến cách thức cuộc sống của chúng ta bị vây bọc bởi các thể loại mạng lưới khác nhau, một số mạng lưới khá gần với mạng lưới về mặt dân tộc học trong khi các yếu tố hoặc thành phần khác gắn kết nhiều hơn với xã hội công nghiệp hóa. Thực tế, về mặt ngữ nghĩa, chúng ta đang sống trong điều kiện lai tạp và khi đó vấn đề đặt ra là chúng ta đang ở đâu, chúng ta đang làm gì và chúng ta sinh sống thế nào. Cá là một thực phẩm tươi sống mà chúng ta tiêu thụ trong sinh hoạt hàng ngày, vì thế chúng ta sử dụng các cách thức khác nhau để tư duy, can thiệp và định hình lại hệ khung chất lượng về thực phẩm tươi sống và vấn đề sinh thái học của thực phẩm tươi sống, vì thế mối quan tâm của chúng ta là cung cấp và đánh giá lại vấn đề sinh thái học của thực phẩm tươi sống.

Cả hai nhân sự chủ chốt của văn phòng thiết kế đã phát triển ý tưởng kiến trúc dành cho thú cưng, khoa học nghiên cứu hành vi, không gian công cộng quy mô nhỏ, sự biến đổi, … Vậy thì đâu là chủ đề thú vị nhất trong số những điều này?

Như tôi đã đề cập đến trước đó, đó là những thành phần quan trọng để thực hiện một nghiên cứu cụ thể hoặc thực hành thiết kế hoặc phát triển nguồn lực kiến trúc. Thật khó để nói rằng yếu tố nào quan trọng nhất. Có lẽ khoa học nghiên cứu hành vi là ý tưởng cốt lõi nhất để hợp nhất các yếu tố khác nhau trở thành một thực thể.

Ông có thể lý giải rõ hơn về khoa học nghiên cứu hành vi? Hành vi có thể là kiến thức khoa học về mối liên hệ giữa đời sống con người, thiên nhiên và môi trường xây dựng.

Khoa học nghiên cứu hành vi – đó là ý tưởng của chúng tôi, là triết lý của chúng tôi về kiến trúc, về đô thị, về không gian công cộng. Tất cả mọi thứ mà chúng ta làm việc và sử dụng cùng lúc là một phương pháp hữu ích để tìm hiểu rõ nguồn thực phẩm tươi sống của mình, và vấn đề sinh thái học của thực phẩn tươi sống. Về cơ bản, trong thiết kế kiến trúc, có những dạng hành vi quan trọng cùng tồn tại trong một dự án, trong cùng một công trình.

Ngoài lý do này ra, điều đó còn là hành vi của tự nhiên, chẳng hạn như ánh sáng, gió, nhiệt, độ ẩm và bóng tối. Tất cả các yếu tố tự nhiên đó vận hành theo quy luật tự nhiên. Ví dụ như khi mặt trời mọc, cửa sổ sẽ đón nhận ánh sáng mặt trời, khi đó nhiệt độ phòng sẽ tăng lên trong vòng vài tiếng đồng hồ. Nếu bị nung nóng, không khí sẽ đi lên phía trên và tạo ra một luồng đối lưu.

Nếu bạn có một ô cửa sổ nhỏ bên dưới và nằm trong phạm vi che chắn khỏi bức xạ mặt trời với một ô cửa sổ cao bên trên, khi đó bạn đã tạo ra sự thông gió theo trọng lực. Đó là tất cả mọi điều về cách thức các yếu tố tự nhiên tương tác với nhau. Và đôi khi sự đọng hơi nước trên bề mặt các vách kính là cách thức biểu hiện của độ ẩm trên bề mặt kính lạnh. Có những công trình hoặc thiết kế chúng ta phải dẫn dắt cách thức biểu hiện để các yếu tố đó đạt được hiệu quả theo cách thức dễ chịu mà chúng ta mong muốn. Và người sử dụng cũng ứng xử theo thói quen và sự khuyến khích – về một vấn đề mang tính văn hóa rất cao.Nếu bạn hiểu biết về khoa học nghiên cứu hành vi hoặc ứng dụng khoa học nghiên cứu hành vi trong thiết kế kiến trúc, bạn có thể đa dạng hóa sự khuyến khích căn cứ trên các yếu tố cụ thể khác nhau, ít nhất là thiên nhiên, con người và bản thân công trình. Điều đó khá quan trọng, bởi vì đó là công tác thiết kế.

