Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những khung ảnh ảnh mộc mạc, gợi nhớ về một đô thị hoa lệ từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”.
Trong quyển “Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca” (NXB. Đinh Thái Sơn, Sài Gòn, 1909), nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Việt Nam thời Pháp thuộc Nguyễn Liên Phong đã mô tả đoạn đầu đường Catinat (sau đổi tên thành Tự Do, và Đồng Khởi ngày nay) vào đầu thế kỷ 20 như sau:
“Nhứt là đường Ca-ti-na,
Hai bên lầu các, phố nhà phân minh
..Máy may mấy chỗ quá nhiều,
Các tiệm tủ ghế dập dều phô trương
Đồ sành, đồ cẩn, đồ đương [đan]
Đồ thêu, đồ chạm trữ thường thiếu chi
..Nhà in, nhà thuộc, nhà chà,
Nhà hàng ăn ngủ với nhà lạc son”
Theo nhiều tư liệu thì Catinat được xem là con đường xưa và nổi tiếng nhất Sài Gòn. Đây cũng là con đường đầu tiên được thiết lập khi Pháp quy hoạch lại thành phố sau khi chiếm được và phá thành Sài Gòn. Còn được gọi là “Rue no. 16” lúc ban đầu cho đến khi là con đường được tráng nhựa đầu tiên, đường Catinat nhanh chóng trở thành trung tâm sinh hoạt thương mại của thành phố.
Sau khi các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, xe lửa), công sở, cơ quan hành chánh và thương mại được thống đốc dân sự Le Myre de Vilers (1879 – 1883) năng động khởi công và thúc đẩy hoàn thành, Sài Gòn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, sau hơn 35 năm bị Pháp chiếm đóng, đã trở thành một thành phố có cảnh quan được quy hoạch hài hòa, kiến trúc khu trung tâm có nhiều nét tương đồng các thành phố ở châu Âu. Thậm chí, các du khách đến từ Âu châu và Viễn Đông (chỉ các nước Đông Á) đã có cảm nhận chung Sài Gòn là “Perle de l’Orient” đối với người Pháp, hay “Paris of the East” đối với các du khách từ các quốc gia hay thuộc địa nói tiếng Anh trong vùng Viễn Đông.
Để nhìn lại con đường Catinat này, ta có thể đi từ đầu đường, phía bờ sông Sài Gòn, đến phía cuối đường có dốc lên thoai thoải đến Nhà thờ Đức Bà (xưa kia vị trí này là trung tâm của thành Phiên An, tức thành Quy, thời vua Gia Long).
























Tham khảo:
Nguyển Đức Hiệp, Saigon – Đường Catinat đầu thế kỷ 20, 2012
(Theo saigonamthuc)