Trong khuôn khổ của chương trình Architecture Leader’s Perspectives, kienviet.net thực hiện phỏng vấn 19 Kiến trúc sư Những góc nhìn , quan điểm thiết kế của Kiến trúc sư cũng như văn phòng của họ sẽ được thể hiện trong cuốn sách ALP.
Dưới đây là nội dung trao đổi giữa Kiến Việt và KTS Chris Bosse từ văn phòng LAVA – Anh sẽ là một trong những diễn giả chính ở sự kiện ALP 2017 tại Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 15.09.2017

Kiến trúc, một cách tình cờ, đã lựa chọn anh?

Trường mẫu giáo của tôi tại thành phố Stuttgart chỉ cách một trong những trung tâm trí tuệ sáng tạo nhất của những năm 1970 có 500 m. Đó là Viện Kết cấu Tải trọng Nhẹ được thành lập bởi Frei Otto, kiến trúc sư đã thiết kế mái của Sân Vận động Munich phục vụ Thế Vận Hội. Tôi nhớ rằng, nếu nhìn từ bên trong, với kết cấu cột chống và màng căng khổng lồ, kiến trúc đó trông giống như một tàu hải tặc. Hình như, chính thời điểm đó, từ góc nhìn ấy, tôi biết rằng mình mong muốn trở thành nhà thiết kế.

Chris bosseCác công trình khác xung quanh khuôn viên trường đại học bao gồm Viện Nghiên cứu Fraunhofer và ngôi nhà thí nghiệm của sinh viên dựng bởi Xưởng số 5. Stuttgart có một bề dày đáng nể trong việc đào tạo nên các kiến trúc sư và kỹ sư.
Bố tôi là một kiến trúc sư. Ông đã kéo tôi đi theo vòng quanh Châu Âu suốt nhiều năm tháng trong cuộc đời. Có dịp được thấy tận mắt những công trình mới nhất và các cấu trúc thời cổ đại, bởi thế tôi sớm được tiếp xúc với các thiết kế vĩ đại.

Sau này, tôi học kiến trúc ở Stuttgart và Thụy Sỹ, và tôi là giáo sư trợ giảng tại Đại học Công nghệ Sydney (UTS) ở Sydney, Australia.

Điều gì, môn nghệ thuật nào ảnh hưởng mạnh hơn tới nghề nghiệp thiết kế kiến trúc của anh?

Tôi chịu ảnh hưởng của hội họa và điện ảnh và thiên nhiên. Ánh sáng đủ màu sắc trong biển san hô, bóng râm bên dưới tán cây xanh rợp bóng mát, cảnh hoàng hôn tráng lệ trên đại dương.

Vì sao ông quyết định thiết lập chi nhánh công ty tại Việt Nam?

Chúng tôi rất hứng thú khi có cơ hội được tới làm việc cùng các kiến trúc sư và chủ đầu tư dự án tại Việt Nam.

Ban đầu, anh có cảm nhận gì về thực trạng đô thị Việt nam?

Việt Nam gần đây đã trải qua một thời kỳ bùng nổ phát triển tương tự như các quốc gia Châu Á khác. Rất nhiều cấu trúc đô thị thời kỳ đầu tiên đã bị phá hủy và được thay thế bởi các tòa tháp dạng khối hộp quy mô lớn và rất ít quan tâm đến mối liên hệ với khung cảnh, khí hậu, văn hóa bản địa.

Thay vì một khối lớn, chung nền móng, chúng tôi mong muốn tạo nên các loại hình mới gồm nhiều khối hộp nhỏ ghép nối, tương tác, chia sẻ với nhau.

Gần đây, chúng tôi đã thắng trong một cuộc thi thiết kế dự án khu đô thị Tiến Bộ – một khu vực hỗn hợp chức năng trong trung tâm thành phố Hà Nội.

Anh có dự cảm nào và có thể mô tả gì về kiến trúc trong tương lai?

Tôi tin rằng tương lai không chỉ giới hạn trong phạm vi các công trình có vẻ bề ngoài như thế nào, mà còn mở rộng hơn, là cách thức các công trình đó vận hành và tương tác cũng như kết nối với nhau.

Hãy nghĩ về rặng san hô, nơi hàng ngàn loài sinh vật cùng phát triển thịnh vượng và chung sống với nhau, cùng với các yếu tố như không khí, nước và ánh sáng mặt trời. Rặng san hô đó giống như một thành phố trong tương lai.

Đô thị có các thành tố được kết nối thành mạng lưới của tương lai. Đó là một cơ thể sống có các bộ phận được kết nối và phụ thuộc lẫn nhau, nơi mà các công trình không thể là các thực thể cấu trúc đơn lẻ, được thiết kế, sử dụng và tiếp cận như những đơn vị biệt lập, mà là một phần của một hệ thống lớn được kết mạng với nhau.

