Bão Harvey đã tàn hủy Houston. Nhưng không phải biến đổi khí hậu hay sức mạnh hủy diệt của bão Harvey mà chính bản quy hoạch nghèo nàn, một thiết kế đô thị tồi là nguyên nhân gây ra thảm họa. Ilan Kelman- Giáo sư- Giáo sư chuyên phân tích về nguy cơ, rủi ro, khả năng thích ứng trước thảm họa, thiên tai và sức khoẻ toàn cầu tại Đại học College London, Anh và giáo sư II tại Đại học Agder, Kristiansand, Na Uy bày tỏ.
Bão Harvey là một cơn bão với lượng mưa lớn. Thảm họa tự nhiên đó phơi lộ sự tàn phá của… nhân tai, của con người. Thiên tai trở thành thảm họa bởi vì con người sống trong vùng bão mà không có đủ những biện pháp phòng ngừa, ứng phó để giảm bớt hậu quả.
Từ góc độ quy hoạch và thiết kế trong rất nhiều năm và thập kỷ trước, nguyên tắc đầu tiên cần được nhận biết là: Nếu muốn ở lại ở vùng đất khô ráo, thì đừng xây dựng trong vùng trũng, vùng đệm dễ bị ngập lụt.
Gải pháp này có thể là khó khăn. Bởi vì, khi có thiên tai, mỗi vị trí, khu vực đều tiềm ẩn những mối rủi ro, nguy hiểm và khó có thể tránh được nguy cơ thiệt hại. Nhưng, thay vào đó, điều quan trọng hơn là những người thiết kế đô thị có thể cân bằng các cơ hội cũng như nguy cơ trong khi thiết kế và xây dựng.
Nó bắt đầu bằng xác định địa điểm, sử dụng đất, và phân vùng. Nhưng từ lâu ở chung quanh Houston những giải pháp này đã khá lỏng lẻo. Được thúc đẩy bởi nền kinh tế dầu lửa, thành phố cứ mở rộng mà không hề nghĩ đến hậu quả của phát triển. Nhiều người còn cố tìm kiếm và phát triển dự án ở những địa điểm tuyệt đẹp ở vùng duyên hải.
Khi có rất nhiều công trình đã xây dựng ở vùng trũng dễ bị ngập thì khó tránh được thảm họa lũ lụt. Các bề mặt thấm nước được sử dụng quá nhiều cho đường xá và bãi đậu xe lớn. Nước không ngấm qua mặt đất và dồn ngay đến các điểm thấp trũng.
Nếu bạn muốn sống an toàn trên những vùng đất cao ráo xin đừng xây dựng trong một vùng nước đệm.

Cần xem xét lại việc thiết kế thành một thành phố với giao thông công cộng giá rẻ, đáng tin cậy, thường xuyên và an toàn. Tiếp sau đó, sẽ giảm bớt bãi đỗ xe lớn và đường nhiều làn xe và trống thêm nhiều cây xanh.
Quy hoạch thoát lũ ưu tiên hàng đầu phải là tăng không gian xanh cho đô thị. Đường phố và các tòa nhà có thể được định hướng để trực tiếp tiêu nước mặt vào các khu vực trũng thấp được chỉ định. Đây có thể là những khe núi (dành cho đi xe đạp và đi bộ), những công viên, ao hồ phục vụ chèo thuyền và dã ngoại sẽ trở thành hồ chứa trữ nước tạm thời.
Cần chăm sóc tốt hơn một số loài cây có khả năng hấp thụ nước để chúng có thể tồn tại qua mùa khô hạn và hút nước ngầm khi có lũ lụt. Thêm vào đó, phải hạn chế việc trồng những loài không có nguồn gốc bản địa có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái địa phương. Các tuyến đường xanh và các vị trí lưu trữ nước phải được gìn giữ tối đa và luôn hạn chế bất kỳ sự can thiệp nào của con người.
Bão của bão Harvey tại Houston được cho rằng là sự kiện chỉ xảy ra một lần trong khoảng thời gian 1000 năm. Chúng ta có nên thiết kế theo một giới hạn như vậy? Hà Lan tuyên bố rằng họ bảo vệ đường bờ biển trước những cơn bão có thể chỉ xảy ra một lần trong vòng 10.000 năm. Bất kể dữ liệu và giới hạn tính toán nào đều phải được đặt ra trước mọi nhu cầu đầu tư, phát triển.
Một khi quy hoạch tổng thể đã được quyết định và hoàn tất, thì các cấu trúc riêng lẻ có thể tạo ra sự khác biệt lớn hơn cho cuộc sống ở các địa điểm có khả năng bị ngập lụt. Luật xây dựng, cũng như các quy định, điều chỉnh về quy hoạch đã được ban hành và cần được thi hành và kiểm soát chặt chẽ. Các bộ luật thường mang lại ít kết quả nếu bị các chủ đầu tư chi phối, điều khiến.
Khi thiết kế đô thị không được tạo ra để ứng biến với biến đổi khí hậu thì các cấu trúc xã hội sẽ gây ra thiên tai.

