Ông gọi công trình Sendai Mediatheque, hoàn thành năm 2001 tại TP Sendai, Miyagi , Nhật bản là một trong những điểm sáng trong sự nghiệp mình. Trong cuốn Phaidon, ông giải thích “Mediatheque khác với các công trình công cộng thông thường bởi nhiều điều. Trong khi chức năng chính của công trình là thư viện và nhà trưng bày, chính quyền đã làm việc một cách tích cực để giảm thiểu sự khác biệt giữa hai chức năng khác nhau, dỡ bỏ các rào chắn cố định giữa các phương tiện truyền thông để dần gợi lên hình ảnh mà một cơ sở văn hóa nên có.Ito cho rằng ông đã phấn đấu cho một kiến trúc lỏng và không bị giới hạn bởi những gì ông xem là hạn chế của kiến trúc hiện đại. Trong Sendai Mediatheque ông đã đạt được điều đó bởi những cấu trúc ống mà giúp tạo ra những không gian nội thất mới.
Thông tin dự án :
Dự án : Trung tâm văn hoá Sendai, Miyagi, Nhật Bản
Tư vấn thiết kế kiến trúc: KTS Toyo Ito
Địa điểm xây dựng: Sendai-shi, Japan
Cố vấn : Toyo Ito, Ron Witte, Rob Gregory
Quy mô: Diện tích xây dựng: 2.933m2; Diện tích sàn: 21.682m2; 7 tầng nổi và 2 tầng hầm.Công trình cao 36.49m
Năm hoàn thành: 2001
Thời gian thực hiện :6 năm
Giải thưởng : Tháng 12/2011 tạp chí Vanity Fair Tây Ba Nha đã bình chọn công trình Sendai Mediatheque là công trình kiến trúc nổi bật nhất trong 30 năm qua. Năm 2006 công trình còn nhận được huy chương vàng Hoàng gia do Viện kiến trúc sư Hoàng gia Anh (RIBA) trao tặng.
Bối cảnh thiết kế công trình
Sendai Mediatheque là một thư viện tại Sendai, Miyagi Prefecture, Nhật Bản. Nó được thiết kế bởi Toyo Ito vào năm 1995 và hoàn thành năm 2001.
Dự án bắt đầu với một cuộc thi mở được tổ chức tại thành phố Sendai. Khu phức hợp bao gồm Mediatheque, một phòng trưng bày nghệ thuật, thư viện, trung tâm dịch vụ thông tin cho những người có thị giác và thính giác suy yếu và một trung tâm nghe nhìn. Trong giai đoạn triển lãm mở và phát triển tiếp theo của thiết kế cơ sở, ý tưởng đi từ nguyên mẫu của một bảo tàng nghệ thuật hoặc thư viện để tái tạo lại một ý tưởng mới của kiến trúc gọi là ‘Mediatheque‘ được biết đến như một trung tâm phương tiện truyền thông về nghệ thuật. Quá trình xây dựng lại các khái niệm kiến trúc này không chỉ mở rộng đến bên ngoài mà còn ở nội dung bên trong.
Thư viện bằng kính cao 7 tầng được hoàn tất ở Sendai hồi năm 2001. Điều đáng nói là tòa nhà chỉ bị hư hại rất ít sau trận động đất Tohoku cách đây 2 nămGiống như nhiều công trình khác của ông, tòa nhà Mediatheque là một sự đột phá về kỹ thuật, người ta có thể mở cửa và bước vào thư viện cùng phòng trưng bày nằm ở bên trong từ mọi phía. Ngoài ra, nhờ được lắp kính từ sàn nhà lên tới trần nên từ ngoài đường người ta vẫn có thể nhìn được vào bên trong thư viện.
Sendai Mediatheque là một khái niệm hoàn toàn mới của kiến trúc !
Ý tưởng thiết kế
Ý tưởng của KTS Toyo Ito cho công trình bắt đầu từ khái niệm không gian “lan truyền” của công nghệ. Thay vì xem phương tiện truyền thông như một yếu tố xa lạ, ngoại lại với thiên nhiên, Toyo Ito chấp nhận các phương tiện truyền thông/máy tính như một thành phần của môi trường đô thị hiện đại. Toà nhà như một khối lập phương trong suốt với các tấm sàn mỏng nổi lơ lửng lan truyền trong không gian, dường như không có rào cản, tràn đầy sự tự do.

Công trình Mediatheque Sendai nằm ở trung tâm của thành phố Sendai, có mặt đứng là hệ thống kính mờ, phản chiếu hình dáng của các toà nhà từ xung quanh vào ban ngày, còn ban đêm ánh sáng nội thất làm công trình toả sáng như một chiếc đèn lồng.
