Trung tâm Nghiên cứu hát triển gốm sứ đương đại là đồ án giành giải Nhất cuộc thi Spec Go Green International Awards 2017. Đồ án được thực hiện bởi Đường Văn Mạnh sinh viên trường Đại học Xây Dựng Hà Nội.

Làng Gốm Bát Tràng nằm ven Sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Sản xuất gốm Bát Tràng hôm nay vẫn phát triển với quy mô ngày càng lớn hơn. Tuy nhiên xu hướng thương mại hóa thiếu kiểm soát đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm, hình ảnh thương hiệu và cả truyền thống văn hóa của làng nghề gốm sứ từng nổi tiếng một thời.

Việc thiết kế một không gian nghiên cứu – phát triển văn hóa, nếp sinh hoạt, sản xuất cũng như các sản phẩm đặc trưng của các làng gốm Việt Nam và làng nghề Bát Tràng là nhu cầu cần thiết.

– Ý tưởng thiết kế
Thiết kế tối giản từ hình khối tới chất liệu, tạo được điểm nhấn khác biệt, vừa kết nối, gìn giữ, tôn trọng các không gian hiện trạng của làng cổ vừa tìm kiếm một biểu tượng của làng nghề.

Công trình là một không gian kết nối các không gian cảnh quan, bến đò, dẫn dắt khách tham quan vào làng.

trungtamncptgomsu phoi canh
Phối cảnh

Không gian bảo tàng gốm hy vọng giúp mọi người có thêm cơ hội tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm, tương tác giao lưu học hỏi. Các không gian mở, chuyển tiếp, không gian câu lạc bộ và các lớp lý thuyết được bố trí xen kẽ.

trungtamncptgomsu tieu canh 1
Tiểu cảnh mặt đứng của công trình
trungtamncptgomsu tang 1
Mặt bằng tầng 1
trungtamncptgomsu matcat
Mặt cắt phân tích

– Kết cấu: Công trình sử dụng kết cấu thép nhịp lớn, dễ thi công. Các không gian lớn sử dụng công nghệ sàn bóng vượt nhịp,…

– Vật liệu: Sử dụng các loại vật liệu nhẹ, vật liệu công nghệ cao, bền vững và thân thiện với môi trường.

trungtamncptgomsu tieu canh
Tiểu cảnh bên trong công trình

Một số nhận xét của Hội đồng BGK về đồ án Trung tâm Nghiên cứu Phát triển gốm sứ đương đại của Đường Văn Mạnh:

Đồ án kiến trúc này rất đậm đà bản sắc. Nó cố gắng kết hợp giữa cũ và mới, giữa hiện đại và truyền thống. Khu đất được lựa chọn tạo ra một ngưỡng cửa giữa thế giới hiện đại "bên ngoài" làng nghề và cuộc sống làng quê thường ngày. Ngoài việc cố gắng dung hòa hai yếu tố trên, đề xuất này còn là một nỗ lực củng cố và bảo vệ cuộc sống làng nghề. -Nhận xét của Trưởng ban giám khảo TS. Nirmal Kishnani
Đồ án kiến trúc này rất đậm đà bản sắc. Nó cố gắng kết hợp giữa cũ và mới, giữa hiện đại và truyền thống. Khu đất được lựa chọn tạo ra một ngưỡng cửa giữa thế giới hiện đại “bên ngoài” làng nghề và cuộc sống làng quê thường ngày. Ngoài việc cố gắng dung hòa hai yếu tố trên, đề xuất này còn là một nỗ lực củng cố và bảo vệ cuộc sống làng nghề. -Nhận xét của Trưởng ban giám khảo TS. Nirmal Kishnani
Đồ án này là một ví dụ tốt về hình mẫu kiến trúc, và đồng thời ứng dụng truyền thống văn hóa, xã hội, sự kết hợp giữa chúng là vô cùng xuất sắc và khéo léo. - Nhận xét của giám khảo KTS  Salvador Perez Arroyo
Đồ án này là một ví dụ tốt về hình mẫu kiến trúc, và đồng thời ứng dụng truyền thống văn hóa, xã hội, sự kết hợp giữa chúng là vô cùng xuất sắc và khéo léo. – Nhận xét của giám khảo KTS Salvador Perez Arroyo
Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
MurcuttMosmanB
Phỏng vấn KTS Glenn Murcutt

Một cuộc phỏng vấn vui vẻ với KTS Glenn Murcutt - người đạt giải Pritzker 2002

Kiến trúc xanh trong các khu dân cư

Thông thường, kiến trúc xanh hay kiến trúc bền vững tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của sử Read more

Nhà máy xanh ở Sri Lanka – MAS Intimates Thurulie

Ấn phẩm mới mô tả các phương pháp tiếp cận bền vững với các yếu tố xã hội, kinh tế, Read more

hocthiennhientaogio thum
“Học” tự nhiên để tạo gió

Hãy làm hài lòng khách hàng Việt Nam bằng một ngôi nhà lộng gió như thế này!

Ngân hàng đầu tư châu Âu giành giải thưởng Kiến Trúc Xanh Emilio Ambasz

Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB) ở Luxembourg đã giành giải đầu tiên trong hệ thống giải thưởng kiến Read more

4547
12 màu sắc đẹp cho căn nhà mùa thu

Không khí dìu dịu và mát mẻ của mùa thu rất thích hợp cho việc thay đổi một chút không Read more