Điều gì khiến một thành phố trở thành nơi đáng sống? Ở thời điểm tốc độ đô thị hóa đang diễn ra như hiện nay, liệu có thể có một công thức chung, một tiêu chuẩn chung để giải quyết vấn đề đó một cách thần kỳ. KTS Trần Huy Ánh trong cuộc trò chuyện với Đại Đoàn Kết đã nói về những điều giản dị mà tự mỗi cộng đồng dân cư có thể thực hiện, để trên mỗi ngôi nhà nơi ta đang sống có thể vẫn tìm thấy chất lượng sống tốt hơn.

PV: Thưa KTS Trần Huy Ánh, gần đây người ta hay nói đến việc phấn đấu để có những đô thị đáng sống. Nhưng như thế nào là đáng sống? Quan niệm chắc mỗi người mỗi khác. Vậy làm thế nào để một đô thị trở thành một thành phố đáng sống?

KTS Trần Huy Ánh: Gần đây có những cuộc trao đổi rất sôi nổi giữa giới chuyên gia và những nhà quản lý về việc phấn đấu trở thành thành phố đáng sống. Cũng có rất nhiều cách khác nhau. Có những quan điểm tốn kém như chi rất nhiều tiền, hoặc làm thế nào đó để GDP tăng lên thì chất lượng sống cũng tăng. Tôi cho rằng, đó cũng là một quan điểm cực đoan. Tại vì người ta có thể tạo nên cuộc sống hạnh phúc hơn ngay cả khi ta đang sống trên mảnh đất này bằng những cách khác. Chính vì thế mà có nhiều quốc gia GDP rất thấp, ví dụ như Nepal chỉ số hạnh phúc của họ có khi còn cao hơn một số thành phố như Bangkok, Phillippines. Thậm chí, cả những quốc gia châu Âu cũng có những nơi người ta cũng cảm thấy bất ổn và không hạnh phúc. Vậy thì chìa khóa của việc tạo dựng một không gian sống như thế nào? Định nghĩa về đô thị sống tốt, có thể sống được thì rất đơn giản. Đó là nơi người ta có thể đi lại an toàn, có một công việc thu nhập ổn định, có phẩm giá. Và tất nhiên là có tình cảm thân thiện gắn kết bền chặt giữa những người trong một cộng đồng.
2014_306_03_a2 (Copy)
PV: Với một định nghĩa như vậy thì nơi chúng ta đang sống có những gì thuộc về tiêu chuẩn đáng sống, thưa ông?
– Hà Nội còn rất nhiều mặt chưa được, nhưng cũng có nhiều mặt có thể trở thành hạnh phúc mà không cần tốn kém và không cần tìm kiếm đâu xa. Chúng ta có thể tìm kiếm sự hài lòng, sự thân thiện ở những người xung quanh chúng ta. Hà Nội là thành phố có một kết cấu cộng đồng khá chặt chẽ. Và chúng ta không thể thụ động ngồi chờ để đòi hỏi cái đáng sống tự nhiên đến. Tự chúng ta phải tìm ra cách nào đó để cải thiện. Một nhóm kiến trúc sư tình nguyện của Việt Nam cũng đã thử nghiệm cải thiện không gian sống ở một phường ven đô của Hà Nội là phường Hạ Đình. Trong vòng 3 năm (2011, 2012, 2013) đã triển khai mô hình cộng đồng chung tay xây dựng không gian công cộng. Năm 2013, 2014 thì xây dựng trong 8 cụm khu dân cư kết nối lại với nhau, xây dựng những con đường công cộng kết nối. Qua việc này thấy rằng, sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc xây dựng làng là hoàn toàn có thể, rất đáng để nhân rộng. Bên cạnh hướng phát triển nên chăng cần có những việc, mô hình thiết thực ngay trong phạm vi sinh hoạt cộng đồng. Thiết chế này sẽ giúp triển khai nhiều việc cụ thể, thiết thực để nâng cao chất lượng sống tốt hơn ở mỗi địa bàn dân cư.
PV: Nhưng thưa ông, làm thế nào để có thể đi lại an toàn trong một đô thị đông đúc và hạ tầng giao thông quá tải như hiện nay, lúc nào chúng ta cũng nghe được những vụ tai nạn giao thông rất thảm khốc?