Nhưng thiết kế là gì? Thiết kế là thể loại sáng tạo, tạo lập một sự cân bằng giữa các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng đến thiết kế, tham chiếu các yếu tố khác nhau đó khi đặt chồng lên nhau, đem đến nhiều yếu tố khác nhau cho một địa điểm để định nghĩa một vật thể đơn lẻ, và tôi nghĩ rằng thiết kế rất quan trọng cũng như nhiệm vụ mà thiết kế cần thể hiện. Xét về nghĩa này, sự đa dạng của các yếu tố tác động có ý nghĩa rất quan trọng, khiến thiết kế của bạn tốt hơn và thể hiện tầm tư duy sâu sắc hơn. Vì thế khoa học nghiên cứu hành vi thực sự có thể giúp đa dạng hóa cách thức tác động trong thiết kế kiến trúc.

Một điều nữa là khoa học nghiên cứu hành vi là điểm mà bạn không thể giữ độc quyền. Hành vi hiện diện khắp mọi nơi. Đó là một hình thức của thiên nhiên được gắn sẵn trong nhiều yếu tố khác nhau như ánh sáng, gió, hơi nóng, … tất cả những điều đó đều có cách thức tác động riêng, và chúng ta thực sự không thể thay đổi được bản tính đó. Cách cư xử của con người được hình thành nên trong suốt tiến trình lịch sử lâu dài, mỗi môt quốc gia và mỗi một cộng đồng. Điều đó không được sở hữu bởi bất cứ một cá nhân nào, mà được chia sẻ trong cả một cộng đồng. Vì thế, xây dựng nên một cách ứng xử, chẳng hạn như nghiên cứu về thể loại học của một công trình hoặc thiết kế các ô cửa sổ cho một thành phố, hoặc thiết kế các lô gia và ban công. Các yếu tố này không được sở hữu bởi một cá nhân, mà được chia sẻ bởi nhiều chủ nhân công trình khác nhau. Đó là những nguồn lực chung mà bất kỳ ai đều có thể tiếp cận trong thực tế. Tôi cho rằng ngày nay việc suy nghĩ về khả năng chia sẻ các nguồn lực chung rất quan trọng, mọi người cùng nhau tiếp cận, sử dụng và phát triển thêm. Điều đó có ý nghĩa hơn là chỉ giữ khư khư đồ vật tại địa vị hoặc chức vụ của mình.

Hành vi, khi đã được chia sẻ, tốt hơn cả là tại cùng một địa điểm và con người sinh sống tại đó, bạn sẽ không cần phải mang đến điều gì mới, bạn có thể bắt đầu làm từ những nguồn lực đó, và tôi nghĩ rằng thật sự quan trọng khi tạo ra sự liên kết, sự gắn bó giữa hiện tại và quá khứ, một hình thức của sự chuyển tiếp. Vì thế, quy luật của chúng ta là tạo nên sự tiếp nối các di sản đó, do vậy hãy nghĩ từ quá khứ đến tương lai, và tôi cho rằng hành vi là điều thực sự hữu ích, giúp chúng ta thực hiện việc đó.

Ông khiến tôi nghĩ đến lý thuyết kiến trúc cho thú cưng từ Bow wow, bởi vì lần cuối tôi đọc điều này, tôi thấy ông có nghiên cứu về bối cảnh đô thị Tokyo, và đã tìm được một số chứng cứ hoặc hình thức tiếp nối giữa khoa học nghiên cứu hành vi và lý thuyết trước đó.