Chiến lược thiết kế
Kiến trúc của Toyo Ito tạo nên sự lưu chuyển giữa tự nhiên và con người. Khi mọi người bước vào sân vận động hoàn toàn sử dụng năng lượng mặt trời do ông thiết kế năm 2008 tại Kaohsiung (Đài Loan), Ito muốn họ có thể cảm nhận được gió và không khí. Toyo Ito tin rằng môi trường đô thị có xu hướng chia tách con người một cách có dụng ý. Nhưng ông muốn thiết kế lại chúng để mang con người đến gần nhau hơn.“Bởi vì trên thế giới có rất nhiều thành phố lớn, và những con người đang sống trong những thành phố đó trở nên bị cô lập hơn bao giờ hết” ông giải thích. “Tôi muốn sử dụng kiến trúc để tạo ra những sợi dây gắn kết giữa những con người đang sống trong các đô thị, và thậm chí sử dụng nó để tìm lại những giá trị cộng đồng từng tồn tại trong mỗi thành phố”.
Với quan niệm đó, Toyo Ito thiết kế công trình Sendai Mediatheque, một thư viện công cộng vượt trội tại thành phố Sendai, Nhật Bản năm 2001. Đây được coi là một trong những công trình tiêu biểu nhất của ông. Mediatheque là một khối công trình trong suốt với kết cấu là các tấm sàn mỏng treo trên những ống thép
Mặt bằng cấu trúc
Công trình cao 7 tầng.
Tầng 1 của ngôi nhà được tổ chức như không gian mở rộng của đưòng phố với quán cà phê và ăn nhanh;
Tầng 2 là không gian dành cho trẻ em, thư viện và nhà điều hành;
Tầng 3 và tầng 4 (tầng 4 là tầng lửng): là thư viện;
Tầng 5 và tầng 6: là không gian trưng bày triển lãm. Tại đây người dân Sendai có thể mang đồ vật đến để tự trưng bày những tác phẩm của gia đình mình;
Tầng 7: là hệ thống rạp chiếu phim và phòng hội nghị, phòng nghe băng đĩa, phim, DVD.
Không gian :Các không gian chức năng được phân chia linh hoạt bởi các tường kính như những tấm màng, làm mờ đi ranh giới giữa các phòng. Qua đó làm thay đối các quan niệm thông thường về giới hạn không gian rõ ràng bên trong của các toà nhà.
Kết cấu : Cấu trúc của công trình được hình thành từ 3 yếu tố chính: Tấm sàn, hệ thống các ống và màng bao che.
Các tấm sàn bao gồm một lớp bê tông nhẹ kẹp giữa các tầm sàn bằng thép tạo thành hệ thống sàn không dầm.
Kết cấu bao che hay màng bao che được làm bằng thuỷ tinh, thép mờ và lưới nhôm.
Hệ thống 13 ống : Cấu trúc nổi bật của công trình được hình thành từ các ống thép thành mỏng. Chúng khác nhau về hình dạng, độ nghiêng, đường kính và kích thước, được thiết kế cho phép chống lại các trận động đất cường độ lớn thường xuyên xảy ra tại Sendai, và cũng là không gian bố trí cầu thang và trang thiết bị kỹ thuật của ngôi nhà. Hệ thống ống được bao bọc bằng các tấm kính mờ, cho ánh sáng xuyên qua tạo thành các ống trang trí với hình dáng như một chùm xoắn hữu cơ mọc tự do trong công trình. Hệ thống ống – bó cột này, dường như không đỡ tấm sàn mà xuyên qua tấm sàn, vươn lên cao và tấm sàn trôi nổi giữa các bó cột. Hệ thống ống như các thân cây để neo các sàn này có vẻ như thơ mộng hơn hệ thống cấu trúc cột – sàn hay lưới cột thông dụng.
Hệ thống kết cấu ứng phó với thiên tai

Hệ kết cấu với ngôn ngữ đơn giản và trong sáng bao gồm các khối công trình trong suốt với kết cấu là các tấm sàn mỏng treo trên những ống thép. Các ống thép với cấu trúc tổ ong ( 400m chiều sâu và 100m khoảng lưới) Sử dụng vật liệu bê tông nhẹ (dày 70mm) kết hợp đan xen với khung thép tạo thành lớp không gian dạng bánh sanwich.Những ống thép mỏng mảnh.
Sử dụng những ống thép mỏng mảnh tựa những trục cấu trúc độc lập, đem lại nhận thức về trục cấu trúc rất minh bạch và đảm bảo tính toàn vẹn về cấu trúc.Đề xuất mới của của kiến trúc sư là thiết kế sử dụng năng lượng với cơ chế hấp thu trong cấu trúc ngầm (tầng hầm 1F), dự kiến sẽ có hiệu quả như các cấu trúc địa chấn truyền thống.Bằng hệ cấu trúc không liên kết với đáy, không gian từ đất đến các tầng trên có cơ chế hoạt động linh hoạt. Năng lượng động đất tác dụng lên tòa nhà có thể bị hấp thụ bởi các cấu trúc phía dưới, giảm tác động đối với tầng trên của tòa nhà.Kích thủy lực cho phép sửa chữa ngay cả với những trận động đất lớn xảy ra vài trăm năm một lần.
