Kienviet – Kiến trúc dành cho người khuyết tật dường như bị bỏ ngỏ trong giáo trình học tập kiến trúc tại Việt Nam hiện nay, hiếm có một hướng dẫn hay nghiên cứu cụ thể nào đưa ra một mô hình chung và toàn mỹ cho những đối tượng đặc biệt này. Bạn đã bao giờ nghĩ tới công trình do mình vẽ ra nhưng lại có người không thể sử dụng hoặc gặp quá nhiều khó khăn để sử dụng nó ? Lối kiến trúc “Design for all” bạn đã nghiên cứu, đã hiểu và có áp dụng vào các thiết kế của mình ? Kienviet cheap Homecoming Dresses giới thiệu tới quý độc giả bài viết “Tiếp cận các công trình kiến trúc dưới con mắt của một người khuyết tật” – hãy lắng nghe cảm nghĩ của một Người Khuyết tật, họ nghĩ gì về Kiến trúc sư và những công trình của chúng ta.

Chào anh Kiến trúc sư,
Kiến trúc sư, anh là ai? Tôi vẫn hình dung anh là một con người đầu tóc bù xù như một nhà nghệ sĩ, ngẫm nghĩ các góc cạnh tìm một mô hình phù hợp với không gian sống, tưởng tưởng trong óc những con số, các tỷ lệ…và như vậy anh đã là một nghệ sĩ, một nghệ sĩ thực thụ dù dưới góc độ nào.F.L.Wright có nói một câu đại ý: “Chuồng gà hay vương cung thánh đường, hai cái đó xét về mặt giá trị kiến trúc là ngang nhau”. Câu đó khiến tôi khẳng định rằng anh luôn luôn công bằng với những đứa con tinh thần của mình, nghĩa là toàn tâm toàn ý xây cho đời những công trình hoàn mỹ. Sẽ là thiếu sót nếu như anh chỉ nghĩ đến những cái gì là mỹ-đẹp-của công trình thôi. Thưởng thức một công trình kiến trúc, ngoài những yếu tố như sự chiếm lĩnh không gian, quy mô và tỷ lệ phù hợp thì ý nghĩa tinh thần và xã hội là rất quan trọng.Long Evening Dresses sale Hãy nghĩ đến người sử dụng nó…Đặt mình vào vị trí của họ để thấy hết ý nghĩa xã hội của công trình.

Anh hãy một lần đặt mình vào vị trí một người khuyết tật. Anh sẽ sử dụng cầu thang như thế nào nếu anh đi xe lăn? Anh sẽ sử dụng toilet như thế nào nếu anh không vào được bên trong? Hay anh sẽ làm thế nào để vào trong nhà nếu anh phải đi nạng mà trước mặt anh là những bậc tam cấp cao rộng theo kiểu kiến trúc Tây Âu?
Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách của thời kì “mở cửa”, kiến trúc là một phần quan trọng tạo nên bộ mặt của đất nước. Nhiệm vụ của người kiến trúc sư không còn nhẹ nhàng như xưa: xây cái nhà cho ra cái nhà mà cũng trở nên phức tạp hơn. Vấn đề bảo tồn và phát triển di sản, kiến trúc đô thị…nhiều, nhiều nữa những vấn đề lớn đối với anh, kiến trúc sư. Nhưng có lẽ có một vấn đề với anh là nhỏ nhưng với người khuyết tật thì lại không nhỏ: tiện ích cho người khuyết tật.
Biết rồi, khổ lắm, nói mãi…Xin đửng trả lời tôi như vậy. Anh nên biết rằng: “Một kiến trúc sư có thể rất lớn trong một công trình rất nhỏ, và ngược lại có thể rất nhỏ trong một công trình lớn…”

