TÓM TẮT CUỘC THI
Do đặc điểm địa hình với đường bờ biển dài hơn 3.260 km, cũng như hệ thống sông ngòi dày đặc, nên từ lâu đời việc sinh sống trên sông nước của cư dân các vùng duyên hải khá phổ biến tại Việt Nam. Đặc biệt, khu vực đồng bằng sông Cửu Long được biết đến với rất nhiều làng nổi nổi tiếng. Người dân nơi đây không chỉ sinh sống bằng nghề khai thác, đánh bắt hải sản mà còn sinh sống nhờ vào việc nuôi trồng hải sản.
Trong những năm gần đây, làng nổi đang dần trở thành một địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch. Không những thế nhà nổi hiện nay còn đang trở thành một loại hình nhà ở, một giải pháp rất hữu hiệu thích ứng với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Tuy nhiên hiện nay do sự gia tăng dân số quá nhanh cùng với biến đổi khí hậu đã khiến cho các làng nổi ở đông bằng sông Cửu Long đang gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức.
Đối mặt với thực tế này, các khu làng nổi cần phải được kiểm tra và đề xuất những ý tưởng, mô hình mới đảm bảo sự phát triển bền vững của cộng đồng làng nổi. Với mục tiêu đó, Viện Kiến trúc nhà nổi của trường ĐH Kỹ thuật Cottbus – Senftenberg cùng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cùng nhau tổ chức cuộc thi này với nhằm thu hút các bạn sinh viên kiến trúc tham gia sáng tạo và đề xuất những ý tưởng mới cho các làng nổi ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ban tổ chức xin thông báo phát động cuộc thi thiết kế nhà nổi cho vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nhiệm vụ của các bạn sinh viên đưa ra những ý tưởng và giải pháp thiết kế cho một cộng đồng làng nổi với quy mô 200 cư dân sinh sống ( tương đương 50 hộ gia đình, mỗi hộ gia đình gồm 4 thành viên. Ngoài các giải pháp về kiến trúc và quy hoạch còn có một số vấn đề khác cần được xem xét, đề xuất phương án giải quyết như:
– Kết nối giữa làng nổi và đất liền
– Kết nối giữa các cụm, nhóm nhà
– Cung cấp năng lượng
– Hệ thống cung cấp nước
– Hệ thống xử lý nước thải, chất thải
– Các công trình công cộng và dịch vụ (trường học, trạm y tế, chợ…)
– Giải pháp phát triển sinh kế cho cư dân
Các đồ án dự thi được mong đợi sẽ phát triển một giải pháp đô thị và kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu địa phương, phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội và kiến trúc bản địa cũng như sử dụng vật liệu và công nghệ với giá thành thấp. Việc sử dụng vật liệu địa phương, kỹ thuật truyền thống kết hợp với những ý tưởng mới với giá thành thấp rất được hoan nghênh.
ĐỊA ĐIỂM
Khu vực được lựa chọn để thiết kế là khu vực sông Hậu chảy quanh vù lao Mỹ Hòa Hưng một cù lao rất màu mỡ thuộc tỉnh An Giang. Đây là một khu vực có long sông rộng, xung quanh là các cồn và cù lao màu mỡ, rất thuận lợi để phát triển một cộng đồng nhà nổi, làng nổi tại đây.
HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO
Viện nghiên cứu công trình nổi ( BTU Cottbbus-Senftenberg)
Hội Kiến trúc sư Việt Nam
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
- Ý tưởng
- Tính thực tiễn
- Tình bền vững
- Tính khả thi
- Mỹ Thuật
- Trình bấy đồ án sạch đẹp, khoa học
LỊCH TRÌNH
15-5- 2017: Thông báo cuộc thi
15-8- 2017: Hạn nộp bài online!
01-9- 2017: Thông báo kết quả vòng 1, chọn ra 5 bài xuất sắc nhất vào vòng chung kết
30-9-2017: Chấm bài vòng chung kết và thông báo kết quả
( 5 bài vào vòng chung kết sẽ chuẩn bị mô hình và bài thuyết trinh)
GIẢI THƯỞNG
Có 5 giải thưởng được hội đồng ban giám khảo bình chọn
Giải nhất: 1000 Eur
Giải nhì: 500 Eur
Giải ba: 300 Eur
2 giải khuyến khích: 100 Eur
YÊU CẦU NỘP BÀI DỰ THI
Các bạn sinh viên gửi địa chỉ email của mình vào hòm thư: schwimmende-bauten@b-tu.de
Sau đó ban tổ chức sẽ gửi lại cho các bạn một đường link để upload bài dự thi của mình gửi cho ban tổ chức.
Bài dự thi 2 tờ khổ A1 (594mmx 841mm) khổ ngang bao gồm các thành phần sau:
- Mặt bằng tổng thể 1:500
- Mặt đứng, mặt bên, mặt cắt 1: 200
- Sơ đồ ý tưởng
- Phối cảnh
Độ phân giải của bài phải là 150dpi, RGB và dưới định dạng JPG
Hồ sơ tham dự yêu cầu song ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh