Sau 4 tháng phát động kể từ cuối tháng 9/2016, cuộc thi “Ý tưởng thiết kế nhà ở tương lai” đã nhận được 82 đồ án tham gia từ sinh viên thuộc 10 trường đào tạo KTS.

Sau 4 tháng thi, đến ngày 22/01/2017 đã có 10 trường tham dự với 82 hồ sơ dự thi. Đây là một phản hồi đáng mừng không chỉ bởi số lượng mà còn từ chất lượng cao của các phương án dự thi. Qua các phương án, có thể nhận thấy trước hết, là sự phong phú về ý tưởng tổ chức không gian cư trú trongtương lai ở đô thị, nông thôn và các vùng đặc trưng khác với triết lý thiết kế, cách tiếp cận đa dạng, mang đến nhiều giải pháp kiến trúc thú vị khác nhau. Hội đồng đã làm việc và thống nhất chọn ra 01 Giải Nhất, 02 Giải Nhì, 03 Giải Ba, 09 Giải Hội đồng, 03 Giải Doanh nghiệp và 01 Giải bình chọn thông qua cộng đồng.
Kết quả cụ thể như sau:
Xem đầy đủ 15 phương án được chon vào vòng chung kết tại đây
3 phương án dự thi nổi bật, giành giải thưởng cao nhất là các phương án với 3 cách tiếp cận cụ thể khác nhau như:
-
Tiếp cận kỹ thuật và công nghệ:

Ý tưởng táo bạo và độc đáo đậm chất kỹ thuật của phương án là áp dụng công nghệ tiên tiến tạo nên một mô hình nhà ở tương lai mới, ấn tượng, trong đó “tính tự do” trong kiến trúc nhà ở được đề cao. Nhờ đĩa từ đặt dưới mặt đất, công trình được định vị trong không gian và mặt đất được giải phóng. Con người, vì thế có thể tự do lựa chọn độ cao, tầm nhìn và hình thức kiến trúc công trình nhà ở của mình. Tự do được trả lại cho mặt đất với các hoạt động cộng đồng và vẻ đẹp của thiên nhiên,… Và công trình nhà ở được thiết kế với sự trợ giúp của công nghệ mới như một “đơn vị cân bằng sinh thái”. Nghĩa là sử dụng năng lượng mặt trời, tái sử dụng nước và chất thải,…
2. Tiếp cận sinh thái tự nhiên:

Từ hình ảnh cây đước quen thuộc ở vùng ngập mặn, sinh viên đã sáng tạo mô hình nhà ở tương lai theo hướng sinh thái với các giải pháp tự cung, tự cấp về năng lượng và nước,… là ý tưởng vừa lãng mạn vừa hiện thực của phương án. Đó là một cụm nhà ở nhỏ được tổ hợp xung quanh đài nước. Đài nước với việc áp dụng công nghệ hiện đại là hạt nhân kỹ thuật (nước và năng lượng) đảm bảo chất lượng môi trường ở tốt nhất cho cụm nhà. Cụm nhà ấy được cấy vào không gian mênh mông của rừng đước là một giải pháp hợp lý cho chính vùng đất Cần Giờ mà bài thi muốn áp dụng.
3. Tiếp cận nhân văn:

Ý tưởng chủ đạo của phương án mang tính nhân vănlà “Cộng sinh Con người với Thiên nhiên” được thể hiện trong một cấu trúc không gian đơn vị ở dạng kim tự tháp ngược độc đáo và ấn tượng. Ở đó các căn hộ gắn với cây xanh, phát triển theo hướng mở. Và bằng các giải pháp công nghệ tái tạo nước và năng lượng, trong cấu trúc không gian đơn vị ở, thiên nhiên trở nên sinh lời và môi trường ở trong lành, giao tiếp xã hội thân thiện giẵ các cư dân,… Đây là những điểm mạnh, nổi bật của phương án
“Qua kết quả của cuộc thi đầu tiên này, chúng ta có thể khẳng định đây là một hoạt động cần thiết và bổ ích cho sinh viên các trường đào tạo KTS trên cả nước – một cơ hội để sinh viên các trường giao lưu, học hỏi, rất cần được tiếp tục để tạo nên truyền thống giao lưu học thuật, sáng tạo kiến trúc giữa các cơ sở đào tạo KTS trên cả nước. Qua đó góp phần thúc đẩy công tác đào tạo KTS của các cơ sở đào tạo. Và CLB các trường đào tạo KTS do Hội KTSVN thành lập và dưới sự bảo trợ truyền thông chính thức của Tạp chí Kiến trúc, Hội KTSVN là tổ chức chính thức có sứ mệnh thực hiện.” – theo PGS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông, Phó chủ tịch Hội KTSVN, Chủ tịch Hội đồng cuộc thi.