Apollo Architects and Associates là một công ty có trụ sở ở Tokyo Nhật Bản được thành lập năm 2000 bởi Satoshi Kurosaki. Kể từ đó công ty kiến trúc ở xứ sở Phù Tang đã thiết kế hơn một trăm dự án. Năm 2007, AAA đã mở chi nhánh đầu tiên tại Seoul, Hàn Quốc. Năm năm sau đó, một chi nhánh nữa được thành lập ở Trịnh Châu, Trung Quốc. Lấy cảm hứng từ vị thần mặt trời Apollo trong thần thoại Hy Lạp, “chìa khóa” tạo nên thương hiệu của Apollo chính là sự hòa hợp giữa ánh sáng và bóng tối.

apollo architects studio phong van kienviet 1
Văn phòng kiến trúc sư Satoshi tại Apollo Architects and Associates

Dưới đây là bài báo trích từ Designboom về cuộc trò chuyện với người sáng lập Satoshi Kurosaki về điều mà anh quan tâm trong kiến trúc, những thách thức của những tòa nhà cao tầng ngày càng mọc lên như nấm tại các khu dân cư dày đặc và những lời khuyên anh dành cho những kiến trúc sư trẻ hiện nay. Các bạn hãy theo dõi bài phỏng vấn dưới đây và cùng xem cách AAA hoạt động như thế nào nhé.

Điều gì khiến anh chọn khởi đầu là học kiến trúc và trở thành kiến trúc sư?

Tôi sinh ra và lớn lên tại Kanazawa, tỉnh Ishikawa- một thị trấn nhỏ mang dày nét cổ kính và lịch sử. Quê hương tôi nổi tiếng với nghề thủ công, nhiều đình, chùa và những tòa nhà mang dáng dấp khác nhau, tất cả những điều đó khơi gợi hứng thú cho tôi về kiến trúc. Tôi nghĩ mình đã may mắn khi vô tình được trải nghiệm những điều thú vị, niềm vui của việc sản xuất, chế tạo tại chính nơi mình sinh ra, từ đó, tôi nghĩ mình phải tạo ra được thứ gì đó và phải trở thành một nhà thiết kế trong tương lai.

apollo architects studio phong van kienviet 11
Những mô hình đủ các tỷ lệ trong studio của AAA

Những khía cạnh nào đã định hình nên những nguyên tắc và triết lý thiết kế của anh?

Kanazawa tuy là một thị trấn nhỏ nhưng có nhiều chi tiết tinh tế và thú vị. Có rất nhiều ngôi đền gần nhà tôi và ở đó là ranh giới giữa sự tự do cá nhân và không gian cộng đồng. Có lẽ chính tôi cảm nhận được sức mạnh của nơi đó bằng cách ngắm nhìn mọi người tập trung tại đền thờ. Do đó tôi đã suy nghĩ về việc tạo nên một không gian trung lập mà không xác định được nó thuộc không gian công cộng hay riêng tư.

apollo architects studio phong van kienviet 10
Từ những mô hình bằng tay các kiến trúc sư sẽ dễ tìm ra những điểm thú vị hơn là sử dụng đồ họa máy tính

Ai và điều gì ảnh hưởng lớn nhất đến công việc của anh?

Khi còn ở Kanazawa, tôi đã được xem một bộ phim ngắn mang tên “Powers of ten” của Charles và Ray Eames. Tôi nhận ra rằng điều quan trọng nhất để trở thành một kiến trúc sư là phải có nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ những dự án vĩ mô của thành phố đến những dự án nhỏ hơn ví dụ như thiết kế đồ nội thất. Tôi xem bộ phim đó theo cách cứ phóng to rồi lại thu nhỏ, nhưng nhờ thế mà tôi có thể thấy được nhiều thứ khác nhau. Mặc dù Charles và Ray là người sáng tạo trong nhiều loại dự án khác nhau nhưng họ dám nói rằng họ là những kiến trúc sư. Vì vậy tôi quan tâm rất nhiều đến anh em nhà Eames và họ có ảnh hưởng lớn đến tôi.

apollo architects studio phong van kienviet 9
Công ty luôn muốn sử dụng mô hình để trình bày thay vì diễn họa máy tính

Theo anh những thách thức khi xây dựng công trình tại các khu dân cư với mật độ dày đặc là gì?

Ở Nhật Bản, các khu chung cư hay nhà ở thường tập trung ở trung tâm thành phố, vì vậy mà tất cả tầng tầng lớp lớp những vấn đề phức tạp đều diễn ra ở đó. Để giải quyết những vấn đề đó thì tất nhiên phải giải quyết từng cái một, và cách tốt nhất là phải biến thiết kế trở thành một đề tài quan trọng khi bàn về việc quy hoạch. Theo một cách tự nhiên, vài cách giải quyết đặc biệt sẽ được đưa ra. Đối với AAA, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến sự riêng tư và an toàn, vì vậy chúng tôi nghĩ đến việc thiết kế nhà ở với một khoảng sân trong, như vậy thì bằng cách này hoặc cách khác họ cũng có thể nhận được ánh sáng ban ngày mà không cần bật điện.