Tất nhiên rồi! Kiến trúc là một thể loại hiện tượng mà bạn có thể quan sát thấy ở Tokyo. Đó là sự tương tự về kiểu loại công trình được tạo ra từ sự chuyển đổi của một đô thị, như việc mở rộng một đường phố, cắt bỏ phần phía trước của một khu vực xây dựng và để lại một mảnh nhỏ phía trước một công trình khác, hoặc việc mở rộng một khu vực vạch kẻ qua đường tạo ra một ô nhỏ hình tam giác tại góc, hoặc sự can thiêp các tuyến đường chính trong một cấu trúc đường phố cũ, tạo ra các công trình hình tam giác bởi sự chuyển đổi này, hoặc sự chuyển đổi góc xiên của đường phố và sự gặp nhau giữa các tuyến phố muốn chạy vuông góc hoặc một khúc sông muốn lượn cong. Kết quả là luôn tạo ra những khoảng không gian trống giữa hai hình hình học. Các không gian xen kẹt này – chúng ta gọi đó là những không gian còn trống – có thể sử dụng tùy ý với mục tiêu sử dụng cụ thể phù hợp với bối cảnh cũng như vị trí, tính chất của địa điểm. Đó có thể mang hình dáng kỳ dị và thân thiện, bởi vì kích thước quá nhỏ và chúng ta có thể thấy người sử dụng chuyển đổi không gian công trình theo nhu cầu sử dụng của chính họ. Đó vẫn là công trình, nhưng rất gần với con người … và hoạt động của con người. Chúng tôi bắt đầu cuốn sách hướng dẫn kiến trúc cho thú cưng, quan sát loại hình kiến trúc đó trong quá trình chuẩn bị cho hoạt động triển lãm “chế tạo tại Tokyo”. Thực sự, trong cuộc trưng bày này, kiến trúc cho thú cưng được thiết kế nhanh là một trong những công trình chính của Tokyo. Vì thế chủ đề của cuộc trưng bày là về các công trình có sự lai ghép, phức hợp, một hình thức lai ghép kỳ lạ của công trình kiến trúc và hệ kết cấu, hoặc sử dụng phương án theo đuổi môi trường để bắt đầu việc sử dụng công trình một cách cụ thể. Sự lai ghép này đã vượt quá những giới hạn thông thường về những định nghĩa kiến trúc là gì. Trong khuôn khổ dự án nghiên cứu này chúng tôi tìm ra những công trình cực kỳ nhỏ, tồn tại với số lượng lớn trong đô thị, và nhận thấy rằng đó có thể là một khuôn khổ nữa để nghiên cứu kỹ hơn về đô thị Tokyo và cuốn sách hướng dẫn thiết kế kiến trúc cho thú cưng. Và tôi nghĩ rằng trong cả hai trường hợp cuộc trưng bày “chế tạo tại Tokyo” và sách hướng dẫn thiết kế kiến trúc cho thú cưng, ý tưởng trung tâm là làm thế nào để giới thiệu không gian được tạo ra bởi con người, chứ không phải bởi kiến trúc sư hoặc những nhà thiết kế chuyên nghiệp, hoặc bởi giới kỹ nghệ.
Và tôi rất quan tâm đến điều mà chúng ta có thể nói rằng đó là thể thức trong thiết kế hoặc một hình thức vật chất hóa theo lối riêng của vấn đề sinh thái học đối với thực phẩm tươi sống. Chúng ta đã dành quá nhiều sự quan tâm để tạo nên điều đó với tư cách là một nghệ sỹ … Nhưng tôi cho rằng điều đó là khá thẳng thắn và cũng mang tính phản biện đối với những gì mà kiến trúc sư phải tạo dựng trong thế kỷ 20 và chúng ta quan tâm đến điều đó. Kiến trúc cho thú cưng và “chế tạo tại Tokyo” – hai sự kiện này là một hình thức thu thập cách ứng xử độc đáo của các công trình trong đô thị. Phía sau mỗi cách ứng xử chúng ta có thể đọc vị công tác hành nghề của các cá nhân và sự cần thiết có chủ đích nhằm tạo ra sự xung đột của các vật thể theo cách thức phi thông thường. Vì thế đó không phải là giải pháp mang tính lý trí nhưng thực sự rất khôn ngoan và thích hợp, ví dụ như vậy. Tôi rất phấn chấn. Chúng ta đều phấn chấn khi xem đô thị Tokyo được tạo ra như thế nào từ những thể loại công trình này, thể loại không phải lúc nào cũng tỏ rõ lý trí hay đầu óc sáng suốt mà lại khôn ngoan có chủ định, thích hợp và ngay thẳng.

Đây chỉ là một cách thức tiếp cận mà ông bắt buộc theo đuổi trong những thiết kế của mình và có nhiều công trình ông thiết kế cũng như xây dựng tuân theo khoa học hành vi. Trong số những tác phẩm đó, ông mong muốn giới thiệu công trình gì đến độc giả của Kiến Việt?

Chúng tôi đã thiết kế đến 80 hoặc 90 công trình, do vậy khá là khó nói.

Ý định của tôi là chúng tôi mong được biết đâu là công trình đầu tiên khi ông áp dụng lý thuyết này và ông bắt đầu trải nghiệm điều đó.