Đang tập tễnh bước thấp bước cao lên giảng đường, tôi nhận ra phía trước mình là một chiếc xe lăn. Những vòng quay nhẹ nhàng như lướt trong không khí. Cô bé dừng vòng quay, trước mặt cô là một bậc thềm khá cao. Bốn nam sinh khoẻ mạnh cật lực đưa chiếc xe lăn của cô lên bậc thềm. Và cô lặng lẽ ngồi cuối lớp học, nghe thầy giáo giảng bài. Tôi đứng lặng nhìn tất cả diễn ra, mà lòng không khỏi bùi ngùi.
Dẫu rằng cơn sốt bại liệt đã cướp đi đôi chân, nhưng tôi vẫn cố gắng hết mình để vượt qua những hạn chế của bản thân. Tôi tự tắm rửa, giặt giũ, tự leo cầu thang…Và mọi việc tôi đều làm được. Tôi hài lòng vì mình có thể hoà nhập vào thế giới của người bình thường. Tôi xây dựng cho mình một bức thành tự tin. Tự tin vì mình có thể làm được những gì người bình thường làm được.
Giờ đây, bức thành lòng tôi như sụp đổ. Tôi chỉ biết tìm cách cho mình thich ứng còn những bạn không may mắn hơn tôi thì sao? Họ thích ứng như thế nào đây?
Ngẫm kĩ mới thấy, tất cả là do những rào cản vô tình được xã hội dựng lên. Hãy xem ngôi trường của tôi, gần như nó được xây dựng cho người bình thường. Cầu thang, toilet, hành lang…tất cả đều là những vật đáng ngại. Tôi phải leo lên đến 3 lầu vào mỗi sáng thứ 2,3,4 hàng tuần để được học. Cũng may là còn thứ 5 và thứ 6 thì học ở dưới. Còn cô bé xe lăn kia thì một tuần chỉ cùng lằm là có hai ngày được học vì hầu hết học ở lầu 2.
Vậy đó, mình thích ứng thôi thì chưa đủ, vì cái quan trọng là mọi người cùng thích ứng, mọi rào cản dù là vô hình cũng không có. Mà rào cản nào là quan trọng nhất. Là ý thức con người…

Cảm ơn ba,
Lần về thăm nhà lần này có bao nhiêu điều mới. Không mới sao được khi một người đi xa đến 6 tháng mới quay về. Mới từ gốc cây, ngọn cỏ, mới cả con đường mà hàng ngày tôi đi học. Và mới nữa là ngôi nhà của tôi.
Ba tôi xây nhà mới sau bao năm làm lụng, dành dụm. Xây nhà là một trong ba việc lớn của một người nên ba tôi gọi tôi về để xem thành tựu ấy. Hôm trước khi về, ở một hội nghị về người khuyết tất, nói về việc hoà nhập cộng đồng, người chủ toạ có hỏi tôi rằng: “Liệu khi xây nhà, người làm cha, mẹ có nghĩ đến việc phải xây dựng tiện ích cho đứa con khuyết tật của mình hay không?” Tôi không trả lời.
Tôi về đến nhà thì trời đã tối. Dưới ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn huỳnh quang tôi thấy câu trả lời. Nhà tôi, bên cạnh các bậc tam cấp là một dốc thoai thoải xe lăn có thể đi được. Bên trong các phòng tắm, phòng vệ sinh đều được xây rộng ra. Tôi biết ba tôi đã xây một ngôi nhà dành cho cả tôi nữa. Tôi khóc. Những giọt nước mắt sung sướng và biết ơn.
Tôi trở lại thành phố sau kì nghỉ, trở về kí túc xá nơi tôi đã ở được gần một năm. Ở đó không có đường dốc nào dành cho tôi, chỉ có những bậc tam cấp, những cầu thang. Tại sao vậy? Bởi vì người xây không phải là ba tôi, người xây không có một người con, người cháu, người bạn nào khuyết tật…Tôi nói gì đây? Lại chỉ biết thầm cảm ơn ba đã cho tôi một nơi bình yên mà thôi.
Theo bandotiepcan.wordpress