“Làm đẹp Tổ quốc, làm đẹp cách mạng, làm đẹp cuộc đời…”, đó là lời cố Chủ tịch Lê Quang Đạo nói khi Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát – Nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam qua đời.

Hôm nay 30/9, là dịp kỷ niệm 25 năm ngày mất của KTS Huỳnh Tấn Phát (30/9/1989-30/9/2014), nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước (tiền thân của Bộ Xây dựng), nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

151959baoxaydung_1

Một trí thức lớn làm cách mạng

Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát sinh ngày 15/2/1913 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre (trước thuộc Mỹ Tho), trong một gia đình địa chủ phá sản.

Từ những tiếng trống liên hồi tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông đã tập hợp, thôi thúc sinh viên các khóa, đổ ra sân trường chống lại viên giám thị Pháp, hành hung một bạn của mình, đến tờ tuần báo Thanh niên và những phong trào “Truyền bá quốc ngữ”, “Cứu đói Bắc kỳ” và “Thanh niên Tiền phong” ý thức về sứ mạng đoàn kết này càng rõ trong ông.

151959baoxaydung_2 (Copy)
Dâng hương khu nhà thờ KTS Huỳnh Tấn Phát nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (2013)

Người làm đẹp cho đời

Sau khi đất nước thống nhất năm 1976, KTS Huỳnh Tấn Phát được cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Bên cạnh những đóng góp to lớn của ông trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, KTS Huỳnh Tấn Phát còn sáng tác nhiều tác phẩm kiến trúc nổi tiếng, như biệt thự số 150 Nguyễn Đình Chiểu, Câu lạc bộ Hải quân (nay là Văn phòng 2 của VPCP) trên đường Lê Duẩn, Nhà hát Hòa Bình ở TP Hồ Chí Minh; Dinh III-Biệt điện Bảo Đại tại Đà Lạt… Ông còn trực tiếp chỉ đạo và nghiên cứu đồ án Quy hoạch Thủ đô những năm đầu thập kỷ 80. Trên cương vị là Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, Ông đã có nhiều đóng góp quý báu về hoạt động của Hội và động viên giới KTS cả nước tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước sau chiến tranh và xây dựng nền nghệ thuật kiến trúc Việt Nam hiện đại giàu bản sắc dân tộc.

152000baoxaydung_3 (Copy)
Lễ gắn biển tên phố Huỳnh Tấn Phát tại quận Long Biên, Hà Nôi.

Công trình của ông, không phải chỉ là xi măng, sắt thép, gạch đá, cây lá… Nó thể hiện tâm hồn người nghệ sĩ mang đậm dấu ấn dân tộc của Nam Bộ, của Trống đồng, của Văn Miếu, Tháp Rùa, của cột cờ Hà Nội. Ông thường bảo, bao giờ thắng Mỹ, ông ra Hà Nội xây công trình gì đó, góp phần làm đẹp Thủ đô cho bõ bao nhiêu năm nhớ nghề…

(Theo Baoxaydung)

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
190 head
Phỏng vấn Jean Nouvel

Sinh năm 1950, tại Fumel (lot-etgaronne) miền nam nước Pháp, ông học tại trường Ecole Nationale Supérieure des beaux arts Read more

do hoa da phuong tien head
Đồ họa đa phương tiện

Công nghệ hình ảnh đang tiến theo xu hướng: từ hình ảnh 2D trên film, giấy ảnh, màn ảnh... tiến Read more

409 head
Khát vọng ánh sáng

Một câu chuyện về một người thanh niên trẻ châu Phi bằng khao khát được học hành đã đóng góp Read more

Khóa đào tạo quốc tế về quản lý dự án và quản lý xây dựng của ĐHTH Cincin

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nâng cao năng lực quản lý dự án và quản lý Read more

carlabbott copy
Các phong trào quy hoạch – P1: Truyền thống cảnh quan

Học thuyết đầu tiên của Mỹ về quy hoạch đô thị ra đời từ việc quy hoạch cảnh quan và Read more

old new york
Các phong trào quy hoạch- P2: Kỹ thuật hạ tầng đô thị

Phần này đề cập tới kỹ thuật hạ tầng đô thị bao gồm các vấn đề vệ sinh, cấp thoát Read more