Kienviet.net – Không phải lần đầu tiên Cầu Long Biên bị đưa ra làm vật tế thần cho các chủ trương làm mới hay hiện đại hóa giao thông của Thủ đô Hà Nội. Còn nhớ cách đây vài năm, rộ lên chuyện một nhà tài trợ giàu có là người Việt ở nước ngoài định bỏ ra khoản tiền lớn lên tới gần 5000 tỷ đồng để biến cây cầu lịch sử này thành nơi vui chơi giải trí cho người dân Thủ đô. Nhưng rồi có quá nhiều phản ứng từ xã hội, các nhà khoa học lịch sử, KTS và giới truyền thông, nên cái dự án thị trường hóa cầu Long Biên kia cũng rơi tõm vào im lặng. Và bây giờ, Bộ GTVT đưa ra 3 phương án (PA) vị trí cầu đường sắt sông Hồng có liên quan đến số phận cầu Long Biên. Trong đó PA1 sẽ xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại, di dời 9 nhịp cầu cũ về phía thượng lưu để “bảo tồn”. Khoan hãy nói về tính khả thi, tính kinh tế, tính an toàn hay tính hiện đại gì gì chăng nữa của 3 PA này, thì việc xâm phạm cầu Long Biên theo cách nào chăng nữa của Bộ GTVT đều xúc phạm đến một di sản kiến trúc cầu có giá trị bậc nhất của Hà Nội bắc qua 3 thế kỷ và có tuổi hơn 110 năm. Cầu Long Biên là tác phẩm kiến trúc cầu bằng thép độc đáo do Kỹ sư Gustave Eiffel tác giả của Tháp Eiffel-Paris nổi tiếng thế giới thiết kế. Cây cầu được xây dựng từ năm từ 1889 đến 1902, nối hai bờ sông Hồng với khu phố cổ Hà Nội. Cầu có hình dáng một con rồng đang uốn lượn dài tới 1.681m với 19 nhịp dầm thép. Có thể nói, cho đến thời điểm này, chưa có một cây cầu nào ở Việt Nam có lịch sử và vẻ đẹp độc đáo như cầu Long Biên. Với lịch sử văn hóa Hà Nội, cầu Long Biên là ký ức, là di sản văn hóa đặc biệt cần được ứng xử tôn trọng theo Luật Di sản (cho dù không hiểu vì lý do gì mà cho đến nay cầu Long Biên vẫn chưa được xếp hạng di tích?!). Dẫu cầu Long Biên giờ không còn đáp ứng được yêu cầu giao thông hiện đại nữa, nhưng không vì thế mà nó mất đi vị thế của một thiết chế văn hóa lịch sử, một di sản quý giá, điểm nhấn kiến trúc đặc biệt nối trung tâm TP với sông Hồng, cần được bảo vệ và bảo tồn trong sự phát triển. Cầu Long Biên gắn bó với lịch sử phát triển hào hùng của Thủ đô. Là nhân chứng của chiến tranh. Trong kháng chiến chống Mỹ, cầu đã bị đánh phá nhiều lần, đặc biệt là 4 trận ném bom có tính hủy diệt vào năm 1972. Nhưng với sự hy sinh bảo vệ quyết liệt của quân và dân Thủ đô, cây cầu vẫn kiên cường đứng vững soi bóng xuống sông Hồng, cho dù nhiều nhịp cầu, trụ cầu bị bom Mỹ phá hỏng.

Caubon
Giữ gìn và bảo vệ các di sản còn lại như cầu Long Biên là trách nhiệm của ngày hôm nay đối với các thế hệ mai sau

    Hà Nội đã bị mất khá nhiều di tích, di sản bởi chiến tranh, và cũng bởi con người trong quá trình tái thiết và phát triển. Vì thế, giữ gìn và bảo vệ các di sản còn lại như cầu Long Biên là trách nhiệm của ngày hôm nay đối với các thế hệ mai sau. Trong nền kinh tế thị trường, không thể vì lợi ích kinh tế, mà cho phép đánh đổi nhiều thứ, kể cả di sản văn hóa của dân tộc. Đã đến lúc chính quyền Hà Nội phải thể hiện thái độ trách nhiệm đối với cầu Long Biên trên tư cách là người quản lý đô thị, trong đó có các di tích, di sản văn hóa. Các Hội nghề nghiệp cần có tiếng nói phản biện kịp thời để tạo cộng hưởng đồng thuận trong dư luận để bảo vệ giá trị văn hóa lịch sử cầu Long Biên.

8-dia-diem-chup-anh-dep-o-Ha-Noi_14a

    Không khó để  tìm ra các giải pháp xây dựng cầu mới để không làm tổn hại đến di sản văn hóa lịch sử cầu Long Biên, và đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa giao thông trong sự phát triển chung của Thủ đô và đất nước, nếu Lãnh đạo Bộ GTVT và TP Hà Nội thật sự hiểu và quan tâm đến giá trị di sản văn hóa của cây cầu lịch sử này.

KTS Phạm Thanh Tùng

Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
36 head
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

58 head
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

317 head
Nhà thông minh của Honeywell lần đầu đến Việt Nam

Hệ thống hoạt động dựa trên web được điều chỉnh theo yêu cầu có khả năng kết nối được với Read more

363 head
Phỏng vấn Ken Yeang

CNN đã trao đổi với Ken Yeang, kiến trúc sư và cũng là nhà sinh thái học, nguyên lý thiết Read more

Đèn điểm – SCHOTT

Loại đèn này có một tính năng đặc biệt cho phép đèn diode (LED) có thể bố trí và phát Read more

Tác động của những hiển thị tổng hợp cỡ lớn đến Kiến Trúc và Đô Thị

Những phát triển trong công nghệ hiển thị và vật liệu xây dựng đang dẫn đến những hình thức kiến Read more