Đám mây điện toán được phân bố rộng khắp sẽ hỗ trợ sự giao lưu tương tác và chia sẻ công nghệ xây dựng thông minh, khớp nối với hệ thống hạ tầng, liên kết và chuyển tải dữ liệu, cho phép các hoạt động giao thông vận tải, xây dựng nhà ở và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị thích ứng với sự thay đổi.

beijing water cube designboom 01
Cung thể thao nước Bắc Kinh – Công trình của Chris Bosse

Các bề mặt công trình thụ động đã lỗi thời trong các tòa nhà chọc trời đã được thay thế bởi các lớp bề mặt trong mờ được thiết kế theo nguyên lý thông minh và hiệu năng cao, có khả năng tạo ra môi trường vi khí hậu riêng biệt, sản sinh năng lượng, thu nước mưa và cải thiện sự phân bố của ánh sáng tự nhiên. Bằng cách thay lớp vỏ mới, các công trình vốn dĩ kém hiệu quả trước đây nay trở thành các công trình siêu việt.

Có người từng lập luận rằng các kết cấu linh hoạt nhất là những kết cấu có thể chứa đựng bất cứ thứ gì. Nhưng thế kỷ 21 là thời đại của thiết kế phục vụ khách hàng trên quy mô lớn. Các diễn giải mang tính cá nhân ở trạng thái động hơn là trạng thái tĩnh và hàm chứa trong đó những nhu cầu thay đổi liên tục và chuyển đổi thành loại hình kiến trúc thường xuyên được cập nhật. Đó là tương lai.

Thiên nhiên đóng vai trò gì trong kiến trúc đó?

Thiên nhiên là nguồn cảm hứng của chúng ta, về các mặt hình khối, cấu trúc, bền vững và sự lành mạnh. Thiên nhiên hàm chứa tất cả các câu trả lời.

Các công trình của tương lai sẽ giống như chính cấu trúc của thiên nhiên. Kén tằm là biểu trưng cho sự thay đổi và chuyển tiếp từ thời điểm hiện tại đến tương lai, từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ ấu trùng thành bướm.

Hãy thử nghĩ về một cây xanh, có khả năng lọc không khí, lọc nước, sản sinh ra khí oxy và tự sinh trưởng. Cây xanh đó mang tất cả lá và quả có trọng lượng lớn hơn trọng lượng của bản thân cấu trúc cây. Hãy thử nghĩ về một rặng san hô nơi hàng ngàn loài sinh vật phát triển thịnh vượng và chung sống với nhau, cùng các yếu tố không khí, nước và ánh sáng mặt trời.

Các hệ thống phát triển một cách hoàn toàn thiên nhiên như bong bóng, mạng nhện và san hô, tạo ra các loại hình và cấu trúc công trình mới. Các cấu trúc hình học trong thiên nhiên mang cả tính hiệu quả và vẻ đẹp trong đó.

croppedimage755510 ITFMichaelGener2
Nhà kính

Công cụ tính toán bằng máy tính cho phép bạn mô phỏng các biểu hiện mang tính tự nhiên, chẳng hạn như sinh trưởng và thích ứng của các loài sinh vật. Điều này hay bị hiểu nhầm là sự bắt chước hời hợt, nhưng tiềm năng là ở chỗ hiểu được các nguyên tắc của tự nhiên, không chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người thích ứng với các hình khối tự nhiên, điều đó có lợi cho các giác quan và trạng thái sức khỏe, và công nghệ là công cụ hỗ trợ để chúng ta
đạt được điều đó.

Anh có gặp khó khăn nào khi tiếp cận thị trường Việt Nam?

Thật thú vị khi nghĩ đến kiến trúc Việt Nam. Bằng cách nào đó kiến trúc đã thích ứng với văn hóa, với các tầng lịch sử (quá khứ, hiện tại, tương lai) và khí hậu. Một mạng lưới hoạt động tích cực của các nhà thiết kế tài năng trẻ tuổi và nền văn hóa độc đáo của các bạn luôn đem lại cảm giác phấn chấn.

Chúng tôi đặt ra câu hỏi cho chính mình: Kiến trúc nào cho Việt Nam hôm nay? Chúng ta diễn đạt hiện trạng xã hội và công nghệ như thế nào? …

Mỗi dự án đều có sự khác biệt và chúng tôi có suy nghĩ, nhận thức và cách tiếp cận khác nhau tùy theo quy mô, mục đích, vị trí, lịch sử và bối cảnh. Chúng tôi nỗ lực tìm hiểu một dự án cần những gì xét trên góc độ chức năng và cố gắng kết nối điều đó vào một tầm nhìn hướng về tương lai cho dự án. Đó có thể là phép ẩn dụ, một hình ảnh, một câu văn mô tả chất lượng mà chúng tôi mong muốn đạt được trong dự án.