Không, đó không phải là sự khởi đầu. Thực tế thì tôi không dùng thuật ngữ khoa học hành vi từ đầu. Điều này bắt đầu từ năm 2007 hoặc 2006. Tôi bắt đầu sử dụng thuật ngữ “khoa học hành vi”. Tôi khởi đầu hành nghề thiết kế năm 1992, không phải, năm 1990 chứ! Tại thời điểm đó tôi có mối quan tâm lớn đến hành vi của sự vật, hành vi của con người, hành vi của thiên nhiên, hành vi của các công trình xây dựng, đó là ngôn ngữ kiến trúc hoặc sự lặp lại của ngôn ngữ kiến trúc tại những địa điểm nhất định và với kiểu loại nhất định. Và dần dần tôi nhận thấy rằng sau những mối quan tâm đó là một khái niệm được chia sẻ – hành vi.

Ông nghĩ gì về một quy luật hay thói quen trong thiết kế?

Vâng. Khi người ta thường bàn luận về vấn đề môi trường trong công trình xây dựng, họ chỉ nói về việc làm thế nào để cắt giảm phát thải CO2 và làm thế nào để tăng cường cách nhiệt cho cửa sổ, làm thế nào để mái và tường đạt được hiệu năng cao hơn. Họ không nói nhiều về loại hình kiến trúc. Sự quan tâm đến loại hình là làm cách nào để tạo ra mối liên hệ giữa kiến trúc và kiểu dạng kiến trúc và hình thái của một đô thị. Tôi thấy rất quan trọng khi suy nghĩ về một số hiệu năng và những người chuyên sâu về một số lĩnh vực hiệu năng của công trình lại không bàn luận về loại hình. Còn những ai quan tâm đến loại hình lại chỉ chú ý đến vấn đề đô thị và lịch sử đô thị – rất khác biệt. Và những người trao đổi, bàn luận về cách thức tổ chức thiết kế công trình, họ thường bàn luận rất nhiều về các hoạt động của con người, … Họ không nói nhiều về hình thức hay thể loại hoặc một vài vấn đề hiệu năng. Nhưng tôi rất quan tâm đến tất cả các cuộc bàn luận trao đổi này. Điều đó thực sự rất thú vị đối với cá nhân tôi. Tôi cũng thấy rằng một khi bạn đã bắt đầu bàn bạc một lĩnh vực này, bạn sẽ không thể tranh luận một vấn đề khác. Và điều đó thực sự chưa phải là tốt, bởi vì kiến trúc và đô thị là những thực thể phức hợp và cuộc trao đổi cần rộng hơn. Chúng ta cần lý thuyết và tư duy logic để giải quyết các chủ đề khác nhau và các yếu tố tác động khác nhau, và hành vi thực sự là vấn đề trung tâm, một điều gì đó ở giữa, ý tưởng cốt lõi để có thể xử trí các dạng thức tranh luận hay bàn bạc này.

Xem chừng ông có sự thay đổi quan điểm và sau khi ông thay đổi quan điểm đó tôi chưa hiểu …

Không, tôi không thay đổi quan điểm của mình. Ý bạn là gì?

Bởi vì ông đề cập đến rằng ông có rất nhiều khía cạnh, và nếu ai đó theo đuổi bất kỳ khía cạnh nào, người ta chỉ có thể đi đến các khía cạnh khác với những gì họ đã theo. Điều đó có nghĩa là bằng khoa học hành vi, chúng ta có thể thấy các chiều hướng khác nhau, đi lên hay đi xuống theo những cách thức khác nhau để thấy rõ hơn sự vật thay đổi và ông có thể cố gắng kết hợp mợi thứ với nhau.

Vâng.

Một điều rằng tôi rất quan tâm đến quan niệm của ông về không gian: yếu tố đại diện cho không gian và không gian mang tính đại diện. Lần cuối cùng tôi có đọc được điểu đó.

Không gian mang tính đại diện và yếu tố đại diện cho không gian – cách thức thực hành tạo lập không gian. Đó là tư duy của Henri Lefebvre – một triết gia người Pháp đã viết trong cuốn sách của mình có tiêu đề “Sự tạo lập không gian” với ba quan niệm về không gian được đem ra thảo luận. Và không gian mang tính đại diện giống như vẽ một không gian kiến trúc được thiết kế bởi một kiến trúc sư, nhất là người làm rất chuyên nghiệp, sử dụng các bản vẽ và mô hình, theo một cách thức rất chuẩn tắc để xây dựng nên một không gian. Còn yếu tố đại diện cho không gian là góc nhìn có phần phê phán về không gian, là một hình ảnh được tích tụ bởi một sự đồng thuận, một hình thức sử dụng riêng biệt bởi một người nào đó, có thể là nhóm hoặc cá nhân. Nếu một nhóm người sử dụng một khu vực nhất định và một không gian nhất định, họ gọi đó là không gian sử dụng riêng. Một lớp không gian khác sẽ được đưa thêm vào trong không gian vốn có.

