Art Nouveau và Art Deco thoạt đầu rất dễ khiến người ta bối rối, có lẽ bởi chúng đều bắt đầu bởi từ “nghệ thuật”. Tuy nhiên, Art Nouveau và Art Deco thực sự là hai trào lưu thiết kế với biểu hiện khác biệt, xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ 20. Sau khi đọc đoạn nghiên cứu ngắn gọn này, mặc dù không phải một chuyên gia về lịch sử nghệ thuật, bạn vẫn có thê gây ấn tượng trong cuộc trò chuyện với những thông tin thu lượm được.

Art Nouveau là trường phái thiết kế khởi nguồn ở châu Âu vào khoảng năm 1890. Đây là một phản ứng trước những trường phái phổ biến đã tồn tại vào đầu thế kỉ 19.

Art Nouveau là một trường phái thiết kế bắt đầu ở châu Âu vào khoảng năm 1890. Nó là một phần phản ứng trước những phong cách phổ biến vào đầu thế kỷ 19, ví dụ như “tân cổ điển”. Các nhà thiết kế của Art Nouveau muốn tạo ra một ngôn ngữ thiết kế hoàn toàn mới, phù hợp với thế giới hiện đại. Phong trào này bị ảnh hưởng nặng nề bởi các bức tranh (như ảnh trên) của nghệ sỹ người Séc Alfonse Mucha, sự ảnh hưởng này nhiều đến mức đôi khi Art Nouveau được gọi là ‘phong cách Mucha’.

Art Nouveau đặc trưng bởi những đường cong và các họa tiết lấy cảm hứng từ tự nhiên. Tuy nhiên, như nhà sử học Anna đã chỉ ra, cảm hứng ấy đến từ năng lượng và sức sống nhiều hơn là từ vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên.

Khoảng năm 1910 thì Art Nouveau bắt đầu được thay thế bởi Art Deco. Theo nhiều cách khác nhau, Art deco cũng được gọi là sự đối nghịch của Art Nouveau.

Art Deco đặc trưng bởi các hình dạng hình học, vật liệu đắt tiền (sơn mài, ngà voi, vàng), và những motif kỳ lạ lấy cảm hứng từ Trung Quốc, Châu Phi, và thậm chí là thiết kế của vùng châu Mỹ thời cổ đại.
Ở Pháp, trường phái này nhấn mạnh tính độc quyền và sang trọng. Ở Mỹ, nó trở nên dân chủ hơn, một sự ghi dấu về tiềm năng mới của các hình thức vận chuyển mới, của thời đại máy móc. Cơ thể con người được miêu tả theo cách lý tưởng, cách điệu.

Điều thú vị nhất là cả hai trường phái này đều mang lại cảm giác hoàn toàn tươi mới và độc đáo. Chúng tạo thành chiếc cầu nối giữa những trường phái thiết kế của thế kỉ 19 như “chủ nghĩa lãng mạn và tân cổ điển” – những gì mang lại cảm giác lỗi thời, với “chủ nghĩa hiện đại”. Tìm kiếm các từ khóa này trên google hoặc Pinteret là một cách tuyệt vời để lạc trong một thế giới mộng mơ nhưng lại vô cùng thực tế.
Nguồn: apartmenttherapy.com
Biên dịch: Hà Giang