Hệ thống điều hòa không khí, nước:
Hệ thống có thể so sánh với hoạt tính sinh học của cây. Không gian dành cho hệ thống máy điều hòa không khí nằm trên mái và tầng hầm 2F của tòa nhà, nó được kết nối với nhau bởi hệ thống các ống và thâm nhập vào các tấm. Cũng giống như quá trình quang hợp, các chất dinh dưỡng lấy từ đất được hấp thụ bởi rễ, phân tán thông qua dòng chảy trong thân. Các bộ phận tạo ra năng lượng nằm ở tầng trên cùng và dưới cùng của ống.
Không khí chảy trong ống đươc phân tán nhẹ nhàng và từ từ thông qua các không gian sàn, tiếp cận một cách tự nhiên và dễ dàng nhờ có hệ thống ống hút gió trên các bề mặt sàn.Lớp sàn kép hoạt động như hệ thống thông gió. Cảm giác ấm cúng và rộng lớn của không gian được tạo ra bởi các tấm sàn.Mặt tiền kép ở phía Nam tiếp giáp với đường phố chính có cơ chế hoạt động giống như bề mặt da của con người. Trong mùa hè, cửa trên và được mở để tăng lưu lượng không khí lưu thông phía trong lớp trường kép, làm mát lớp “da” này và qua đó giảm nhu cầu sử dụng điều hòa không khí. Về mùa đông, các cửa đóng lại và các bức tường kép có chức năng như một lớp cách nhiệt cao của không khí, do đó giảm như cầu sử dụng máy sưởi. Các công nghệ được kết hợp và tích hợp với nhau để tạo nên một tổng thể cấu trúc hữu cơ cho ngôi nhà.
Hệ thống chiếu sáng tự nhiên
Các ống hoạt động trong vài trò của thiết bị dẫn sàng vào tòa nhà. Ánh sáng tự nhiên thâm nhập vào công trình một cách hiệu quả theo cơ chế quang học (lấy sáng) cung cấp từ trên mái, truyền xuống thông qua các tấm phản xạ quang học(chiết sáng) phía trong ống, và và khuếch tán vào không gian bên trong trên mỗi sàn bằng lăng kính và ống kính (ổ cắm ánh sáng). Đồng thời ánh sáng nhân tạo cũng được tạo ra bên trong ống.Nhiệt độ màu sắc của ánh sáng tự nhiên và nhân tạo được pha trộn để điều chỉnh độ sáng.
Trong ngày, Môi trường được tạo ra khi ánh sáng tự nhiên dồi dào và nhân tạo cùng tồn tại ánh sáng. các thiết bị này hứa hẹn sẽ là bước đầu tiên hướng tới việc sử dụng tích cực hiệu quả của ánh sáng.
Công trình Sendai Mediatheque là một trong những dự án tiêu biểu nhất của Kiến trúc sư Toyo Ito. Công trình là một tổ hợp đa chức năng bằng kính hai lớp, sử dụng nhiều đường ống vừa để trang trí, vừa để thông gió cho cả tòa nhà. Mở ra một hình thái mới cho thư viện, đây là cả một thành phố thu hẹp, ngoài các phòng đọc còn có những không gian tương tác khác nhau để xem phim, ăn uống và giao lưu với độc giả. Không chỉ đặc sắc bởi các giải pháp kiến trúc , mà còn nổi bật với các giải pháp kỹ thuật , ứng phó với động đất, sóng thần. Công trình đã được thử thách thực tế hai năm trước bởi trận động đất đã gây ra thảm hoạ sóng thần và nguy cơ hạt nhân ở Fukushima.Công trình kiến trúc độc đáo này được coi như kỳ đài của kỷ nguyên điện tử, như cổng dẫn thành phố đi từ hiện thực vào thế giới ảo. Công trình khẳng định triết lý thiết kế kiến trúc của KTS Toyo Ito
“Tôi muốn sử dụng kiến trúc để tạo ra những sợi dây gắn kết giữa những con người đang sống trong các đô thị, và thậm chí sử dụng nó để tìm lại những giá trị cộng đồng từng tồn tại trong mỗi thành phố”.
“Tôi muốn sử dụng kiến trúc để tạo ra những sợi dây gắn kết giữa những con người đang sống trong các đô thị, và thậm chí sử dụng nó để tìm lại những giá trị cộng đồng từng tồn tại trong mỗi thành phố”.
Xem tất cả ảnh trong bài tại đây:
Gallery not found.Dịch và tổng hợp : Mỹ Hạnh – Kienviet.net