Chương trình Cà phê kiến trúc diễn ra với sự tham gia của hai diễn giả PGS.TS. Danielle Labbe (Đại học Montréal – Canada) và TS. Trần Minh Tùng (Đại học Xây dựng – Việt Nam). Trong buổi trò chuyện này, các diễn giả đã đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về sự phát triển các khu đô thị mới (KĐTM) – mô hình cư trú tập trung theo dự án.

Các diễn giả trong chương trình đã chia sẻ về các thể thức cư trú tập trung truyền thống đến các mô hình cư trú tập trung hiện đại; sự hình thành mô hình khu đô thị mới (KĐTM) và các KĐTM tại hà nội. Sau gần hai thập kỷ dẫn nhập vào không gian thành phố, số lượng các KĐTM của Hà Nội bây giờ đã lên đến con số hàng trăm. Bên cạnh những ưu điểm về không gian sống, môi trường trong sạch và hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, các KĐTM cũng bộc lộ nhiều hạn chế.

kdtm3

Không thể phủ nhận những tích cực mà các KĐTM đã mang lại, tuy nhiên chính những tiêu cực đi kèm làm chúng ta đôi lúc lại ‘hoài nghi’ về bản chất của mô hình này. Chúng ta cần nhìn nhận lại các KĐTM thông qua những phân tích, và những góc nhìn đa ngành để hiểu rõ chúng, đưa ra phương hướng phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Định nghĩa KĐTM cần được hiểu theo khía cạnh kinh tế hay xã hội, dưới góc độ của người dân hay kiến trúc sư? KĐTM là một hình thức mới của khu ở, nhưng nó lại là sự kết hợp của nhiều yếu tố về cả văn hoá, xã hội và kinh tế. Các KĐTM đang mở ra một lối sống mới cho người dân, nhưng liệu sự thay đổi ấy có mang lại những hiệu ứng tích cực, hay trở thành một bức tường phân cách các tầng lớp giàu nghèo trong xã hội. Người dân có thực sự có tiếng nói trong chính nơi ở của mình, hay bị cuốn theo trò chơi của những người “quyết định”. Vai trò của kiến trúc sư, các nhà quy hoạch trong lĩnh vực này vẫn còn rất mập mờ. Dường như KTS chỉ là những “cầu nối” giữa người dân và chủ đầu tư mà không thực sự có “tiếng nói”.

Các vấn đề nổi cộm trong các KĐTM cũng được nêu ra và xem xét lại. Sự phát triển tràn lan các KĐTM ở Hà Nội, đặc biệt là sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, đã dẫn đến tình trạng mất kiểm soát tạm thời chất lượng thực tế. Tình trạng thực tế của các KĐTM cho thấy sự không đồng bộ và thiếu thốn hạ tầng, dịch vụ cơ bản, thậm chí có KĐTM còn “nhếch nhác” và “luộm thuộm”. Hầu hết dự án được thực hiện dang dở và kéo dài hơn nhiều so với tiến độ đặt ra.

Trong các KĐTM, mặc dù một số tiểu dự án đã bàn giao nhà cho người dân nhưng tổng thể KĐTM vẫn đang là công trường ngổn ngang. Các KĐTM hiện nay đang tạo ra một môi trường, phong cách sống mới mà người dân bị buộc thực hiện. Trong cuộc chơi giữa người dân, chủ đầu tư và chính quyền, ai là người “thắng”, kẻ “thua”? Có lẽ cuộc chơi đã đến lúc cần được đặt thêm luật lệ để tạo sự cân bằng cho tất cả các bên. Và còn một khía cạnh đặc biệt quan trọng cần được quan tâm là môi trường đô thị. Phát triển phải gắn với sự bền vững. Nhưng dường như chúng ta đang bỏ qua yếu tố cấp thiết này với việc bê tông hoá mặt đất, mật độ xây dựng dày dặc, tỉ lệ cây xanh ít ỏi và hàng loạt những tác động khác. Liệu chúng ta có thể sống hạnh phúc trong các KĐTM với những đợt nắng nóng kỉ lục như ở Hà Nội gần đây?

Diễn giả Danielle Labbé chia sẻ câu chuyện về một mô hình quản lí nhà ở hợp tác xã do chính những người dân lập nên trong khu tái định cư Trung Hoà Nhân Chính. Cư dân trong khu vực này không hài lòng với chất lượng nơi ở mới của mình: Thiếu thốn thiết bị kĩ thuật, không gian công cộng và sự thay đổi lối sống truyền thống. Số tiền mà người dân phải đóng cho đơn vị quản lí không hề nhỏ, gọi là phí dịch vụ, nhưng những dịch vụ họ cung cấp lại rất thiếu thốn và không đáp ứng được nhu cầu của cư dân.

Những người dân tái định cư tái hợp lại thành lập hợp tác xã nhà ở, tự quản lí khu tái định cư. Họ đòi lại các không gian gian sinh hoạt công cộng, tổ chức các khu vực kinh doanh cho dân cư, lấy lại vỉa hè, tận dụng không gian cho thuê quảng cáo hay tổ chức dịch vụ… Cuộc sống của người dân khu vực này đã được cải thiện rất nhiều và họ nắm quyền chủ động trong chính khu ở của mình.

Sự thành công của loại hình hợp tác xã mới này đã mở ra cơ hội mới cho việc phát triển KĐTM, trong đó lợi ích của người dân được đảm bảo và môi trường sống được cải thiện. Nhưng để đạt được kết quả như ngày hôm nay, những người dân khu tái định cư Trung Hoà Nhân Chính đã phải mất đến 7 năm. Lẽ ra, những KTS và nhà quy hoạch, với chuyên môn và hiểu biết của mình, nên là người đứng cạnh cư dân trong cuộc chơi này. Tìm ra hướng đi cho các KĐTM trong tương lai đang là vấn đề cấp thiết đặt ra, trong đó các KTS nên đóng vai trò cầu nối định hướng phát triển.

kdtm2

Ảnh: Nguyen Cuong

Hà Ngô | kienviet.net

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

317 head
Nhà thông minh của Honeywell lần đầu đến Việt Nam

Hệ thống hoạt động dựa trên web được điều chỉnh theo yêu cầu có khả năng kết nối được với Read more

363 head
Phỏng vấn Ken Yeang

CNN đã trao đổi với Ken Yeang, kiến trúc sư và cũng là nhà sinh thái học, nguyên lý thiết Read more

Đèn điểm – SCHOTT

Loại đèn này có một tính năng đặc biệt cho phép đèn diode (LED) có thể bố trí và phát Read more

Tác động của những hiển thị tổng hợp cỡ lớn đến Kiến Trúc và Đô Thị

Những phát triển trong công nghệ hiển thị và vật liệu xây dựng đang dẫn đến những hình thức kiến Read more