– Ở phường Hạ Đình, các kiến trúc sư cũng triển khai thí điểm con đường an toàn. Tức là trẻ em có thể tự đi hoặc được cha mẹ đưa từ nhà đến nhà văn hóa của khu dân cư tập hợp tại đó, ở đấy các tình nguyện viên sẽ dẫn trẻ đến trường bằng con đường an toàn. Mỗi sáng, mỗi chiều chỉ mất độ mươi phút thôi. Ở một vùng ven đô như Hạ Đình quá trình đô thị hóa đang rất ngổn ngang, nhưng nhóm kiến trúc sư vẫn có thể làm được nhà văn hóa tốt cho cộng đồng sinh hoạt, làm con đường an toàn cho trẻ em đến trường. Những việc đó rất đáng khích lệ, và mong muốn phải có cuộc trao đổi để nhân ra ở quy mô rộng hơn.
PV: Hình như trẻ em ngày nay đâu có học ngay tại ngôi trường của phường, của xã. Các em vẫn được đưa đón từ nơi này đến nơi kia để học trường điểm, trường chọn, thưa ông!
– Vốn khu dân cư truyền thống là an toàn, nhưng khi can thiệp cơ giới thì đồng thời nguy cơ tai nạn lại càng cao. Phải lật ngược lại, chỗ nào cần phát triển nhanh, chỗ nào cần để an toàn. Chúng tôi mới tách ra, đường vành đai thì đang làm dở, phải tìm đường đến trường tránh các giao cắt, còn những đường làng ngoắt ngoéo vốn sinh ra để đi bộ thì bây giờ cho trẻ em đi bộ. Những nơi mà không thể tránh được giao cắt thì có người lớn đứng ra giúp các cháu.
Có điều rất may là ở Việt Nam mạng lưới trường tiểu học phân bổ khắp 11 nghìn, xã, phường, 600 quận, huyện. Đó là cái rất văn minh, trong cự ly xã, phường các em từ nhà tới trường di chuyển có vài cây số, ở Hà Nội thì chỉ 1 cây. Phần lớn con em trong phường vẫn học trong phường. Số học trường điểm không chiếm tỉ lệ lớn, các em đã có cha mẹ hoặc xe bus của trường đưa đón…
PV: Nhưng tôi tò mò muốn biết khi thực hiện các dự án tình nguyện này, nhóm kiến trúc sư có nhận được sự ủng hộ của người dân trong khu dân cư không, thưa ông?
– Muốn được nhân dân ủng hộ mọi việc làm đều phải xuất phát từ chính mong muốn của người dân. Dự án nào đưa ra mà theo quan điểm chủ quan của người đề xuất sáng kiến, thường là khi họ rút lui thì sáng kiến cũng tan biến. Khi nhóm kiến trúc sư vận động cộng đồng chung tay xây dựng không gian công cộng thì xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của chính người dân. Bắt đầu từ việc xây dựng nhà văn hóa, người dân ở khu dân cư không biết bắt đầu như thế nào? từ đâu? các kiến trúc sư đến giúp xây dựng mô hình, hình thành các bước. Sự giúp đỡ ấy chỉ là tác động bên ngoài có tính kỹ thuật chứ không phải có tính định hướng. Định hướng và nội lực phải từ khu dân cư. Nếu hỏi họ có tham gia không, thì chính họ là người yêu cầu chứ không phải mình lôi kéo.
PV: Có một vấn đề mới đối với các đô thị hiện nay là mối quan hệ cộng đồng giữa các khu chung cư mới với khu dân cư của các làng cũ, làng cổ ven đô. Có gì đối lập trong những bộ phận dân cư mà một bên có vẻ hướng tới hiện đại, một bên vẫn giữ nề nếp cũ? Có thể tái thiết hay xây dựng tính cộng đồng bền chặt trong những bối cảnh dân cư như vậy?
– Khi người ta vẽ các dự án đô thị mới toàn thấy vẽ ruộng, tức là phần đất sẽ biến thành các tổ hợp nhà ở mà không bao giờ thấy vẽ khu vực dân cư đang sinh sống lâu đời ở đó. Trong quan điểm của tôi thì cho rằng, phải có quy hoạch kết nối các không gian công cộng từ trong làng với các khu đô thị mới. Không gian làng và không gian công cộng của khu đô thị mới quanh làng vốn xây trên đất làng sẽ tạo nên một cơ thể thống nhất. Ruộng của làng cắt cho khu đô thị. Nếu dân cư khu đô thị mới cũng vào làng để dự lễ hội truyền thống, dự hội làng thì sẽ gắn kết với nhau thành một bộ phận, tích hợp lại. Điều này làm cho mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ hơn, bền vững hơn.