Chỗ ở, tầng trệt có thể phải được nâng cao hơn để khi bị ngập ngôi nhà vẫn chịu được những tác động tiêu cực hay rác thải, ô nhiễm. Các công trình xây dựng chú trọng khả năng tiếp cận nơi sống hoặc dịch chuyển của những người khuyết tật.
Tầng hầm là nơi dễ ngập, nên tránh để mọi người không bị mắc kẹt trong đó. Tầng trệt và nhà gỗ dễ bị lũ lụt tàn hủy nhất. Vật liệu xây dựng và hoàn thiện nội thất cần được lựa chọn những loại dễ khô và sạch. Tuy nhiên, nước lụt có thể khiến chúng bị ô nhiễm bởi các hóa chất và độc tố không dễ tẩy sạch. Điện và ống nước phải được nâng cao hơn để tránh ngập nước, hỏng hóc, thay thế sau những lần lụt nhỏ.
Tại một số nơi, di tản trở thành lựa chọn tốt nhất. Hệ thống giao thông phải được thiết kế cùng với việc vận hành khi cần thiết. Khi cơn bão Rita đổ về phía Texas trong năm 2005, mọi người đã bị mắc kẹt trong xe nhiều giờ. Hàng trăm người đã thiệt mạng khi những con đường bị biến thành sông.
Nhưng nhiều người không có tiền để di tản. Giao thông công cộng sẽ là không đầy đủ. Bạn phải có một chiếc xe riêng, nghỉ việc, trả tiền cho khí gas và chỗ ở thuê. Bảo hiểm có thể giúp đỡ, nhưng không phải ai cũng đủ khả năng mua bảo hiểm. Người di cư, tị nạn không có giấy tờ thì không muốn sơ tán hoặc mua bảo hiểm vì sợ bị bắt và trục xuất.
Phương kế sinh tồn với thiên tai không chỉ là thiết kế và quy hoạch
Nhưng phương kế sinh tồn với thiên tai không chỉ là thiết kế và quy hoạch. Nó còn là các dịch vụ công cộng, cung cấp kiến thức và cơ hội cho mọi người, bất kể nền tảng, hoàn cảnh của họ. Nó phải chịu trách nhiệm về thiên tai và không được đổ lỗi cho môi trường hoặc thời tiết.
Biến đổi khí hậu có thể tác động đến bão Hurricane Harvey nhưng nó không tạo ra những bản thiết kế đô thị và các cấu trúc xã hội gây ra thảm họa.
Biến đổi khí hậu không trốn tránh các quy định về quy hoạch. Biến đổi khí hậu không làm cho dân số Houston tăng 40% kể từ năm 1990. Sự thay đổi khí hậu không thể xây dựng một nhà máy hoá chất trong vùng lũ lụt sau vận động hành lang của các chính trị gia cho một sự trì hoãn các quy tắc an toàn.
Biến đổi khí hậu đã tạo nên cơn cuồng phong. Nhưng thảm họa Houston không phải từ mưa hoặc lũ lụt. Nhân tai xuất phát từ những lỗ hổng và sự lựa chọn trái với tự nhiên. Thay vì đổ lỗi cho thiên tai, chúng ta có thể tự quyết định để vẫn sống trong vùng bão mà không gây ra thảm hoạ cho chính mình.

(Ilan Kelman là giáo sư nghiên cứu về các nguy cơ rủi ro, khả năng thích ứng và sức khoẻ toàn cầu tại Đại học College London, Anh và giáo sư II tại Đại học Agder, Kristiansand, Na Uy. Nghiên cứu tổng thể của ông là những mối liên kết, tác động giữa các thảm hoạ và sức khoẻ, bao gồm việc phân tích tác động biến đổi khí hậu vào nghiên cứu thiên tai và nghiên cứu sức khoẻ.)
Kiến Việt lược dịch