Những ống khói cổ tích của vùng Cappadocia hay còn được gọi là những mái vòm hoặc những túp lều đá, trông giống những ngọn tháp có độ cao từ trung bình đến trên 40 mét. Nhiếp ảnh gia Turkish Airlines, và nhà làm phim Rob Whitworth đã ghi lại hình ảnh những ống khói cổ tích tìm thấy trong vùng Cappadocia của Thổ Nhĩ Kỳ với tất cả sự quyến rũ kỳ diệu của chúng.
Nói một cách đơn giản, các ống khói cổ này được hình thành khi các lớp đá mềm được phủ bởi một lớp đá cứng mỏng. Lớp đá mềm tiếp tục xói mòn thông qua các vết nứt trong lớp đá cứng. Khi các vết nứt sâu hơn, các “ống khói cổ tích” này sẽ được định hình thành hình dạng giống như hình trụ.
Mặc dù quá trình địa chất này diễn ra trên toàn thế giới, các “ống khói cổ tích” có thể tìm thấy ở Đài Loan, Mỹ, New Zealand và Jordan, nhưng chỉ ở Cappadocia, chúng được chuyển đổi thành nhà cửa hay nhà thờ thông qua sự hợp tác giữa con người và đá.
Kết quả tuyệt diệu của mối quan hệ hợp tác giữa con người và đá này đã kéo dài hàng ngàn năm. Các đá núi lửa Cappadocian đầu tiên đã được hình thành từ hàng triệu năm trước. Ở các thế kỷ tiếp theo, tự nhiên đã xói mòn đá làm hình thành nên các hình dạng đặc biệt của chúng. Sự tiếp xúc của con người với những ống khói cổ Cappadocian mất ít thời gian hơn mẹ thiên nhiên.
Sự tiếp xúc này bắt đầu khi các tín đồ Kitô giáo đầu tiên trong thời kỳ La Mã tìm kiếm nơi ẩn náu bên trong các tảng đá. Trước cuộc khủng bố ở Rome, khi đến Cappadocia, họ phát hiện ra sự dẻo dai của đá và bắt đầu cải tạo chúng. Một hệ thống các hang động nhân tạo được tạo ra trong suốt những ống khói thần tiên, trở thành nhà cửa, nhà thờ và chuồng ngựa.
Ngày nay, các ống khói này phục vụ như một nơi trú ẩn cho khách du lịch chứ không phải là những người chạy trốn khỏi cuộc bức hại đế quốc.
Một số hang động đã được biến thành bảo tàng và khách sạn, cho phép mọi người khám phá một môi trường xây dựng vốn được tạo ra núi lửa, gió và mưa cũng như sự can thiệp của con người.
Nguồn: Archdaily
Biên dịch Hà Giang