Ngoài ra, mối quan tâm của chúng ta trong thập niên sắp tới đây là tính bền vững. Các kiến trúc sư đã ngồi vào vị trí lái cỗ máy kiến trúc khi đề cập đến tương lai của hành tinh. Các chủ đề như sự ấm lên toàn cầu và ô nhiễm môi trường, giao thông vận tải, rác thải, nước, … là những vấn đề của thế kỷ 21. Hơn hai tỷ người nữa có nhu cầu nhà ở. Tính bền vững xem xét các yếu tố thiên nhiên, con người và công nghệ để cùng chung sống, cộng sinh.

Giải pháp chính yếu của LAVA là gì?

Chúng tôi xây dựng nên những cấu trúc sử dụng cùng một mức năng lượng có sẵn trong tự nhiên. Chúng tôi kết hợp ứng dụng công nghệ số và các công nghệ xây lắp kỹ thuật số hiện đại nhất để THU ĐƯỢC NHIỀU KẾT QUẢ HƠN VỚI NGUỒN LỰC ÍT HƠN (vật liệu/năng lượng/thời gian/chi phí.)

Anh suy nghĩ gì về chủ đề của chương trình ALP 2017 “Kiến trúc – Triết lý – Con người – Thiên nhiên”?

Chủ đề của các bạn tương đồng với định hướng, lộ trình và cách tiếp cận của chúng tôi. Quá trình sáng tạo trong tất cả các dự án lớn hay nhỏ phải là kết nối, tương tác, hòa hợp Con người- Thiên nhiên- Công nghệ. Con người luôn là tâm điểm của mọi thiết kế .

Chúng ta cần nhiều không gian hơn so với cách đây 100 năm. Nhưng các nguyên tắc nền tảng vẫn không thay đổi. Công nghệ đã biến đổi tư duy cũng như cách thức mà chúng ta sáng tạo nên không gian. Điều đó là một phương tiện cho phép kiến trúc sư và những nhà thiết kế định nghĩa lại, hoặc bàn bạc thêm, cách thức chúng ta sinh sống hàng ngày, cũng như không gian mà chúng ta cư trú, và chính xác hơn là chúng ta trải nghiệm những không gian đó như thế nào./.

Gallery not found.

Nhằm tạo diễn đàn trao đổi thông tin và kết nối hơn nữa các lãnh đạo công ty kiến trúc –xây dựng – Tập đoàn LIXIL Việt Nam cùng kienviet.net đồng tổ chức chuỗi Hội thảo “Architecture Leader Perspective” tại hai thành phố lớn: Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh với chủ đề: “Kiến trúc – Triết lý – Con người – Thiên nhiên”.
Architecture Leader Perspective năm nay tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa kiến trúc và triết lý trong mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên trước bối cảnh công trình xây dựng không ngừng gia tăng tại các thành phố lớn làm biến đổi cảnh quan, môi trường và không gian sống xung quanh. Hội thảo dự kiến diễn ra tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 15/09 và Hà Nội vào ngày 22/09.
Tham gia hội thảo có 9 diễn giả trong nước và quốc tế: KTS Alessandra Cianchetta – công ty kiến trúc AWP (Pháp); KTS Chris Bosse – giám đốc công ty LAVA; KTS Sanuki Daisuke – văn phòng kiến trúc SDA (Nhật Bản); KTS Hoàng Thúc Hào – văn phòng kiến trúc 1+1>2; KTS Nguyễn Hoàng Mạnh – công ty MIA Design Studio; KTS Nicolas Moser – công ty kiến Group8Asia (Thụy Sĩ), KTS Pierre Huyard – công ty kiến trúc Huni Artchitectes; KTSNguyễn Văn Tất – công ty tư vấn&thiết kế TAD; KTS Lê Trương – công ty kiến trúc xây dựng TT-AS.

Kiến Việt Team

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
MurcuttMosmanB
Phỏng vấn KTS Glenn Murcutt

Một cuộc phỏng vấn vui vẻ với KTS Glenn Murcutt - người đạt giải Pritzker 2002

anhHuykhanh
Gương mặt KTS Nguyễn Huy Khanh

Kiến trúc sư Nguyễn Huy Khanh sinh năm 1971 tại Hà Nội, anh theo đuổi ngành Kiến trúc tại trường Read more

Gương mặt KTS Nguyễn Chứng Nhân

Kiến trúc sư Nguyễn Chứng Nhân sinh năm 1977, sau khi anh tốt nghiệp PTTH tại Việt Nam anh sang Read more

mp 260213 11
Phỏng vấn nhà thiết kế Matthias Pliessnig

kienviet.net - Dưới đây là một cuộc phỏng vấn nhà thiết kế Matthias Pliessnig , cuộc phỏng vấn này cho Read more

1309853875.img
Lời khuyên cho những người theo đuổi nghề Kiến trúc

Kiến trúc dường như là một ngành nghề rất được ưa chuộng trong thời kỳ xã hội phát triển như Read more

tornado
Làm thế nào để xây dựng một ngôi nhà chống lốc xoáy ?

Một cơn lốc xoáy có thể phá dỡ ngôi nhà kết cấu khung gỗ điển hình trong bốn giây. Trong Read more