Nhà sách ở Tô Châu, Giang Tô, Trung Quốc mang tên Đổng Trọng Thư (179 – 104 TCN) một triết gia thời Tây Hán, đại diện tiêu biểu của Nho học. Ông nổi tiếng vì “ba năm không ngó tới điền viên” nhằm dốc lòng nghiên cứu Công Dương Xuân Thu. Sách là một trong năm truyện giải thích kinh Xuân Thu. Tương truyền, sách do Công Dương Cao người nước Tề thời Chiến Quốc biên soạn. Công Dương Cao là học trò của Tử Hạ. Tử Hạ là học trò của Đức Khổng Tử.
Văn phòng: Wutopia lab
KTS chủ trì: Vu Đình
Địa chỉ: Tô Châu, Giang Tô, Trung Quốc
Diện tích: 1380 m2
Báo chí phương Tây đã không mô tả được hết tinh thần hay các giá trị văn hóa gọi Nhà sách Trọng Thư là Cầu Vồng kim loại- Metal rainbow?
KTS chỉ mượn màu sắc bắt mắt của cầu vồng và các dải quang phổ như là công cụ, phương tiện, chất liệu để vẽ nên một phối cảnh tinh thần đa sắc, đa nghĩa, đa văn hóa. Với lõi kiến trúc là không gian Đào Viên, KTS như dẫn người đọc trở lại với huyền thoại về những trái đào bất tử của Tây Vương Mẫu một sự hợp nhất Thần- Thánh và Phật trong tâm thức Trung Hoa. Với tên gọi Đào Viên, thiết kế Nhà sách Trọng Thư gửi đi một thông điệp: Tri thức là Cung tạo hóa, nguồn sống vĩnh cửu?
Nhà sách Trọng Thư được chia thành bốn khu chính là Thánh địa Pha lê – nơi trưng bày sách mới. Hang Đom Đóm– giới thiệu sách. Đào Viên– phòng đọc và Lâu đài Trong Trắng– không gian đọc cho trẻ em.
Như một lối vào, được ốp lát bởi gạch thủy tinh, gương và acrylic, Thánh địa Pha lê – The Sanctuary of Crystal là một không gian trắng sáng, thanh khiết.
Không gian huyền ảo của Hang Đom Đóm. Khách hàng lựa chọn sách và đến với phòng đọc theo dẫn dắt của các sợi quang ( Một loại sợi trong suốt, linh hoạt được làm từ thủy tinh silica hoặc chất dẻo thấm chất lượng cao, dày hơn sợi tóc)
Không gian rộng mở của Đào Viên. Với những cửa sổ lớn, ánh sáng tự nhiên có thể lan tỏa vào sâu bên trong. Đào Viên là cảnh quan kiến trúc trừu tượng với những lớp kệ, bàn, bậc thang cao thấp, thung lũng, vách đá, thác nước, đảo và ốc đảo. Tập hợp những lưới nhôm mỏng với lớp màu đậm nhạt mô phỏng cầu vồng.
Kiến Việt tổng hợp