Hai quan niệm về không gian – nói như thế nào cho chính xác – khá quan trọng nhưng không nhất thiết phải đối lập nhau. Những cá nhân phía sau những không gian khác biệt đó không giống nhau, do vậy phía sau một không gian mang tính đại diện là một nhà chuyên môn, còn phía sau tính đại diện của không gian – đó là người sử dụng/cư dân. Trong thời hiện đại, sự phân chia giữa nhà chuyên môn và người sử dụng/cư dân rất sắc nét. Đường ranh giới phân chia thế giới hoặc không gian xây dựng ra hai nửa: nửa này là chuyên nghiệp và nửa kía mang tính đại chúng (dành cho người sử dụng, khách hàng hoặc cư dân). Bởi vì họ được xếp vào hai hạng mục đối nhau trong xã hội, hai quan điểm xem chừng cũng đối kháng. Tôi cho rằng đó là hai khía cạnh của vấn đề song không nhất thiết phải đối lập. Vì thế, để giải quyết xung đột này giữa hai khái niệm, Lefebvre đã thiết lập một vị trí và một quan điểm, đó là việc thực hành thiết kế không gian, một hình thức thực hành đặc biệt. Hình thức thực hành đặc biệt này yêu cầu cả hai hình thức: Không gian mang tính đại diện và yếu tố đại diện cho không gian. Cả hai hình thức đều cần đến không gian, cả những người thực hành chuyên nghiệp lẫn những người sử dụng và cư dân đều hiện diện trong xã hội. Vì thế tôi nghĩ rằng ý tưởng của loại hình thực hành thiết kế đặc biệt là sự nỗ lực tạo ra những khoảng trống của nhận thức mang tính chủ quan về không gian. Và điều đó nghe chừng tự bản thân không gian có nhu cầu xuất hiện trong xã hội. Đó là sự thực hành không gian. Việc tôi giới thiệu cách thức thực hành không gian này, như Lefebvre đã từng đề xuất, nhằm tránh sự đối đầu trực tiếp của hai quan niệm và tạo ra cách thức sự vật cùng nhau xoay vòng như … Tôi không biết phải diễn đạt như thế nào … ba vật cùng nhau quay. Tôi không nhớ từ. Không hề gì!

Câu hỏi cuối cùng: nếu có thể, ông làm ơn nói một chút về người bạn đời của mình, cô Momoyo Kajima? Cô ấy là tâm điểm hay đóng vai trò kết nối ông với một người thầy khác như thiên nhiên?

Chúng tôi mong muốn làm một điều gì đó về kiểu hình của nhà ống – một kiểu hình đặc biệt, duy nhất. Ngày nay, tôi thấy khá nhiều tại Hà Nội – một ngôi nhà rất hẹp, cao ba đến bốn tầng. Đó gần như là một không gian ít có giá trị sử dụng và có nhiều vách ngăn. Đó là một hình thức được tạo ra tại đô thị Hà Nội, vì thế đó là nguồn nguyên liệu chính cho đô thị. Tôi nghĩ rằng có rất nhiều điều thông minh bên trong ngôi nhà đó và kiểu hình đó. Tôi thực sự rất thích khám phá lại sự thông minh của nhà ống. Đó được gọi là nhà ống đúng không? Vì thế hãy gọi cho Bow-Wow và đề nghị, cho chúng tôi một nhiệm vụ tái thiết kế một ngôi nhà ống.

Điều đó thật thú vị bởi vì ông biết đấy, sự cư xử của ông mang nét Nhật Bản. Có lẽ khi đến Việt Nam, ông có một nhiệm vụ nào đó ở Việt Nam. Ông sẽ thấy có những hành vi khác biệt.

Vâng! Hẳn nhiên rồi! Bài học của chúng tôi sẽ còn nhiều. Chúng ta khá gần nhau trên góc độ là những nhà nghiên cứu về dân tộc học hoặc nhân chủng học. Chúng ta cũng đồng thời là những nhà thiết kế, nhưng thiết kế có thể rất sắc nét và là phương tiện hữu ích để tìm hiểu về dân tộc học hoặc nhân chủng học. Tôi rất quan tâm đến việc sử dụng kiến trúc để tái khám phá sự thông minh và tính thuần khiết của người dân ở một địa phương. Trong hầu hết các trường hợp, kiến trúc là một kho tàng chứa đựng trí khôn.