PV: Trong các tiêu chuẩn đáng sống, vấn đề không gian chúng ta đang nói vô cùng quan trọng. Kinh nghiệm từ phường Hạ Đình là gì để ở mỗi khu dân cư ngoài nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng, ngoài đường đến trường an toàn, còn tổ chức được những khoảng không gian, những điểm vui chơi, thư giãn cho trẻ em và người lớn, thưa ông?
– Nói đến công viên cây xanh là nói đến công viên Lê nin, công viên Hòa Bình. Nhưng đấy là công viên của thành phố. Không phải tự nhiên bỗng chốc chúng ta lại di chuyển hàng chục cây số để đến những nơi như thế. Vì thế cần có những khoảng không gian ngay cạnh nhà mình, trong khu dân cư mình đang sống. Nhưng bài toán quy hoạch đã gần như bị bỏ quên. Tại các phường, các khu dân cư không có được khu vui chơi công cộng.
Thời Pháp thuộc đã có biết bao công viên, vườn hoa nhỏ ở những tam giác, ốc đảo giao thông hoặc ở các khu dân cư chia xen kẽ có nhiều khoảng trống. Sau hòa bình lập lại thì việc xây dựng khoảng trống giữa 2 tòa nhà gần như là bắt buộc. Nơi đó tự nhiên hình thành một không gian giao tiếp cộng đồng, nhưng rất tiếc là quá trình mở cửa, tư nhân hóa quá mạnh đã làm thay đổi chất lượng đó đi khi bị xâm chiếm, sử dụng sai mục đích. Đấy lại là nguồn lực rất lớn, cần phải trả lại cho đúng chức năng cho dù hiện nay còn không nhiều. Khoảng trống đó tuy còn ít nhưng vẫn là còn, vì nó nằm ngoài trong kế hoạch phát triển nên càng dễ bị lấn chiếm, không được chăm sóc và người dân cũng không nhận thức được rõ ràng rằng quyền của mình được sử dụng chung chỗ này. Thế cho nên nếu có sự tham gia của cộng đồng, nhất là vai trò tự quản và giám sát của Mặt trận ở khu dân cư thì câu chuyện này có thể giải quyết được. Thay vì Hà Nội 10 năm nay mới làm được 1 công viên, thì mỗi một tuần chỉ cần làm lại một khu vui chơi nhỏ ở khu dân cư, 1 năm Hà Nội sẽ làm được diện tích sân chơi gấp đôi cái công viên mà 10 năm thành phố mới làm được.
Trân trọng cảm ơn ông!
(Theo daidoanket)
Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
190 head
Phỏng vấn Jean Nouvel

Sinh năm 1950, tại Fumel (lot-etgaronne) miền nam nước Pháp, ông học tại trường Ecole Nationale Supérieure des beaux arts Read more

do hoa da phuong tien head
Đồ họa đa phương tiện

Công nghệ hình ảnh đang tiến theo xu hướng: từ hình ảnh 2D trên film, giấy ảnh, màn ảnh... tiến Read more

409 head
Khát vọng ánh sáng

Một câu chuyện về một người thanh niên trẻ châu Phi bằng khao khát được học hành đã đóng góp Read more

Khóa đào tạo quốc tế về quản lý dự án và quản lý xây dựng của ĐHTH Cincin

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nâng cao năng lực quản lý dự án và quản lý Read more

carlabbott copy
Các phong trào quy hoạch – P1: Truyền thống cảnh quan

Học thuyết đầu tiên của Mỹ về quy hoạch đô thị ra đời từ việc quy hoạch cảnh quan và Read more

old new york
Các phong trào quy hoạch- P2: Kỹ thuật hạ tầng đô thị

Phần này đề cập tới kỹ thuật hạ tầng đô thị bao gồm các vấn đề vệ sinh, cấp thoát Read more