Quyết định nơi đặt cửa sổ và cửa ra vào là rất quan trọng đối với những ngôi nhà đô thị ở nơi đất chật người đông như Nhật Bản. Vậy làm thế nào để anh xác định được vị trí tốt nhất vẫn đảm bảo được ánh sáng và không gian mà không ảnh hưởng dến sự riêng tư cá nhân?

Khi nghĩ đến thiết kế hệ thống thông gió, đảm bảo ánh sáng ban ngày và hướng nhìn bạ sẽ luôn thấy sự mâu thuẫn giữa sự riêng tư và an toàn. Điều quan trọng là làm thế nào để cân bằng tất cả mâu thuẫn đó. Như đã nói ở trên, một trong những quyết định của chúng tôi là tạo sân trong. Với thiết kế như vậy chủ nhà cũng có thể cảm nhận được không khí bên ngoài mà vẫn không ảnh hưởng đến sự riêng tư của mình bất kể hoàn cảnh nào.

 

apollo architects studio phong van kienviet 8
Hai nhân sự làm việc bên cạnh bàn chung để họp và thảo luận phương án

Anh thấy thích loại vật liệu xây dựng nào nhất?

Kể từ khi thành lập AAA, tôi luôn tâm niệm đến một điều duy nhất- ánh sáng. Với tôi, ánh sáng tự nhiên chính là vật liệu tốt nhất trong kiến trúc. Ví dụ, tôi sử dụng nhiều loại vật liệu như bê tông, thép, và thủy tinh nhưng cuối cùng khi ánh sáng vào nó sẽ phản chiếu như thế nào hay nó sẽ bật lại,…điều đó xác định chất lượng của kiến trúc. Nhìn theo một khía cạnh khác, ánh sáng sẽ tạo không gian, vì thế điều tôi quan tâm nhất là việc sử dụng ánh sáng hiệu quả, tuy nhiên đây cũng là một điều khó khăn.

apollo architects studio phong van kienviet 7
Công ty cũng có văn phòng tại Hàn Quốc và Trung Quốc

Hiện nay công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính (CG) rất phổ biến, tại sao bạn vẫn sử dụng mô hình hoặc phác thảo tay?

Để có thể trao đổi với mọi người, chúng tôi thường không sử dụng CG, thay vào đó chúng tôi sử dụng mô hình. Đó thực sự là một phương pháp analog và chúng tôi nghĩ rằng quá trình làm mô hình cũng là kiến trúc. Hãy suy nghĩ về cách chúng ta trao đổi ý tưởng và suy nghĩa về cách xây dựng kiến trúc trong đầu bạn cũng là một cách trao đổi, bởi vậy với chúng tôi mô hình là quan trọng. Có rất nhiều điều mà chúng ta không thể khám phá nếu như không làm mô hình.

apollo architects studio phong van kienviet 6
Wrap House 2015 – ảnh Masao Nishikawa

Ngoài kiến trúc, anh còn quan tâm nào khác không, nó ảnh hưởng thế nào đến công việc của anh?

Đầu tiên là đi du lịch, và bây giờ là tôi đang thiết kế kacsh sạn. Tôi quan tâm tới sự bền vững và tính chất tiện ích lưu trú của khách sạn. Một lần tôi đến mọt khách sạn nghỉ dưỡng tại Philipines. Điều quan trọng là khách sạn phải đem tới cảm giác tiện nghi như ở nhà. Gần đây tôi đang thiết kế phòng khám và văn phòng nhưng tôi luôn quan tâm tới nơi chốn và đó luôn là cơ sở nền tảng cho thiết kế của tôi

Gần đây, có rất nhiểu chủ nhân giải thưởng Pritzker là người Nhật, anh đánh giá thế nào về hiện trạng kiến trúc Nhật Bản và những kiến trúc sư đó góp phần thế nào vào kiến trúc Nhật?

Có rất nhiều kiến trúc sư Nhật tuyệt vời và Nhật Bản là một môi trường tốt để có thể làm việc cùng họ. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng, kiến trúc của chúng tôi luôn tồn tại dấu ấn địa phương bao gồm cả bối cảnh và những gì thuộc về nó. Do đó, nhiều thứ ở Nhật Bản thường tương phản với sự toàn cầu hóa.

apollo architects studio phong van kienviet 5
‘gaze house’ (2015) / ảnh bởi Masao Nishikawa

Anh có thể chia sẻ cho độc giả về bất kỳ một dự án nào anh đang thực hiện mà anh đặc biệt thấy hứng thú không?