Điều cuối cùng mà tôi muốn biết, bởi vì ông bắt đầu xưởng thiết kế của mình ở Nhậ Bản, tên của xưởng và ông nhận ra rằng mình yêu mến những ngôi nhà nhỏ sau khi nghiên cứu “chế tạo tại Tokyo” và thiết kế kiến trúc dành cho thú cưng. Ông phát triển khoa học nghiên cứu hành vi. Tôi thấy rằng có một sợi chỉ xuyên suốt từ đầu cho đến giờ.

Có lẽ bạn nên xem thêm một cuốn sách khác có tiêu đề “Các ý tưởng chung”, nhưng cuốn sách này mới chỉ được ấn hành bằng tiếng Nhật. Cuốn sách viết về không gian công cộng. Trong cuốn sách này chúng tôi nghiên cứu các không gian công cộng khác nhau. Những không gian đó không mang tính kiểu cách hay thể thức. Không gian công cộng trong đô thị được xác định tính chất bởi hành vi của con người. Họ sẽ làm không gian phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân và tạo ra sự chuyển đổi thành không gian mở trong đô thị của riêng mình. Bạn có thể đọc và gặp gỡ người thực việc thực, những cá nhân có trách nhiệm duy trì không gian và vận hành không gian đó cũng như tạo lập tính sống động cho không gian. Và những loại hình không gian công cộng này được đánh giá cao nhất. Tôi thực sự thích điều đó và một số tác phẩm của chúng tôi cũng đang đi theo hướng này.
Tôi thấy rằng hành vi của ông có nghĩa là lắng nghe cuộc sống và chấp nhận thiên nhiên. Đôi khi và bất chợt tôi nhận thấy rằng giữa điều mới và điều cũ, ông tìm ra điều gì đó ở giữa. Tôi biết rằng người Nhật Bản rất chuộng màu xám.

Hành vi là một khái niệm rất mạnh mẽ để có thể nắm bắt mọi thứ. Chúng ta đang chia mọi thứ rất rạch ròi làm đôi, như là màu đen và màu trắng. Bạn chỉ nắm bắt mọi thứ ở khoảng giữa. Nhưng điều đó lại có sự kết nối với nhiều sự vật khác nhau, vì thế bạn chỉ có thể đi theo lối này hoặc lối kia. Điều đó rất quan trọng. Còn một điều nữa tôi muốn nói thêm, nhưng tôi lại quên mất rồi!

Một điều nữa: có lẽ trong tương lai tôi muốn dịch cuốn sách của ông sang tiếng Việt.

Vâng, xin mời! Xin mời!

Vậy chúng ta hãy giữ liên lạc. Lần tới chúng tôi sẽ viết thư điện tử cho ông. Tôi rất thích các ý tưởng và quan niệm của ông.

Vâng, điều đó thật tuyệt.

Cảm ơn ông vì bài trả lời phỏng vấn ngày hôm nay. Tôi hy vọng sẽ sớm gặp lại ông tại Việt Nam.
Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
MurcuttMosmanB
Phỏng vấn KTS Glenn Murcutt

Một cuộc phỏng vấn vui vẻ với KTS Glenn Murcutt - người đạt giải Pritzker 2002

anhHuykhanh
Gương mặt KTS Nguyễn Huy Khanh

Kiến trúc sư Nguyễn Huy Khanh sinh năm 1971 tại Hà Nội, anh theo đuổi ngành Kiến trúc tại trường Read more

Gương mặt KTS Nguyễn Chứng Nhân

Kiến trúc sư Nguyễn Chứng Nhân sinh năm 1977, sau khi anh tốt nghiệp PTTH tại Việt Nam anh sang Read more

hqdefault
Video 02: Cảm xúc ngày 27/4

Trong video số 02 này chúng tôi (Kienviet.net) đã kịp thu được một số tâm sự của những KTS lão Read more

Video 03: Những khoảng khắc đáng nhớ

Những khoảnh khắc đáng nhớ trong loạt sự kiện tổ chức chào mừng Ngày Kiến trúc Việt Nam

23100 le ba thong
Video: chia sẻ kinh nghiệm của TGĐ công ty TTT Corporation

Lời BBT - Những chia sẻ những kinh nghiệm quản trị của anh Lê Bá Thông - TGĐ TTT Corporation Read more