Sắp tới 2020 sẽ là Olympic Tokyo vì thế mà lượng khách du lịch cũng sẽ tăng lên. Đồng nghĩa với việc đó là chúng tôi cần xây dựng thêm nhiều khách sạn, biệt thự, nhà khách hơn nữa. Chúng tôi được yêu cầu thiết kế những khách sạn thú vị cho du khách và một môi trường tuyệt vời cho nhân viên. Điều đó có nghĩa là không chỉ cần chú ý đến việc thiết kế khách sạn sao cho hợp lý mà còn phải chú trọng đến bối cảnh xung quanh nó nữa.

apollo architects studio phong van kienviet 4
‘patio house’ (2015) / Ảnh: Masao Nishikawa

Lời khuyên hữu ích nhất mà anh từng nhận được là gì?

Khi tôi còn là một cậu sinh viên, tôi đã làm việc cho một kiến trúc sư nổi tiếng. Tôi từng hỏi ông ấy là thời điểm nào sẽ là đỉnh cao trong sự nghiệp của ông ấy- 70 tuổi là câu trả lời. Điều đó có nghĩa là từ lúc bắt đầu đến năm 70 tuổi mới là sự rèn luyện với những kinh nghiệm, thành công hay thất bại. Đến khi tròn 70, tất cả những kinh nghiệm trước đó sẽ giúp tôi tạo ra một thành quả tốt nhất. Lúc đó tôi còn quá trẻ để có thể hiểu hết những gì ông ấy nói nhưng càng ngày tôi càng thấy điều đó là đúng. Điều quan trọng nhất là tôi phải luôn giữ cho sức khoẻ của mình thật tốt cả về thể xác lẫn tâm hồn để còn chuẩn bị cho thời điểm đỉnh cao của mình trong tương lai.

apollo architects studio phong van kienviet 3
‘arrow house’ (2013)/ Ảnh Masao Nishikawa

Anh muốn dành lời khuyên gì cho những nhà thiết kế, kiến trúc sư trẻ tương lai?

Những năm gần đây, ở Nhật Bản, có nhiều kiến trúc sư trẻ không làm kiến trúc thực sự. Một số thấy mất kiên nhẫn vì họ không thể học hỏi được kinh nghiệm đúng đắn. Với tôi, tôi chân thành khuyên các bạn là phải thực hành. Ví dụ, đối với những người làm công việc tư vấn thiết kế hoặc làm việc cho một thương hiệu nào đó,…Tôi nghĩ là họ đã không thử đặt mình vào việc thực hành, đó là công tác thực sự quan trọng trong ngành kiến trúc và tôi muốn họ có thể làm cả lý thuyết lẫn thực hành. Tôi muốn họ khám phá được thực tiễn chỉ có thể nhận thức thông qua thực hành.

Chân dung nhà sáng lập AAA Satoshi Kurosaki
Chân dung nhà sáng lập AAA Satoshi Kurosaki

Phương châm làm việc của anh là gì?

Tôi đã làm việc suốt 15 năm và thiết kế được khoảng 150 căn nhà, tuy nhiên, tôi luôn cảm thấy mình đang sống trong một thế giới mà không có đáp án chính xác nhưng tôi vẫn sẽ tiếp tục làm việc, cống hiến sức lực của mình cho kiến trúc một cách trung thực và tự hào.

Theo DesignBoom, Designs.vn ( Kiến Việt biên dịch và biên tập )

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
190 head
Phỏng vấn Jean Nouvel

Sinh năm 1950, tại Fumel (lot-etgaronne) miền nam nước Pháp, ông học tại trường Ecole Nationale Supérieure des beaux arts Read more

do hoa da phuong tien head
Đồ họa đa phương tiện

Công nghệ hình ảnh đang tiến theo xu hướng: từ hình ảnh 2D trên film, giấy ảnh, màn ảnh... tiến Read more

409 head
Khát vọng ánh sáng

Một câu chuyện về một người thanh niên trẻ châu Phi bằng khao khát được học hành đã đóng góp Read more

Khóa đào tạo quốc tế về quản lý dự án và quản lý xây dựng của ĐHTH Cincin

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nâng cao năng lực quản lý dự án và quản lý Read more

vegiaithuongpritzkler
Kiến trúc là một môn thể thao đồng đội vậy tại sao…?

Một quan điểm khác và đáng suy ngẫm của giáo sư Witold_Rybczynski về giải thưởng Pritzker , thông qua bài Read more

luongkts
Tham khảo về lương dành cho nghề Kiến trúc trên thế giới

Bạn có quan tâm tới mức lương của các đồng nghiệp tại các quốc gia trên thế giới ?